Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

“Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững “Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững
Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học liên ngành". Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học..
"Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành "Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế
Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland
Xem Tiếp...
QUY HOẠCH TÔN TẠO KHU DI TÍCH CỔ LOA THÀNH KHU DU LỊCH MỚI
"Di tích Cổ Loa có ý nghĩa đặc biệt về giá trị lịch sử, văn hoá và giáo dục truyền thống dân tộc. Dự án bảo tồn, tôn tạo và xây dựng khu di tích Cổ Loa thành khu du lịch chuyên đề quốc gia là một dự án lớn, quan trọng của thành phố kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội"

Đó là một phần nội dung trong thông báo của thường trực Thành uỷ TP Hà nội về việc bảo tồn, tôn tạo và khai thác khu thành Cổ Loa.

Di tích đang xuống cấp nghiêm trọng

Như vậy, thêm một lần khu di tích lịch sử thành Cổ Loa được khẳng định giá trị cũng như định hướng phát triển trở thành một trong những khu du lịch quan trọng của Thủ đô và của cả nước. Theo như tiêu chí của khu du lịch chuyên đề quốc gia thì nơi này phải có tiềm năng thu hút đông đảo khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, có diện tích tối thiểu 200 ha, có thể đáp ứng yêu cầu sinh hoạt, giải trí dịch vụ cho 500.000 lượt khách/năm. Tổng mức đầu tư tối thiểu là 50 triệu USD và hệ số xây dựng trong khu di tích nhỏ hơn 20%, công trình cao tối đa là 8 m. Theo khảo sát của các cơ quan chức năng thì khu thành Cổ Loa hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu này. Cái chính là chúng ta tiến hành bảo tồn, tôn tạo ra sao để Cổ Loa xứng đáng với tầm vóc của lịch sử và hài hoà với yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, di tích đang xuống cấp, theo khảo sát, khu vực di tích vòng thành chỉ còn lại 3 vòng luỹ xoáy ốc với nhiều gò đất và hệ thống hào nước chạy dọc theo tường thành với tổng chiều dài 15.820 mét, gồm: thành nội 1.730 mét, thành trung 6.300 mét và thành ngoại. Hiện nay, phần lớn các hào nước đã bị lấp để canh tác, hệ thống sông, mương cũng bị thu hẹp. Di tích Giếng Ngọc theo truyền thuyết là nơi Trọng Thuỷ tự tử đến nay đã thành phế tích. Mộ Mỵ Châu chỉ còn lại là một mô đất nông, bó gạch xung quanh nằm lẫn trong nghĩa trang của xã Cổ Loa và nhiều công trình khác cũng đang xuống cấp nghiêm trọng như đền Thượng, am Mỵ Châu, chùa Cổ Loa, đình và am miếu...

Quy hoạch thành khu du lịch chuyên đề Quốc gia

Căn cứ vào phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ và quy hoạch chi tiết của UBND TP, khu di tích Cổ Loa hiện đang được đầu tư tôn tạo trên diện tích 830,34 ha gồm 17 thôn thuộc xã Cổ Loa, 3 thôn thuộc các xã Dục Tú, Việt Hùng và Uy Nỗ có 3.250 hộ dân với khoảng 15.680 người dân đang sinh sống. Theo quy hoạch, di tích Cổ Loa được đầu tư thông qua 20 dự án thành phần thuộc 6 lĩnh vực chủ yếu nhằm bảo tồn các giá trị vật thể và phi vật thể, các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc. Việc tổ chức khai thác tốt khu du lịch, tạo nên một khu du lịch chuyên đề quốc gia sẽ là động lực phát triển kinh tế-xã hội và cải thiện môi trường của huyện Ðông Anh và thành phố Hà Nội. Với nguồn kinh phí đầu tư khoảng 63 tỷ đồng, đến nay dự án đã thực hiện được một số hạng mục như: hoàn thành đường quốc lộ 3 vào cửa Tây; xây cầu, cống, bãi đỗ xe, thoát nước, trồng cây xanh, đèn chiếu sáng ở cửa Nam; rải nhựa các tuyến đường nội bộ; xây dựng xong chợ Sa trên đường vào cửa Nam. Các di tích đã được tu bổ, phục chế là: đình và chùa Mạch Tràng, đền thờ An Dương Vương, đền Sái. Trong số 10 điểm di khảo ổ thì đã có 3 điểm được khai quật thu được nhiều di vật có giá trị. Trên cơ sở đó, ngành du lịch Thủ đô đã tổ chức các chương trình du lịch đường sắt Hà Nội-Cổ Loa-Hà Nội; các chương trình du lịch văn hoá-lịch sử gắn với di tích; chương trình du lịch đồng quê.

Hiện thành phố đang chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện đề án. Theo kế hoạch triển khai dự án, cuối quý III/2004 sẽ thành lập Ban quản lý dự án, cuối năm 2004 sẽ tạm giao đất để giải phóng mặt bằng; năm 2005 khởi công các dự án thuộc thành phần ưu tiên; năm 2007 hoàn thành các dự án ưu tiên và hết năm 2009 hoàn thành các dự án thành phần và kết thúc dự án. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo nhân dânThủ đô và cả nước về du lịch, góp phần nâng cao chất lượng du lịch Thủ đô và tạo cơ sở hạ tầng đồng bộ cho nhân dân địa phương. Ước tính đến năm 2010 sẽ có 2.280.000 lượt khách du lịch đến với Cổ Loa, trong đó có khoảng 480.000 lượt khách quốc tế với doanh thu ước đạt 205,2 triệu USD và giải quyết công ăn việc làm cho 122.000 lao động.

Trao đổi với phóng viên báo KT&ÐT, ông Tô Văn Minh, Chủ tịch UBND huyện Ðông Anh cho biết: Ðây không những chỉ là một trong những dự án trọng điểm của thành phố mà còn là dự án quan trọng bậc nhất đối với Ðông Anh. Nói tới Ðông Anh, trước tiên người ta nghĩ đến Cổ Loa. Ðó cũng chính là niềm tự hào của nhân dân Ðông Anh. Do đó, cùng với thành phố, các ban ngành và trực tiếp là Sở Du lịch, đơn vị được thành phố giao làm chủ đầu tư, huyện đã và đang tập trung phối hợp làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, vận động nhân dân, đặc biệt là nhân dân các xã nằm trong vùng di tích có ý thức gìn giữ và bảo vệ di tích, tạo mọi điều kiện để dự án triển khai được thuận lợi.
 

(Theo Ktdt.com.vn)
 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: