Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH" TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC..
"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Hòn đảo tặng dê miễn phí cho bất kỳ du khách nào bắt được Hòn đảo tặng dê miễn phí cho bất kỳ du khách nào bắt được
Lạ lùng chuyến bay hành khách không biết nơi đến Lạ lùng chuyến bay hành khách không biết nơi đến
Xem Tiếp...

Bài viết thứ 1:

Trong hầu hết các truyện, Sherlock Holmes đã tiếp các thân chủ tại nhà và đây là địa điểm để cảnh sát Scotland Yard tìm đến cầu cứu khi bó tay trước một vụ án kỳ quặc nào đó.

Tuy truyện ngắn đầu tiên được Sir Arthur Conan Doyle trình làng vào năm 1887, đến nay nghe đồn vẫn còn rất nhiều khách du lịch nước ngoài mỗi khi đến Luân Đôn đều “ngây thơ” tìm đến địa chỉ này hòng gặp mặt vị thám tử danh tiếng. Và, tôi là một trong những du khách ngây thơ đó.

Mới bảy giờ rưỡi sáng (theo giờ giấc sinh hoạt ở Luân Đôn là sớm lắm), tôi đã hăm hở tìm đến phố Baker và có mặt trước con số 221b. Buồn cười làm sao, trước tôi đã có một hàng người, toàn dân da trắng mắt xanh cũng đang bồn chồn chực chờ đến giờ được vào diện kiến Sherlock Holmes. Hẳn họ cũng mang nhiều tâm trạng vì vướng víu vào một vụ án mạng kỳ bí nào đó? Trước cửa nhà, trên bức tường gạch có treo tấm bảng tròn màu xanh “221b, Sherlock Holmes, thám tử, 1881-1908”. Vậy là thôi rồi, năm nay đã 2007, làm sao còn gặp được nhà thám tử mà xin tham vấn?

Thật ra dù ngây thơ đến đâu, khi đứng trước ngôi nhà 221b phố Baker, ai cũng thấy đây là một địa chỉ giả, số nhà thật của nó phải là 239. Điều thú vị hơn là vào thời sáng tác ra loạt truyện về Sherlock Holmes, tác giả Conan Doyle đã hoàn toàn bịa ra địa chỉ này vì vào thời đó, con phố Baker chỉ có đến… một trăm nóc nhà. Phố Baker trong các phim truyền hình làm về Sherlock Homes trông âm u, nhỏ hẹp và kỳ bí rất trinh thám.

Trong thực tế, tôi đang đứng trên phố Baker rộng rãi, sáng sủa và rất tấp nập. Vào những năm 1930, phố Baker được mở rộng và nối dài ra, dãy nhà từ số 219 đến 229 được sở hữu bởi công ty Abbey National. Và nói không ngoa, quả trên đời này có rất nhiều người ngây thơ thứ thiệt, hàng đống thư hâm mộ và cả thư xin “gỡ rối tơ lòng” từ nhiều nơi trên thế giới hàng năm cứ gởi tấp nập đến cho Sherlock Holmes làm công ty Abbey National nhận mệt xỉu.

Điều đáng nói tiếp theo là Abbey National cũng “chịu chơi” cho treo tấm hình của Sherlock Holmes và Watson lên làm bộ như hai người này hiện đã dọn nhà đến số 221b thật. Năm 1999, công ty này tài trợ cho dựng bức tượng bằng đồng của Sherlock Holmes theo sự mô tả của Conan Doyle. Bức tượng hiện đứng ở phố Baker, ngay trước chỗ xuống hầm xe điện ngầm phố Baker.

Ngôi nhà 221b ngày nay được chia làm hai bên, một bên được xem như là nhà thật của Sherlock Holmes, bên kia là bảo tàng về Sherlock Holmes. Căn nhà này được trang trí trông giống như kiến trúc nhà ở Luân Đôn vào những năm 1815, theo sự mô tả trong loạt truyện trinh thám. Bảo tàng được mở cửa đón du khách từ năm 1990 và hàng ngày đều có rất nhiều “thân chủ” tìm đến với nguyên vẹn cảm giác tò mò và hồi hộp. Bên trong bảo tàng là bức tượng bằng sáp của Sherlock Holmes, những vật dụng và các bức tranh mô tả lại những sự kiện đáng ghi nhớ trong cuộc đời vị thám tử.

Tất cả những điều này, dĩ nhiên, đều được làm bịa ra dựa vào 56 truyện ngắn và bốn tiểu thuyết nổi tiếng của Conan Doyle về Sherlock Holmes. Ngoài ra còn các bộ sưu tập về sách Sherlock Holmes được xuất bản từ nhiều thời kỳ.

Dù biết Sherlock Holmes chỉ là một nhân vật hoàn toàn trong trí tưởng tượng của Conan Doyle và căn nhà số 221b phố Baker cũng là sản phẩm một trăm phần trăm giả tạo, du khách khắp nơi trên thế giới nói chung và bản thân tôi nói riêng đều có lý do để tìm đến với căn nhà này. Chúng tôi không ngây thơ, cũng không ảo tưởng được diện kiến vị thám tử đại tài, thậm chí ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học trong việc truy tìm thủ phạm, các phương pháp thủ công và cách suy luận theo lô-gic của Sherlock Holmes đã thật sự lỗi thời.

Riêng tôi khi đến 221b phố Baker, tôi muốn tận mắt chứng kiến một nhân vật trong truyện đã được yêu mến ra sao, đã sống qua bao năm tháng cùng thời gian bất tận, đã làm hết thế hệ này đến thế hệ kia say mê như thế nào. Bức tượng bằng đồng sừng sững của Sherlock Holmes trên phố Baker càng làm người ta tin rằng vị thám tử này vốn đã thật sự hiện hữu trên trần gian. Cảm ơn Sir Conan Doyle đã cho chúng ta một con người tài đức vẹn toàn bước ra từ những trang sách vô cùng sống động.



Bài viết thứ 2:
Đời thường của các nhân vật nổi tiếng bao giờ cũng gây tò mò với công chúng.
Lập bảo tàng về một sự kiện đã xảy ra, về một nhân vật đã từng sống... là điều bình thường. Nhưng bảo tàng về một nhân vật trong tưởng tượng, chỉ sống trong truyện lại khác! Nắm bắt tâm lý này, người Anh đã biến "ngôi nhà của Sherlock Homes" nổi tiếng thành bảo tàng để đón khách tham quan, lập nên một tiền lệ chưa từng có về bảo tàng của một nhân vật không có thật.


Từ lâu người Anh đã coi Sherlock Holmes - nhân vật hư cấu trong tập truyện trinh thám của nhà văn Arthur Conan Doyle - như một người có thật và năm 1990 tại số nhà 2216, phố Baker ở thủ đô London, viện Bảo tàng Sherlock Holmes đã ra đời theo nguyên mẫu ngôi nhà trọ của Sherlock Holmes trong truyện. Ngay trước lối vào tòa nhà có một bức tượng bằng đồng của Sherlock Holmes. Còn tại tiền sảnh là tấm bia ghi rõ: Thám tử Sherlock Holmes và bác sĩ Watson - cộng sự của ông đã sống tại đây từ năm 1881 đến 1904.

Rời khỏi bến tàu điện ngầm Baker Street, rẽ phải khoảng chừng 5 phút đi bộ, tôi đặt chân đến cửa ngôi nhà này, một viên cảnh sát với sắc phục của thời xưa thông báo rằng ngài Sherlock Holmes hiện không có nhà rồi giao cho các thiếu nữ bận những bộ váy áo thời Victoria tiếp đón khách.Trước số nhà 221B với biển hiệu “Công ty thám tử của Sherlock Holmes”, du khách vẫn xếp hàng rồng rắn ghé thăm ông với cảm giác như Sherlock Holmes và bác sĩ Watson là người thật, rằng ngôi nhà của ông vẫn được bảo tồn sau cả thế kỷ, từ thời Victoria (1837-1901).

Sau khi mua tấm vé (cũng được thiết kế theo phong cách cổ) với giá 5 bảng, tôi bắt đầu cuộc thăm viếng nơi ở của Sherlock Holmes. Đó là căn hộ nhỏ gồm hai phòng ngủ và một phòng khách được thiết kế giống y hệt Arthur Conan Doyle đã mô tả trong sách.

Tham nha Sherlock HomesTrong phòng cũng có 17 chiếc ghế, có góc để làm các phản ứng hóa học với chiếc bàn bị hóa chất ăn mòn, những cuốn sách tra cứu... Nếu quan sát kỹ, người xem còn phát hiện ra chiếc giày Ba Tư nhét đầy thuốc lá và cây vĩ cầm quen thuộc của Sherlock Holmes.

Khách tham quan được tự do chơi vĩ cầm, ngồi vào chiếc ghế bành của Sherlock Holmes hay trao đổi với thông tín viên của ông. Có một điều đáng ngạc nhiên nữa là đến nay vẫn có những lá thư từ nhiều nước gửi đến địa chỉ ngôi nhà này đề nghị Sherlock Holmes tìm kiếm một đồ vật bị thất lạc hay làm sáng tỏ một vụ việc nào đó.Nhưng các bưu tá địa phương cũng như những người quản lý bảo tàng không hề bối rối trước điều này. Thậm chí, ban quản lý bảo tàng còn nghĩ ra những mẫu hồi âm thích hợp cho các bức thư đó.

Vào nhà, bước lên cầu thang là gặp ngay... bác sĩ Watson. Ông già bụng bự (không giống như trong truyện lắm), da trắng hồng hào, mặc bộ đồ màu trắng, khuôn mặt phúc hậu, lúc nào cũng ở đó. “Ô, xin chào” - bác sĩ tỏ ra nhanh nhảu và hiếu khách. “Thám tử đâu rồi, thưa bác sĩ?” - một vị khách nữ lên tiếng. “À, ông ấy đi vắng. Tí nữa ông ấy mới về!”. “Đây nhé - ông tiếp lời - Dụng cụ hành nghề thám tử của Sherlock Holmes đây”. Ánh mắt các vị khách nhìn theo, những kính lúp, mũ bêrê, chiếc tẩu, sổ ghi chép, bút... “Đây là phòng của thám tử Sherlock Holmes, đây là dụng cụ hành nghề của ông, đây là chiếc bàn ông ngồi, đây là chiếc mũ ông đội, đây là cây đàn ông hay chơi nhạc khi căng thẳng, đây là bàn ăn của ông, chén đĩa đủ cả...”. Và cả cuộc sống riêng tư của ông như chiếc giường ông ngủ...


Nổi tiếng nhờ trí thông minh, khả năng suy luận logic và quan sát tinh tường trong khi phá những vụ án mà cảnh sát phải bó tay, Sherlock Holmes được xem như nhân vật thám tử hư cấu nổi tiếng nhất trong lịch sử văn học và là một trong những nhân vật văn học được biết đến nhiều nhất trên thế giới. Tôi đã từng quên ăn quên ngủ để say mê với  từng vụ án của Shelock Homes từ khi còn rất nhỏ. Tôi không nhớ mình đã đọc đi đọc lại bao nhiêu lần những  trang sách đó, chỉ biết rằng, khi những cuốn sách hồi nhỏ trở nên nhầu nhĩ vì sử dụng nhiều lần, đến khi lớn lên, tôi đã mua trọn bộ bìa cứng và để ngay ngắn trên giá sách của mình như một món quà cho những đứa con tôi, hy vọng niềm đam mê vị thám tử huyền thoại vẫn còn đối với những độc giả trẻ của thế kỷ 21 - hãy để sự lãng mạn bay bổng!

(Nguyễn Phương Yến STDe  sưu tầm)
 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: