Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH" TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC..
"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Hòn đảo tặng dê miễn phí cho bất kỳ du khách nào bắt được Hòn đảo tặng dê miễn phí cho bất kỳ du khách nào bắt được
Lạ lùng chuyến bay hành khách không biết nơi đến Lạ lùng chuyến bay hành khách không biết nơi đến
Xem Tiếp...
NGÔI LÀNG TỰ CHỐNG ĐỠ THIÊN TAI
Với phương án “Ngôi làng tự chống đỡ thiên tai”, nhóm sinh viên Việt Nam đã mang về giải nhất xứng đáng trong cuộc thi kiến trúc quốc tế với chủ đề “Thiết kế chống lại những ảnh hưởng bởi thiên tai”.
 

Từ trái sang: Đào Thanh Hải, Đặng Ngọc Anh, TS.KTS Nguyên Hạnh Nguyên, Nguyễn Hà Thắng.
 

Nhóm sinh viên do Tiến sĩ, KTS Nguyên Hạnh Nguyên, giảng viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội hướng dẫn, gồm: Đào Thanh Hải, lớp 07K1- ĐH Kiến trúc Hà Nội; Đặng Ngọc Anh, lớp 07K3 - ĐH Kiến trúc Hà Nội và Nguyễn Hà Thắng, sinh viên năm 4 – ĐH Phương Đông.

Phương án “Ngôi làng tự chống đỡ thiên tai” của các sinh viên Việt Nam là 1 khu dân cư có tính cộng đồng cao dành cho người thu nhập thấp, có thể sống sót qua thảm họa tự nhiên (như gió bão và lũ lụt).

 

Quy hoạch ngôi làng dựa trên địa hình khu đất đã cho tạo thành hai “Đảo tự nhiên” nhằm giảm thiếu tối đa ảnh hưởng của mực nước lũ, các nhóm nhà có thể giúp đỡ nhau khi có thiên tai. Ý tưởng về ngôi nhà như 1 chiếc piston với 2 lớp kết cấu: lớp vỏ để chống bão – lớp lõi để nổi khi có lũ lụt. Ngôi làng là một mô hình có thể áp dụng cho nhiều khu vực tương tự.

 

Cuộc thi được khởi động từ ngày 05/3/2010 và đã thu hút gần 400 bài dự thi của các thí sinh trên toàn cầu.

 

Theo Giáo Dục Thời Đại

 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: