Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH" TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC..
"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Khám phá những điểm đến kỳ lạ nhất nước Mỹ Khám phá những điểm đến kỳ lạ nhất nước Mỹ
Vòng xoay lớn nhất thế giới có chu vi tới 3,4km Vòng xoay lớn nhất thế giới có chu vi tới 3,4km
Xem Tiếp...
DU LỊCH THANH HÓA - BIẾN SỎI ĐÁ THÀNH KIM CƯƠNG

 

DU LỊCH THANH HÓA-  BIẾN SỎI ĐÁ THÀNH KIM CƯƠNG… 

 

TS. Nguyễn Thu Hạnh
Chủ tịch Liên hiệp Khoa học Phát triển du lịch Bền vững ( STDe)

 

“Mọi sự việc trong đời, với con người cũng như đồ vật, nếu cho rằng mình là hòn đá xấu xí thì vĩnh viễn chỉ là một hòn đá xấu xí, nếu tin chắc mình là một hòn đá vô giá thì mình sẽ là đá quí vô giá …” (Ngạn ngữ Nhật)

 

Vùng đất “Chó ăn Đá, gà ăn Sỏi”

Dải đất miền Trung trước đây (từ Thanh Hóa đến Quảng Trị) thường được ví là vùng đất “Chó Ăn đá, gà ăn sỏi”, nhằm ám chỉ rằng, đây là một vùng đất nghèo đói, thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt.

Theo thói quen suy nghĩ đó, bao đời nay người dân Thanh Hóa và các Tỉnh miền Trung khác đều không coi đá là tài nguyên. Trong qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Thanh Hóa đến 2010 và điều chỉnh qui hoạch gần đây nhất đều đánh giá so với các địa phương khác, Thanh Hóa là nơi tập trung khá nhiều tài nguyên du lịch. Tài nguyên phong phú, đa dạng và nhiều thể loại:

- Có khá nhiều bãi tắm lớn (Bắc Sầm Sơn, Nam Sầm Sơn, Hải Hoà,…),

- Có nhiều di chỉ khảo cổ nổi tiếng đánh dấu sự phát triển của lịch sử loài người. (di chỉ văn hoá Đông Sơn, di chỉ văn hoá Đa Bút),

- Là vùng đất “địa linh, nhân kiệt”, đất phát tích của Nhà Lê, Nhà Hồ, Chúa Trịnh,… để lại nhiều dấu ấn lịch sử như: Lam Kinh, Thành Nhà Hồ,..

          - Là nơi còn giữ lại nhiều nét đặc trưng trong phong tục, tập quán của một số dân tộc ít người. Được mệnh danh là Thủ phủ của dân tộc Mường.

          - Là nơi tập trung nhiều lễ hội dân gian gắn với các truyền thuyết hay và độc đáo (truyền thuyết Mai An tiêm, Từ Thức gặp Tiên, Trạng Quỳnh,…)

          - Có nhiều nghề thủ công truyền thống: Nghề Đúc Đồng (Thiệu Hoá); Nghề chế tác đá ở Đông Sơn; Nghề gốm gia dụng Thiệu Khánh, Nghề dệt thổ Cẩm của dân tộc Mường,…

- Còn lưu giữ nhiều làn điệu dân ca, dân vũ truyền thống của các dân tộc Kinh, Mường, Thái, Hmông. Là xứ sở của những làn điệu dân ca tha thiết trữ tình như hò sông Mã, hát sẩm xoan, múa đèn Đông Anh (Đông Sơn), trò diễn Xuân Phả (Thọ Xuân), múa sạp, múa xoè (các dân tộc thiểu số)…

- Có tiềm năng du lịch sinh thái như : Rừng quốc gia Bến En, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

 

Trong toàn bộ các báo cáo này không có một lời đánh giá nào liên quan đến ĐÁ hoặc coi ĐÁ là tài nguyên du lịch.

 

Vai trò của Đá đối với sự phát triển của xã hội loài người:

Ai cũng biết ĐÁ là công cụ kiếm sống đầu tiên của lòai người từ thưở hồng hoang. Đá là vật làm ra lửa, là vũ khí để tự vệ và săn mồi, là nơi ẩn náu an toàn của con người. Đá gắn liền với tâm linh (biểu tượng tôn giáo). Đá là tác phẩm nghệ thuật tạo hình. Đá cũng đã trở thành các nhạc cụ dân tộc và trò chơi da dạng như: đàn Đá, trống Đá, cờ Đá,…

Với chất liệu phong phú, đa dạng, từ nhẵn bóng đến thô ráp xù xì hay góc cạnh. Kích thước từ nhỏ như một viên sỏi đến hoành tráng như một dãy núi và rất nhiều kiểu liên kết bố cục, tạo hình khác nhau, Đá đã tạo ra bao giá trị thẩm mỹ tinh thần khiến con nguời phải choáng ngợp.

Trên thế giới, việc khai thác Đá thành các biểu tượng trang trí tại các điểm không gian sinh họat cộng đồng hay các điểm tham quan du lịch đã được quan tâm chú trọng từ lâu. Tại Ấn Độ: Các quần thể đá điêu khắc với hàng trăm người nhảy múa, ca hát hồn thiên đã được người dân say sưa sáng tác trong nhiều năm và đã trở thành những điểm du lịch rất đông khách.

Ở Phương Tây: Đá được bố cục tạo hình rất nghệ thuật, giàu cảm xúc và mang tính biểu tượng cao.

Đối với các nước phương Đông như: Nhật Bản, Trung Quốc, Đá được coi là yếu tố vật chất đặc trưng cho vũ trụ, trời đất, cho triết lý cao siêu. Các vườn Đá Nhật Bản, Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm của rất đông khách du lịch trên thế giới.

 

Sản phẩm du lịch từ ĐÁ - Tại sao không?  

Cách đây 8 năm, qui hoạch chi tiết khu du lịch văn hóa núi Trường Lệ được phê duyệt đã đề xuất xây dựng một Vườn Đá huyền thọai nhằm khai thác vẻ đẹp tâm hồn của các khối Đá Granít phong hóa tại ngọn núi có nhiều truyền thuyết này. Truyền thuyết Đền Độc Cước, hòn Trống Mái, là những truyền thuyết nổi tiếng đã đi vào thơ ca.

 Vườn Đá bao gồm 12 vườn Đá chuyên đề bao quanh các khu vực có cảnh quan Đá đẹp và các di tích như: Đền Độc Cước, Đền Cô Tiên, Đền Tô Hiến Thành… với các chủ đề như:

1. Vườn “Thủy Cung” (Vườn “Đại Dương”): giới thiệu về huyền thoại Thần Độc Cước.

2. Vườn "Tiền Sử" (Vườn "Quá Khứ"): tái tạo lại không gian thời tiền sử với cuộc sống của con người trong hang động.

3. Vườn "Âm Nhạc": Du khách sẽ được thưởng thức những âm thanh đầy sự ngẫu hứng được phát ra từ những nhạc cụ bằng Đá như: đàn Đá, trống Đá, con lắc Đá...

4. Vườn "Mê Cung": Là một thạch đồ trận với những khối Đá lớn được xếp với một bố cục bí hiểm và chuyển hoá bất ngờ tạo cảm giác phiêu lưu , huyền bí cho những du khách chót lạc vào trong đó.

5. Vườn "Trí Tuệ": Là nơi du khách có thời gian suy ngẫm bên những quân cờ Đá, tạo ra sự an nhàn thư thái và cả mưu lược trí tuệ.

6. Vườn "Tình Yêu": Có khuôn viên bao quanh khu vực Hòn Trống Mái. thể hiện chủ đề tình yêu vĩnh cửu và ca ngợi sự thủy chung của con người.

 

7. Vườn "Sáng Tạo":Là khu vườn sáng tác dành cho những nghệ nhân đục đá và các nghệ sĩ điêu khắc. Du khách tới đây không những được xem  mà còn có thể tự tay tạo nên những tác phẩm của riêng mình làm kỷ niệm tại một khu trưng bày ngoài trời. 

 

8. Vườn "Đàm Đạo" (Vườn "Triết Lý"): Với bố cục Đá mang tính triết lý không gian độc lập tĩnh tại rất thích hợp với việc hình thành một khu "Trà đạo" theo kiểu Nhật Bản.

9. Vườn "Tâm Linh": là một quần thể 13 cột Đá tượng trưng cho 13 ngọn núi của Trường Lệ, còn có ý nghĩa Thạch trụ kình thiên (cột đá chống trời), có ý thách thức tự nhiên, biểu dương sức  mạnh hợp quần. Không gian này cũng có tính chất như một "Đàn tế trời", nơi con người thắp hương cầu cho mưa thuận, gió hoà, làm ăn thuận lợi,...

10. Vườn "Mộng Ảo": Với các biệt thự bằng Đá có hình thức và cách bài trí nội thất giống như những lâu đài cổ xưa trong chuyện cổ tích,

11. Vườn "Mơ Ước": Là khu vực có nhiều mỏm Đá nhô ra biển tạo ra những khung cảnh rất siêu thực. Khu vườn này tạo cho du khách nhiều khát vọng hướng về tương lai.

12. Vườn "Hoàng Hôn": Là điểm kết thúc của chuyến du hành thăm các Vườn Đá. Cũng là lúc chiều buông xuống, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng cảnh hoàng hôn thơ mộng trên Công viên Đá .

 

ĐÁ sẽ biến thành KIM CƯƠNG

Công viên ĐÁ là ý tưởng độc đáo và sáng tạo so với thời bấy giờ và đồ án qui hoạch này đã được trao giải thuởng kiến trúc quốc gia 2004. Tuy nhiên, sau gần 10 năm, ý tưởng này hiện vẫn nằm nguyên trên giấy.

Chúng ta đều biết, nhiều di vật thời kỳ đồ Đá đánh dấu sự phát triển quan trọng của lịch sử lòai người đã được phát hiện ở di chỉ Đa Bút ( Thanh Hóa). Gần đây nhất, Unesco công nhận di sản văn hóa thế giới thành Nhà Hồ là kiệt tác độc đáo được xây dựng bằng Đá. Nhưng cho đến nay, ĐÁ vẫn chưa được coi là “ Vật Linh” của Thanh Hóa.

 

Vì sao vậy?

Vì Đá vẫn chỉ là đá, hay vì con người không bao giờ chịu thay đổi cách nhìn về Đá? Hy vọng sau hội thảo này ĐÁ sẽ biến thành KIM CƯƠNG và du lịch Thanh Hóa sẽ có những bước đi đột phá vào tương lai.

Chúc hội thảo thành công tốt đẹp !

                                                                             Hà Nội ngày 25/9/2012

(Tham luận trong hội thảo: “Du lịch Thanh Hóa trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam” tổ chức ngày 20-30/11/2012 tại T.P Thanh Hóa)

 

Một số hình ảnh minh họa:

Các công viên đá trên thế giới:


 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: