Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH" TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC..
"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Những điều kỳ quặc nhiều người không biết chỉ có thể làm ở Thụy Sĩ Những điều kỳ quặc nhiều người không biết chỉ có thể làm ở Thụy Sĩ
Thành phố cô đơn nhất Trung Quốc sở hữu vô vàn cảnh đẹp say đắm lòng người Thành phố cô đơn nhất Trung Quốc sở hữu vô vàn cảnh đẹp say đắm lòng..
Xem Tiếp...
BIẾN MƯA, BÃO, ... MIỀN TRUNG THÀNH SẢN PHẨM DU LỊCH

Theo báo điện tử Diễn đàn kinh tế Việt Nam:
http://vef.vn/2011-03-05-bien-mua-bao-mien-trung-thanh-san-pham-du-lich-

(VEF.VN) - Khi bão đến, một số người thì xây tường, những người khác thì xây cối xay gió. Với tư duy nghĩ khác thông thường để khai thác những cơ hội từ trong mưa, bão, lụt, một nhóm nhà khoa học trẻ đã nghiên cứu dự án phát triển sản phẩm du lịch từ mưa, bão, lụt tại miền Trung.

Liệu du lịch Việt Nam với những dự án như "Phát triển sản phẩm du lịch từ mưa, bão, lụt tại miền Trung Việt Nam" có thể trở thành đột phá cho kinh tế sáng tạo? Diễn đàn "Kinh tế sáng tạo - giải pháp cho Việt Nam bật lên?" mời bạn đọc độc và chia sẻ ý kiến.

Mưa, bão, lụt là "đặc sản" miền Trung

Biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ khiến cho các khu du lịch ven biển Việt Nam, đặc biệt là ven biển miền Trung phải chịu hậu quả nhiều hơn của các yếu tố thiên nhiên bất lợi. Một nhóm các nhà khoa học trẻ thuộc Liên hiệp khoa học phát triển du lịch bền vững do TS. KTS Nguyễn Thu Hạnh, chủ tịch Liên hiệp KH phát triển bền vững (STDe) đứng đầu đã có ý tưởng "Phát triển sản phẩm du lịch từ mưa, bão, lụt tại miền Trung Việt Nam".

Với mong muốn phá bỏ hàng rào tư duy cũ để có thể tận dụng cơ hội từ các yếu tố thiên nhiên bất lợi, dự án gợi mở cho người làm du lịch Việt Nam một tư duy đột phá để sáng tạo ra các sản phẩm du lịch mới mẻ, độc đáo. Theo nhóm tác giả, đây cũng là hướng phát triển sản phẩm du lịch độc đáo trong điều kiện thời tiết bất lợi cho người dân miền Trung.

"Khi bão đến, một số người thì xây tường, những người khác thì xây cối xay gió".

Tư duy thông thường (hay còn gọi là tư duy cũ) thường coi các yếu tố thiên nhiên như mưa, bão, lụt là các yếu tố thiên nhiên bất lợi. Nhưng nếu nhìn các yếu tố trên từ một góc nhìn khác, với một tư duy mới, ta sẽ thấy có thể khai thác rất nhiều các giá trị tiềm ẩn có được từ các yếu tố thiên nhiên khắc nghiệt đó, để phát triển thành sản phẩm du lịch hấp dẫn và độc đáo.

Ý tưởng độc đáo của dự án này chính là xem những hiện tượng thời tiết bất thường như mưa, bão, lụt là tài nguyên du lịch. Dự án đưa ra những ý tưởng cụ thể gắn với từng loại hình thời tiết khắc nghiệt. Từ mưa Huế, đến bão ở Đà Nẵng, lụt ở Hội An, tất cả đều được xâu chuỗi thành một hệ thống các sản phẩm du lịch đặc sắc, khác biệt.

"Các loại hình du lịch khi được triển khai sẽ khẳng định phong cách sống mềm dẻo, thuận theo tự nhiên của người dân vùng biển miền Trung, nâng cao hiểu biết của khách du lịch về các giác trị di sản văn hóa hữu hình và vô hình của các thành phố du lịch", TS. KTS Nguyễn Thu Hạnh chia sẻ.

Theo đó, nhiều loại hình nghệ thuật có thể trở thành sản phẩm du lịch trong khung cảnh trời mưa ở Huế. Thưởng trà cung đình Huế, chơi và nghe đàn chủ đề mưa, ngắm mưa, thiền mưa, thưởng thức các món ăn Huế ngày mưa, tự làm đồ lưu niệm trong thời gian mưa lụt... là những đề xuất đơn giản nhưng sáng tạo của nhóm. Bên cạnh các sản phẩm du lịch tổ chức trong nhà, các sản phẩm du lịch ngoài trời như xem múa rối nước, đua xe và lội nước trong ngày lụt, thả đèn hoa đăng, bơi thuyền, câu cá... cũng được kỳ vọng sẽ thu hút được đối tượng khách là thanh, thiếu niên thích khám phá, mạo hiểm.

Mưa Huế sẽ trở thành sản phẩm du lịch? (Ảnh:  FesitvalHue)

Còn với Hội An, sản phẩm đặc sắc sẽ là ngắm cảnh quan tổng thể của mái nhà cổ Hội An khi nước lũ dâng cao, đi thuyền tham quan các ngõ ngách quanh co của Hội An để chụp ảnh, khám phá đời sống dân cư ngày lụt, dừng chân ở các quán cà phê trên tầng 2 của các ngôi nhà cổ để thưởng thức các loại hình nghệ thuật từ mưa.

Đà Nẵng được đề xuất xây dựng Công viên bão Đà Nẵng. Công viên này sẽ bao gồm các hoạt động cả ngoài trời lẫn trong nhà với hệ thống công viên, khách sạn và công trình bão được Hiệp hội kiến trúc quốc tế thiết kế riêng cho Chiến dịch kiến trúc giảm nhẹ thiên tai, phù hợp với thành phố bão Đà Nẵng.

Du lịch mạo hiểm và du lịch thiên tai sẽ là hai loại hình du lịch đặc trưng cho Đà Nẵng khi dự án "Thành phố bão Đà Nẵng" được triển khai. Các hoạt động trong nhà như chiếu phim 3D, dựng mô hình ảo, tạo bối cảnh về bão, sét và các hiện tượng thiên nhiên dưới góc nhìn khoa học, thể hiện ý chí, bản lĩnh con người trước thiên nhiên, cùng các hoạt động ngoài trời (được triển khai với bão dưới cấp độ 7) như đu dây, chèo thuyền vượt bão... cùng hoạt động cứu trợ, thăm hỏi người dân vùng bão sẽ là những điểm nhấn cho sản phẩm du lịch bão Đà Nẵng.

Dự án "biến hoạ thành phúc"?

Ở phương diện người nghiên cứu, TS. KTS Nguyễn Thu Hạnh cho biết, khi phát triển tốt được loại hình du lịch mưa, bão, lụt, Việt Nam sẽ đón được luồng khách du lịch mạo hiểm và du lịch trách nhiệm, vốn đang là xu hướng chính trên thế giới. "Thực tế, tại ba thành phố Huế, Đà Nẵng, Hội An, lượng khách du lịch mùa mưa bão lụt chiếm số lượng đông nhất trong năm. Nếu tận dụng được lợi thế này, đồng thời có sản phẩm du lịch phù hợp thì doanh thu sẽ rất cao.", bà Hạnh nhận định.

Từ phía cơ quan nhà nước, dự án cũng nhận được khá nhiều sự đồng thuận.

Bà Đinh Thị Thu Thủy, Trưởng phòng Thương mại và Du lịch Hội An đánh giá dự án có ý tưởng độc đáo, rất khả thi. Tuy nhiên bà Thủy cho rằng cần đánh giá đúng các cấp độ thời tiết để triển khai sản phẩm cho phù hợp.

"Ví dụ như với Hội An, sản phẩm du lịch từ lụt thì được, bão thì không được, vì liên quan rất nhiều đến công tác cứu hộ và đảm bảo tính mạng cho khách du lịch," bà Thuỷ cho biết. "Tuy nhiêu, muốn sản phẩm đi vào thực tế cần có doanh nghiệp tham gia với vai trò đứng đầu có sự phối hợp của nhà nước, tâm lý sẵn sàng, đồng thuận của người dân địa phương và đảm bảo tính an toàn trong hoạt động. Xét từ góc độ kinh tế, với mức đầu tư cao cho dự án (ở giai đoạn nghiên cứu đã hơn 3,5 tỷ đồng - PV), nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước, doanh nghiệp sẽ không tham gia. Nhà nước có thể sẽ hỗ trợ đầu tư bước đầu, mở lối cho doanh nghiệp mạnh dạn tham gia."

Du lịch mưa bão lụt sẽ đem lại những góc nhìn mới cho du khách du về miền Trung Việt Nam (Ảnh: mvatoi)

Còn ông Lê Hữu Minh, Phó GĐ Sở VH - TT - DL Thừa Thiên Huế đánh giá: "Mưa Huế được nhiều người đánh giá là nét đặc trưng văn hóa của Huế. Cùng với di sản Huế, ẩm thực Huế, văn hóa Huế, mưa Huế một phần làm nên thương hiệu của du lịch Huế. Từ phía người quản lý, lãnh đạo Huế mong muốn ý tưởng sẽ thành hiện thực". .

Đối với miền Trung hằng năm chịu nhiều trận bão lụt, dự án đã tạo sự lạc quan cho người dân trong chống chọi với thiên nhiên, tạo tinh thần mới trong đối phó với biến đổi khí hậu.

Theo ông Trương Văn Bay, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Hội An nhận định, chính quyền Hội An đánh giá đây là dự án "biến họa thành phúc", và hoàn toàn ủng hộ, mong muốn tiếp tục nghiên cứu đẩy mạnh dự án. Ý tưởng cũng phù hợp với xu hướng chung khi du khách phương Tây rất quan tâm tới du lịch mạo hiểm và du lịch trách nhiệm. "Thực tế đã chứng minh: trong các trận bão lụt, du khách ở Hội An vẫn tham gia vào các hoạt động du lịch như thế này, với tính chất tự phát. Nếu bây giờ được tổ chức, nó sẽ phát huy được thế mạnh.", ông Bay chia sẻ "Ý thức được tính nguy hiểm của dự án thì cần có kế hoạch đảm bảo an toàn chặt chẽ."

Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi về tính an toàn, hiệu quả kinh tế và tính thực tế của dự án. Từ phía lãnh đạo doanh nghiệp, đầu tư vào một dự án với tổng kinh phí lớn, chưa từng có mô hình đi trước, liệu doanh nghiệp có mạnh dạn đầu tư? Ông Nguyễn Quốc Thành, đại diện Công ty Cổ phần du lịch Hương Giang (Huế) cho rằng sản phẩm du lịch mưa, bão, lụt không khả thi.

"Các sản phẩm du lịch từ mưa, bão, lụt chỉ có thể xem như sản phẩm du lịch bổ trợ," ông Thành nhấn mạnh. "Đặt vấn đề xây dựng sản phẩm từ mưa, bão, lụt sẽ rất vô lý, không ai sẽ mua tour để đi xem trời lụt. Tôi cho rằng không thể làm được."

Du lịch thiên tai

Du lịch thiên tai xuất hiện trên thế giới với tên gọi Diaster Tourism- là hình thức du lịch đến những vùng thiên tai, thảm hoạ. Tại đây, du khách sẽ được trải nghiệm những cảm giác mới mẻ, chứng kiến những hậu quả do thiên tai để lại, tham gia vào việc cứu hộ, khắc phục khó khăn... Thực tế trên thế giới đã có nhiều người chi một khoản tiền lớn để được đến những vùng bị thiên tai. Một ví dụ điển hình cho nhu cầu du lịch thiên tai là hàng loạt khách sạn mọc lên trong vùng hoạt động thường xuyên của núi lửa (Hawaii, Hoa Kỳ) để phục vụ cho một lượng lớn du khách hiếu kỳ muốn xem cảnh núi lửa phun trào.

Theo giáo sư John Lenon - Giám đốc Trung tâm du lịch và lữ hành Moffat của trường đại học Glasgow Caledonian (một trong những trường đại học lớn nhất Scotland) thì: "Du lịch thiên tai là sự hấp dẫn của thần chết và những thảm họa thiên nhiên, được ưa chuộng bởi những người có tính hiếu kỳ, sùng đạo và thích mạo hiểm". Cũng với quan niệm đó, phóng viên Simon Reeve của hãng truyền hình nổi tiếng BBC cho rằng du lịch thiên tai không phát triển rầm rộ như các loại hình du lịch khác, nhưng đó là xu hướng có thật. Rất nhiều khách du lịch đã đổ xô đến New Orleans sau sự kiện bão Katrina xảy ra năm 2005 tại Mỹ.

 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: