Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH" TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC..
"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
Xem Tiếp...

Tin du lịch

12 địa điểm đáng sợ nhất ở châu Âu 12 địa điểm đáng sợ nhất ở châu Âu
10 cổ trấn đẹp nhất Trung Quốc, bạn biết bao nhiêu nơi? 10 cổ trấn đẹp nhất Trung Quốc, bạn biết bao nhiêu nơi?
Xem Tiếp...
ĐỔI MỚI/SÁNG TẠO: TRƯỚC HẾT LÀ ĐỔI MỚI CHÍNH MÌNH
05-04-2011
Đinh Thế Phong (tiasang.com.vn)

Gian hàng của TOSY tại Hội chợ đồ chơi
quốc tế Mỹ
Đổi Mới - Sáng Tạo (ĐM-ST) để tìm ra các mô hình kinh doanh mới, nguồn lực mới, thị trường mới. Để ĐM-ST, cần tư duy mới, luôn dựa trên Thay-Đổi (Change) để ứng với vạn biến bên ngoài. Nói cách khác, trước hết là đổi mới chính mình.

ĐM-ST tập trung chủ yếu vào hai lĩnh vực: công nghệ và kinh doanh. Đầu tiên là xoá bỏ cơ chế cứng nhắc, mang nặng tính hàn lâm, lập cơ chế mới dựa vào thị trường, doanh nghiệp. Ngoài công nghệ hữu hình mới, điều quan trọng là tái chế tạo các quá trình hoạt động (re-engineering), gắn các ngành, nền kinh tế mang tính quốc gia vào các chuỗi cung ứng, nền kinh tế thế giới. ĐM-ST để tìm ra các mô hình kinh doanh mới, nguồn lực mới, thị trường mới. Để ĐM-ST, cần tư duy mới, luôn dựa trên Thay-Đổi (Change) để ứng với vạn biến bên ngoài. Nói cách khác, trước hết là đổi mới chính mình.

Hai cách tiến hành Đổi Mới - Sáng Tạo


Cách một là: Nhà nước thiết kế, phát động, hay “từ trên xuống” (top-down). Tức là, Nhà nước lập ra một tổ chức, một hệ thống (thường gọi là Quốc Gia canh tân hệ, national innovation system-NIS) để thiết kế, triển khai chương trình canh tân. Cách này mang tính chủ động, tích cực, thể hiện rõ trách nhiệm, tính cam kết, tầm nhìn của quốc gia. Đại hội Đảng Trung Quốc năm 2007 tuyên bố: “Trung Quốc sẽ phát triển dựa trên khoa học”. Bị đe dọa các nước khác qua mặt, thông điệp liên bang của Tổng thống Mỹ Obama ngày 25-1-2011 kêu gọi “thế giới đã thay đổi, nước Mỹ phải thay đổi”. Trong đó, ông chủ yếu hối thúc nước Mỹ ĐM-ST.

Cách tiếp cận top-down có hiệu quả cao hơn vì được lồng ghép hợp lý khoa học-công nghệ-đổi mới (ví dụ các phác đồ công nghệ, technology mapping) với mục tiêu kinh tế-xã hội; Và, cái chính là: tạo ra được “cơn bão” của không chỉ Tri-Thức mà Tâm-Huyết, một phong trào của cả dân tộc và hiệu ứng cộng năng (synergy effect) giữa các lĩnh vực.

Cách tiếp cận top-down có hiệu quả cao hơn vì được lồng ghép hợp lý khoa học-công nghệ-đổi mới (ví dụ các phác đồ công nghệ, technology mapping) với mục tiêu kinh tế-xã hội; Và, cái chính là: tạo ra được “cơn bão” của không chỉ Tri-Thức mà Tâm-Huyết, một phong trào của cả dân tộc và hiệu ứng cộng năng (synergy effect) giữa các lĩnh vực.
Chỉ cách này mới đem lại những tái cấu trúc lớn cho nền kinh tế quốc dân, như việc đảo ngược tỷ lệ lĩnh vực nông nghiệp-phi nông nghiệp (chủ yếu là công nghiệp-dịch vụ), ví dụ từ 70%-30% thành 30%-70%, để chuyển người làm nghề nông sang những chuỗi giá trị cao hơn với giá trị gia tăng lớn hơn.

Cách hai là tự các cá nhân trong xã hội thấy có lợi cho mình thì làm. Đây cũng không nhất thiết là “từ dưới lên” (bottom-up) vì chưa chắc việc các cá nhân làm ở dưới đã “lan tỏa” được lên trên!

Cách này bắt đầu từ các cá nhân trong xã hội. Khi họ có kỹ năng, trình độ, họ sẽ nắm bắt cơ hội để làm giàu cho chính họ. Theo cách này, các tổ chức ĐM-ST có thể đào tạo, huấn luyện về công nghệ, kinh doanh (đặc biệt về các mô hình kinh doanh-công nghệ trong bối cảnh mới), về tư duy, cách nhìn và cả những quan điểm mới. Qua đó, mọi người nhận biết cơ hội mới, quét hết các tình huống, giải pháp có thể được. Việc tự tạo ra máy cắt cỏ, xay sát gạo, máy làm đất, máy bay trực thăng của các anh “hai lúa” hay các cải tiến do người lao động tự làm là biểu hiện đặc trưng ở cách tiếp cận thứ hai này.

Vốn xã hội thế nào thì ĐM/ST thế nấy

ĐM-ST nảy mầm từ nền tảng xã hội. Ta không thể tạo ra, thậm chí sử dụng một cách bền vững, công nghệ của người khác (hiện đại hơn với nền văn minh của ta). Bài học rút ra là: việc tạo ra, hay sử dụng hiệu quả, công nghệ mới phải làm đồng bộ với việc tạo dựng ở ta một nền tảng xã hội thích hợp.

Việc tạo ra, hay sử dụng hiệu quả, công nghệ mới phải làm đồng bộ với việc tạo dựng ở ta một nền tảng xã hội thích hợp.
Các quốc gia có mức độ Thịnh Vượng (Wealth of the Nation) khác nhau. Khi một người Mexico nhập cư vào Mỹ thì năng suất lao động của anh ta sẽ tăng lên năm lần so với khi ở Mexico. Vì sao vậy? Đơn giản vì khi thành người Mỹ, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, anh ta được thụ hưởng một tài sản vô hình là 418.000 USD; trong khi đối với người Mexico, tài sản này chỉ là 34.000 USD mà thôi! Sự thịnh vượng Quốc gia phụ thuộc ít vào các yếu tố hữu hình (tangible) như máy móc, công nghệ, tài nguyên, mà chủ yếu vào yếu tố vô hình (intangible) như lòng tin của con người trong xã hội, nền pháp chế hữu hiệu, quyền sở hữu trí tuệ minh bạch và năng lực của Chính phủ. Nguồn vốn vô hình này làm tăng năng suất lao động của người lao động. Như vậy, vốn con người (human capital) và giá trị của các thể chế (Nhà nước pháp quyền) tạo ra phần lớn sự thịnh vượng của quốc gia.

Công nghệ nhập khẩu mà không dựa trên một nền tảng xã hội tương thích thì không thể bền vững. Gần đây, khi gặp khó khăn vì các khu công nghệ cao không hiệu quả, các nhà hoạch định ĐM-ST của Trung Quốc ngộ ra rằng: họ phải có những “Einstein” thì những “thung lũng Silicon” của họ mới phát huy được! Einstein ở đây là để chỉ con người ĐM-ST, như sản phẩm của một xã hội ĐM-ST với đầy đủ nguồn vốn vô hình thích hợp với thung lũng Silicon. Nhiều khu công nghệ cao của nhiều nước không có hiệu quả, thậm chí không hoạt động vì những hạt giống công nghệ cao đó không thể nảy mầm trên một mảnh đất cằn cỗi, không có ĐM-ST. Ngược lại, khi đã hội đủ các yếu tố thích hợp, công nghệ cao sẽ phát triển như một tiến trình tất yếu. Các nhà hoạch định công nghệ cao thế giới đã minh họa điều này một cách hóm hỉnh rằng “Thung lũng Silicon của Mỹ là khu công nghệ cao duy nhất trên thế giới mà ra đời không dựa trên việc lập kế hoạch!”

Vốn con người (human capital) và giá trị của các thể chế (Nhà nước pháp quyền) tạo ra phần lớn sự thịnh vượng của quốc gia.
Nhiều chương trình quốc gia trên thế giới như về công nghiệp hoá, cơ khí hoá, công nghệ cao, kinh tế tri thức… đã, đang bị trì trệ, trì hoãn hay phá sản chủ yếu vì các Chính phủ không tạo ra đủ các yếu tố xã hội vô hình này.
 
Câu chuyện của chim ưng

Kinh nghiệm cho thấy: các nền khoa học-công nghệ, hạt nhân của ĐM-ST, đặc biệt ở nước đang phát triển, quá chú trọng vào những yếu tố vật chất, vào thiết bị, máy móc, vào xây cơ sở hạ tầng,.. Chỉ sau một thời gian dài, (may ra) họ mới thấy rằng: ta phải có các cơ chế, các tư duy, quan điểm mới. Nói cách khác: đổi mới đầu tiên là đổi mới chính chúng ta.

Câu chuyện chim ưng giúp minh hoạ điều này.

Cuộc đời chim ưng kéo dài khoảng 70 năm. Nhưng để sống được quãng đời đó, nó phải trải qua một quyết định khó khăn.

Đến 40 năm tuổi, móng vuốt chim ưng dài ra, mềm đi làm nó không còn bắt và quắp mồi được nữa. Mỏ dài và sắc của nó nay cùn đi, cong lại… Đôi cánh trở nên nặng nề với bộ lông mọc dài làm nó vất vả khi bay lượn, bắt mồi.

Lúc này, nó đứng trước hai sự lựa chọn. Một là, cứ như vậy và chịu chết. Hai là, nó sẽ phải tự trải qua một tiến trình thay đổi đau đớn kéo dài 150 ngày. Trong tiến trình đó, nó bay lên một đỉnh núi đá và gõ mỏ vào đá cho đến khi mỏ cũ gãy ra. Chim ưng chờ cho mỏ mới mọc ra, rồi dùng mỏ bẻ gãy các móng vuốt cũ đã mòn. Khi có móng vuốt mới, nó nhổ các lông già trên mình đi. Và sau năm tháng, chim ưng lại bay lượn chào mừng cuộc tái sinh và sống thêm ba mươi năm nữa.

Để tồn tại, ta phải thay đổi chính mình. Đôi khi cần phải loại bỏ những ký ức, quá khứ, thói quen già cỗi. Chỉ khi thoát khỏi gánh nặng của quá khứ, ta mới sống hết mình trong hiện tại được.

Việc này chắc chắn gian khổ, phải sửa chính cái mình đã lập ra và đòi hỏi vượt lên chính mình.

Theo Keynes, “khó khăn không phải là có ý tưởng mới, mà ở chỗ thoát khỏi các tư duy cũ” (The difficulty lies, not in the new ideas, but in escaping from the old ones).

Bí quyết ĐM-ST ở đâu?
Các nhà học thuật, chuyên gia đưa ra rất nhiều giải pháp, từ ưu đãi đến bộ máy, từ kinh nghiệm quốc tế đến đặc thù mỗi nước. Có người nói đến những bí quyết như những phép màu, hay sự xuất hiện của một ông tiên…
Nhưng có lẽ, bí quyết cho ĐM-ST cũng như chuyện học võ Kungfu của con gấu Panda vụng về, mập ú, để thắng con Ta-Lung hung dữ, khoẻ hơn đến ngàn lần (xem film Gấu Kungfu Panda). Không được sư phụ dạy, nhưng nó tự ngộ ra ngón đòn hiểm và ngộ ra bí quyết của cuộc đời. Đó là: chẳng có bí quyết gì cả, mà chỉ là sự đam mê, quán hết tâm vào điều mình muốn làm.
 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: