Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

“Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững “Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững
Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học liên ngành". Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học..
"Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành "Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế
Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland
Xem Tiếp...
Đặc sản mưa Huế vào tour?

Không thiếu ý tưởng

 
Với mưa Huế, đã có quá nhiều lời bàn. Riêng tại Hội thảo “Xây dựng thương hiệu du lịch Huế” cách đây hơn nửa năm, không dưới 1/3 thời lượng đã dành để bàn đến mưa Huế, với cả phần ưu lẫn phần nhược.
 
Đành rằng, hơn 700 năm hình thành và phát triển, mưa đã trở thành một thuộc tính cố hữu của Huế, “đóng đinh” trong gia sản thơ, ca, nhạc, họa, góp phần làm nên diện mạo, bản sắc văn hóa của một vùng đất. Mới đây nhất là một cuộc triển lãm mỹ thuật tại TP Hồ Chí Minh với tên gọi Màu mưa Huế của ba họa sĩ đến từ Huế: Phan Thanh Bình, Đặng Mậu Tựu, Lê Nhường với những trải nghiệm từ mưa Huế.
 
Tuy nhiên, với những cơn mưa dầm dề, dai dẳng kéo dài ngày này qua ngày khác, mưa lại là một lực cản lớn đối với du lịch. Đến mức, câu hỏi: Làm gì để sống chung với mưa từ lâu trở thành thực tiễn bức bách đặt ra cho Huế, đặc biệt với ngành kinh tế mũi nhọn du lịch khi những tháng cao điểm du lịch quốc tế tại Huế lại rớt đúng vào mùa mưa lũ.
 

Du khách ưa thích dịch vụ chèo thuyền ngắm lũ ở Huế. Ảnh: Thu Thủy

 
Từ thực tiễn bức bách, lần đầu tiên, trong khuôn khổ Năm Du lịch Quốc gia 2012, Ban tổ chức mạnh dạn đưa chương trình “Khai thác sản phẩm du lịch trong mưa” vào kế hoạch.
 
Trong vai trò quản lý, ông Phan Tiến Dũng, TUV-Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, ý tưởng hình thành các sản phẩm du lịch trong mưa ở Huế là không thiếu. Trước hết, có thể đưa vào bản đồ du lịch những chỉ dẫn các vị trí lý tưởng để chụp ảnh và ngắm mưa, như Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu và ở một vài vị trí độ cao ở Đại Nội. “Ngay với Lầu Tứ Phương Vô Sự, nếu có phương án tổ chức tốt, có thể làm nơi trú chân cho khách để ngắm mưa và nghe một vài bài ca Huế thì rất ý vị”-Ông Dũng phác thảo. Hay với địa điểm khác ở gần Đại Nội như Tỳ Bà Trang- “đại bản doanh” của nhạc sư Nguyễn Hữu Ba, nếu làm tốt công tác xã hội hóa, cũng có thể tạo thành điểm trú mưa, tham quan tìm hiểu âm nhạc truyền thống Huế và thưởng thức âm nhạc.
 
Với lợi thế hiện có, theo ông Dũng, cũng có thể xây dựng chuỗi sản phẩm du lịch trong mưa với nhiều hoạt động bổ trợ như các dịch vụ vui chơi giải trí; thưởng thức các giá trị nghệ thuật của mưa Huế bao gồm xem nhạc nước, múa rối nước, nghe thơ và vẽ tranh, chụp ảnh trong mưa; Triển lãm các bộ ảnh về mưa và giới thiệu một số hàng hóa lưu niệm mang chủ đề mưa, kể cả trình diễn những bộ áo đi mưa, ô, nón đi mưa…
 

Huế mơ màng trong mưa. Ảnh: Thu Thủy

 
Riêng mảng ẩm thực mang chủ đề mưa Huế, nhiều ý kiến cho rằng, đây là tiềm năng phong phú ở Huế. Chỉ riêng tập tính của người Huế về ẩm thực, như ăn món gì, uống nước gì để giữ ấm, chống lại mưa lạnh đã là một chủ đề dồi dào để hình thành các sản phẩm độc đáo.
 
Và một mảng dịch vụ không thể thiếu là phương tiện vận chuyển trong mưa. Thực tế cho thấy, trong các cơn lũ ở Huế, không ít du khách tỏ ra thích thú với cảnh lụt. Họ sẵn sàng lội nước hay lên các con đò của người dân để vãn cảnh thành phố khi ngập lụt. Để bảo đảm đi lại cho du khách trong mưa, phương án thiết kế những chiếc xích lô, xe đạp và cả những chiếc thuyền trên sông Hương như thế nào để vừa tiện dụng, vừa thẩm mỹ và thích ứng với những ngày mưa cũng đang được đặt ra.
 

Khách du lịch tham quan Điện Thái Hòa trong mùa lụt

 
Cân nhắc sản phẩm
 
Đúng như nhận định của ông Phan Tiến Dũng, việc hình thành những sản phẩm du lịch trong mưa ở Huế là không thiếu về ý tưởng. Tuy nhiên, việc chọn, ưu tiên xây dựng những sản phẩm cụ thể gì để có tính thiết thực, hiệu quả và có tính bền vững lại là chuyện không dễ.
 
Một trong những cái khó lớn nhất là sự phụ thuộc vào thời tiết. Vì “Nắng mưa là chuyện của trời” nên không thể loại trừ khả năng, mọi sự đã chuẩn bị nhưng trời thì lại không mưa.
 
Theo kế hoạch, chương trình khai thác sản phẩm du lịch trong mưa được tổ chức vào thời điểm tháng 10-2012. Tuy nhiên, ngoài ý tưởng, theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, để biến mưa Huế, từ một trở ngại, thành lợi thế du lịch là việc không dễ. Hiện, sở đang phối hợp với Tổng cục Du lịch, Liên hiệp Khoa học phát triển du lịch bền vững Việt Nam (STDe) bàn, cân nhắc những sản phẩm cụ thể. Được biết STDe là một đơn vị đang có nhiều tâm huyết với đề tài du lịch mưa, từng xây dựng các đề tài và tổ chức các hội thảo về du lịch mưa ở các tỉnh miền Trung.
 

Mưa Huế "nồng nàn" hơn với du khách.

 
Điều đáng mừng, theo ông Dũng là khi chương trình khai thác sản phẩm du lịch trong mưa đặt ra, đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các hãng lữ hành. Một vài công ty cũng đang đặt vấn đề đăng ký thiết kế, quảng bá một số dụng cụ như đèn đi mưa, phương tiện vận chuyển trong mưa…
 
Có vẻ như, định hướng khai thác sản phẩm du lịch trong mưa của Năm Du lịch Quốc gia 2012 đã bắt được đúng mạch cuộc sống. Vấn đề còn lại là về lâu dài, cần có những chính sách, cơ chế như thế nào để thu hút sự hưởng ứng, tham gia của người dân, sự vào cuộc của chính các doanh nghiệp du lịch, để có thể hình thành những tour du lịch mưa độc đáo của Huế, góp phần hạn chế những khó khăn của ngành “công nghiệp không khói” trong những lúc thời tiết không thuận lợi.
 

Kim Oanh

 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: