Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH" TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC..
"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
Xem Tiếp...

Tin du lịch

7 phong tục kỳ lạ ở châu Phi 7 phong tục kỳ lạ ở châu Phi
Những thị trấn kỳ lạ nhất thế giới Những thị trấn kỳ lạ nhất thế giới
Xem Tiếp...
Chùa Bupaya - Điểm dừng chân tín ngưỡng đặc sắc khi ghé thăm Myanmar
15/02/2024

Ngôi chùa Bupaya - Myanmar chính là hiện thân của nét đẹp tín ngưỡng tôn giáo của người dân nơi đây. Nếu bạn có dịp đặt chân đến đất nước này, hãy dành một ngày để cùng ngắm nhìn và tìm đến nơi bình yên trong tâm hồn tại nơi đây.


Huyền thoại về Chùa Bupaya

Chùa Bupaya tọa lạc ở khúc cua bên hữu ngạn sông Ayeyarwady ở Bagan, một trong những con sông quan trọng nhất của Myanmar. Tượng trưng cho sự trường tồn qua thời gian, chùa nổi tiếng với vẻ đẹp cổ kính và vị trí địa lý tuyệt vời để du khách có thể ghé thăm khi khám phá Myanmar.

 

Huyền thoại về Chùa Bupaya
Tượng trưng cho sự trường tồn qua thời gian, chùa Bupaya nổi tiếng với vẻ đẹp cổ kính. Ảnh: @seapoint.travel

 

Huyền thoại về Chùa Bupaya
Ngôi chùa Bupaya - Myanmar chính là hiện thân của nét đẹp tín ngưỡng tôn giáo của người dân nơi đây. Ảnh: @tra_val_er

 

Chùa Bupaya, mặc dù không nằm trong danh sách những công trình nổi bật nhất tại Bagan, mà còn thu hút du khách bởi câu chuyện huyền bí. Theo truyền thuyết, ngôi chùa này được xây dựng bởi vua Pyusawhti, người trị vì Bagan vào cuối thế kỷ 3. Trước khi lên ngôi, Pyusawhti đã đấu tranh để giải phóng Vương quốc Bagan khỏi năm tai họa, trong đó có sự "xâm chiếm" của cây bầu ở ven sông Ayeyarwady. 

 

Huyền thoại về Chùa Bupaya
Theo truyền thuyết, ngôi chùa này được xây dựng bởi vua Pyusawhti, người trị vì Bagan vào cuối thế kỷ 3. Ảnh: @saltandpepper.1210

 

Khi trở thành vua, ông quyết định xây dựng chùa tại nơi cây bầu bị loại bỏ, vì thế "Bupaya" - có nghĩa đen là "chùa hình bầu". Ảnh: @mikoaroundtheworld

 

Khi trở thành vua, ông quyết định xây dựng chùa tại nơi cây bầu bị loại bỏ. Và đây chính là nguồn gốc của tên gọi "Bupaya" - có nghĩa đen là "chùa hình bầu". 

 

Huyền thoại về Chùa Bupaya
Cấu trúc của Chùa Bupaya tuân theo các quy tắc truyền thống thường thấy của Phật giáo. Ảnh: @pooklooksflower

 

Chùa có phần nền móng rộng lớn được xây từ gạch và được trang trí ấn tượng. Ảnh: @guillaumellll

 

Cấu trúc của Chùa Bupaya tuân theo các quy tắc truyền thống thường thấy của Phật giáo. Chùa có hình dáng kim tự tháp với phần nền móng rộng lớn được xây từ gạch và được trang trí ấn tượng. Đỉnh của tháp chùa có hình dạng chuông và được xây trên những tầng giảm dần. Từ phía xa nhìn lại, chùa trông giống như một pháo đài. Ở đỉnh chùa, có một tượng Hti được mạ vàng, một chiếc đỉnh hình chiếc ô mà du khách thường thấy trên nhiều đền và chùa ở Miến Điện. Chính vì những điều này đã khiến Chùa Bupaya không chỉ là một địa điểm tâm linh mà còn là một tác phẩm kiến trúc độc đáo tại Bagan.

 

Huyền thoại về Chùa Bupaya
Từ phía xa nhìn lại, chùa trông giống như một pháo đài. Ảnh: @aomziin18

 

Huyền thoại về Chùa Bupaya
Ở đỉnh chùa, có một tượng Hti được mạ vàng, một chiếc đỉnh hình chiếc ô mà du khách thường thấy trên nhiều đền và chùa ở Miến Điện. Ảnh: @indiastretched

 

Chùa Buaya sau khi được phục hồi năm 1975

Chùa Bupaya đã trải qua nhiều sự kiện lịch sử, là nhân chứng cho sự hình thành và phát triển của đất nước Myanmar. Tuy nhiên một trận động đất cực lớn năm 1975 đã khiến cho ngôi chùa bị sập và trôi theo con sông Ayeyarwaddy. Sau sự kiện này này, chùa đã được khôi phục và xây lại để giữ lại vẻ đẹp lịch sử và tâm linh của nó. Trong quá trình khôi phục, các kiến trúc sư đã nỗ lực để giữ cho cấu trúc của ngôi chùa giữ nguyên như trước đó.

 

Chùa Buaya sau khi được phục hồi năm 1975
Chùa Bupaya đã trải qua nhiều sự kiện lịch sử, là nhân chứng cho sự hình thành và phát triển của đất nước Myanmar. Ảnh: @_alexandra_in_wonderland_

 

Chùa Buaya sau khi được phục hồi năm 1975
Cấu trúc hiện tại là một phiên bản gần giống với ngôi chùa khi còn nguyên trạng tuy nhiên có phần lộng lẫy hơn. Amhr: @vasilev.freepsy

 

Cấu trúc hiện tại là một phiên bản gần giống với ngôi chùa khi còn nguyên trạng tuy nhiên có phần lộng lẫy hơn. Nếu bản gốc ngôi chùa được làm từ gạch, thì ngôi chùa mới là một công trình mạ vàng và được làm từ bê tông chắc chắn.

 

Chùa Buaya sau khi được phục hồi năm 1975
Trong quá trình khôi phục, các kiến trúc sư đã nỗ lực để giữ cho cấu trúc của ngôi chùa giữ nguyên như trước đó. Ảnh: @sophiefranny

 

Lối vào khu đền được bảo vệ bởi hai con Chín Thê được sơn màu trắng và màu vàng. Chúng là những con sư tử huyền bí trong truyền thuyết Miến Điện. Trong khuôn viên còn có nhiều di tích, di sản văn hóa liên quan đến Phật giáo. Hơn nữa, bạn có thể thuê thuyền trên bờ sông để đi du ngoạn dọc theo sông Ayeyarwady hoặc khám phá khu chợ xung quanh chùa. 

 

Khám phá Chùa Bupaya
Bạn có thể thuê thuyền trên bờ sông để đi du ngoạn dọc theo sông Ayeyarwady hoặc khám phá khu chợ xung quanh chùa. Ảnh: @solovale_travelblog

 

Khám phá Chùa Bupaya
Ngắm hoàng hôn ở Chùa Bupaya. Ảnh: @echo_0660

 

Khám phá Chùa Bupaya
Một góc trong Chùa Bupaya. Ảnh: @mrtong19

 

Chùa Bupaya không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà còn là biểu tượng của sự kính trọng và tôn trọng với văn hóa và lịch sử ở Bagan, nơi có nhiều đền chùa linh thiêng và vô cùng nổi tiếng khác.

 

Khám phá Chùa Bupaya
Nhiều hoạt động văn hóa diễn ra tại Chùa Bupaya. Ảnh: @variedreflection

 

Hướng dẫn di chuyển tham quan tại Chùa Bupaya

Để đến thăm Chùa Bupaya tại Bagan, có một số phương tiện vận chuyển thuận tiện để bạn có thể lựa chọn. 

  1. Đường hàng không: Bạn có thể chọn đường hàng không từ tất cả các thành phố lớn của Myanmar đến Sân bay Nyaung U ở Bagan. Các sân bay quốc tế gần nhất là ở Yangon và Mandalay. Thời gian bay là khoảng 1 giờ 20 phút từ Yangon và chỉ 20 phút từ Mandalay.
  2. Đường bộ: Bagan cũng được kết nối thuận tiện bằng đường bộ với phần còn lại của đất nước. Có dịch vụ xe buýt thường xuyên từ Mandalay, Yangon và các thành phố khác.

 

Hướng dẫn di chuyển tham quan tại Chùa Bupaya
Có rất nhiều phương tiện thuận tiện để bạn có thể di chuyển đến Chùa Bupaya. Ảnh: @tjtote

 

  1. Đường sắt: Bạn có thể lựa chọn tàu hỏa với các chuyến tàu đêm chạy hàng ngày từ Yangon, khởi hành vào khoảng 4 giờ chiều từ Yangon và đến Bagan vào khoảng 10 giờ sáng ngày hôm sau. Tại đây, cũng có dịch vụ tàu hỏa giữa Mandalay và Bagan mất khoảng 7 giờ để đến nơi.
  2. Phà tốc hành: Nếu bạn có thời gian rảnh và muốn trải nghiệm chuyến đi với vô số cảnh đẹp, bạn có thể lựa chọn dịch vụ phà tốc hành hàng ngày từ Mandalay đến Bagan. Chuyến phà khởi hành lúc 7:00 sáng từ Mandalay và mất khoảng 8 giờ để đến Bagan.

 

Hướng dẫn di chuyển tham quan tại Chùa Bupaya
Hãy lựa chọn cho mình phương tiện di chuyển phù hợp nhé! Ảnh: @tourisminmyanmar.com.mm

 

 

Hướng dẫn di chuyển tham quan tại Chùa Bupaya
Hành trình đến với Chùa Bupaya sẽ là cơ hội để khám phá vùng đất lịch sử và tận hưởng những trải nghiệm độc đáo mà Myanmar. Ảnh: @leida003

 

Dù bạn chọn phương tiện nào, hành trình đến với Chùa Bupaya sẽ là một cơ hội để khám phá vùng đất lịch sử và tận hưởng những trải nghiệm độc đáo mà Myanmar mang lại. Chúc bạn sẽ có cho mình trải nghiệm đáng nhớ tại đây!

 

Link: luhanhvietnam.com.vn/du-lich/chua-bupaya-myanmar.html
LIÊN HIỆP KHOA HỌC PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG (STDe)
Địa chỉ: Tầng 2, toà nhà An Bình, số 1, ngõ 43 Kim Đồng, Hoàng Mai, Hà Nội

 

 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: