Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH" TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC..
"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Những điều kỳ quặc nhiều người không biết chỉ có thể làm ở Thụy Sĩ Những điều kỳ quặc nhiều người không biết chỉ có thể làm ở Thụy Sĩ
Thành phố cô đơn nhất Trung Quốc sở hữu vô vàn cảnh đẹp say đắm lòng người Thành phố cô đơn nhất Trung Quốc sở hữu vô vàn cảnh đẹp say đắm lòng..
Xem Tiếp...
Phát triển sản phẩm du lịch từ “Mưa Huế"
TS. KTS. Nguyễn Thu Hạnh
Chủ tịch Liên hiệp Khoa học Phát triển Du lịch Bền vững.
(Kỷ yếu Hội thảo giới thiệu Dự án "Phát triển sản phẩm du lịch từ mưa, bão, lụt ... tại miền Trung Việt Nam)



Đặc điểm của Mưa Huế và những tác động của nó đến họat động du lịch.
Điều kiện tự nhiên bất lợi luôn luôn là nỗi “ám ảnh” đối với bất kỳ điểm du lịch nào ở Việt nam. Với Huế, mưa Huế với những cơn mưa triền miên như một phần không thể thiếu trong bức tranh trầm mặc, hũai cổ của cố đô.
                 “Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
          Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên” (Nước non ngàn dặm – Tố Hữu)

Đối với xứ Huế, « Mưa» đó trở thành một nột văn hóa và là nguồn cảm hứng vô tận của rất nhiều thi nhân, thi ca. Kéo dài suốt từ tháng 9 âm lịch cho đến Tết, mưa Huế dai dẳng rả rích, dìu dịu, lâm thâm  trùm lên cả mùa thu và mùa đông của xứ sở này.

Với cách nhìn thông thường, «Mưa» Huế là một hiện tượng thiên nhiên rất bất lợi cho việc tổ chức các họat động du lịch. Vào mùa mưa- lụt, các hoạt động du lịch tại Huế hầu như bị ngừng trệ vì vậy mà số lượng khách đến Huế cũng bị suy giảm nghiêm trọng, gây thất thu nhiều cho du lịch Huế.

Liệu có cách nào để cải thiện tình hình này không?

Hãy nhìn mưa Huế dưới những khía cạnh khác, ta sẽ thấy rất nhiều giá trị tiềm ẩn từ «Mưa» mà từ trước đến nay chúng ta vẫn còn chưa khai thác. Ví dụ:
- «Mưa» có giá trị lãng mạn đối với những người làm nghệ thụật, tạo ra những cảm xúc khác lạ. Thơ ca, âm nhạc , tranh, ảnh,... về «Mưa» rất nhiều.
- «Mưa» kích thích đời sống nội tâm của con người ( hòai niệm, chiêm nghiệm, triết lý.)
- «Mưa» làm cho cảnh quan của cố đô Huế mang một sắc thái khác lạ. Trở nên thâm trầm và hòai cổ hơn.
- Âm thanh của «Mưa» rất phong phú và sinh động, giống như những bản nhạc của thiên nhiên. Mưa Huế là một cách chơi đàn của trời (thiên vũ cầm), phép cộng của những sự va đập tinh tế và vô thường.
- Do trong những ngày mưa, các họat động bên ngoài bị ngừng trệ, "Mưa" giúp cho các họat động giải trí trong nhà phát triển, tạo điều kiện cho khách du lịch giao lưu, chia sẻ và gần gũi nhau hơn.
- «Mưa» nhỏ thích hợp với nhu cầu tĩnh tâm, Thiền định, và thưởng thức âm nhạc, thơ ca, trà, càfe.
- «Mưa» to thích hợp với một số lọai hình vui chơi giải trí như: tắm mưa, lội mưa, nghe mưa.
  ý tưởng khai thác « Mưa» Huế thành sản phẩm du lịch.

Trên cơ sở phân tích nhiều khía cạnh thuận lợi từ « Mưa» Huế, tác giả xin đề xuất ra một số ý tưởng về hệ thống sản phẩm du lịch có thể khai thác từ giá trị của « Mưa Huế»:
- Cần tổ chức các tuyến, điểm du lịch tham quan phù hợp với việc thưởng thức cảnh quan cố đô Huế trong những ngày mưa. Các tuyến đi dạo dọc theo sông Hương với nhiều điểm ngắm mưa lý tưởng như: đồi Vọng Cảnh, Lầu Ngũ Phụng Ngọ Môn, đỉnh cao 100 mét Ngự Bình, tầng bốn khách sạn Hương Giang vọng về Ngã Ba Sình, .... cần qui họach và thiết kế thêm các điểm dừng trú mưa trên các tuyến đường dạo với phong cách kiến trúc hấp dẫn, phự hợp với cảnh quan của thành phố di sản.
- Cần qui họach và thiết kế hệ thống khách sạn và quán cafe mang chủ đề về « Mưa»: Các không gian để ngắm mưa, nghe mưa và thưởng thức nhiều giá trị tinh tế khác của mưa cần phải là chủ đề trong việc thiết kế nội, ngọai thất của của khách sạn và quán càfe theo phong cách lãng mạn ở Huế. Cũng có thể cải tạo một số khách sạn ven sông Hương theo chiều hướng thích hợp với phong cách Mưa Huế. 
- Cần phát triển mạnh các lọai hình vui chơi giải trí trong nhà: như biểu diễn thơ ca, âm nhạc, triển lãm, giao lưu chia sẻ văn hóa thông qua các lớp dạy nấu ăn, dạy vẽ tranh,...
- Khai thác hệ thống chùa chiền và nhà vườn ở Huế để trở thành các không gian lý tưởng cho các du khách có nhu cầu tĩnh tâm, thiền định trong những ngày mưa.
- Cần tổ chức hệ thống nhà hàng phục vụ các món ăn phù hợp với ngày mưa. Mưa sẽ giúp cho khách du lịch có thêm thời gian để thưởng thức sự tinh tế của các món ăn cầu kỳ ở Huế. 
- Cần thiết kế tạo dáng đa dạng và hấp dẫn cho các lọai hàng hóa và đồ lưu niệm mang đặc thù Mưa Huế như: nón, ô, áo mưa, ...
- Cần thiết kế tạo dáng cho các phương tiện vận chuyển khách du lịch mang đặc thù của Mưa Huế: xích lô, thuyền Rồng,...





Kiến nghị với chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế
Để các sản phẩm dịch vụ du lịch từ « Mưa » trên được xâu chuỗi bài bản thành một hệ thống sản phẩm du đặc sắc, hấp dẫn và có chất lượng cạnh tranh cao, Ủy ban Nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế cần nhanh chóng xây dựng một đề án nghiên cứu tổng thể để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù này, tránh tình trạng phát triển manh mún, không hiệu quả do thiếu tri thức, thiếu tầm nhìn và thiếu sự phối hợp liên kết đồng bộ giữa các doanh nghiệp, nhà quản lý và cộng đồng dân cư.
 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: