Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH" TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC..
"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
Xem Tiếp...

Tin du lịch

7 phong tục kỳ lạ ở châu Phi 7 phong tục kỳ lạ ở châu Phi
Những thị trấn kỳ lạ nhất thế giới Những thị trấn kỳ lạ nhất thế giới
Xem Tiếp...
PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN TRẢI NGHIỆM CHO DU LỊCH LỊCH SỬ CHIẾN TRANH
5/10/2023

Du lịch chiến tranh đã phát triển mấy thập kỷ nay, tuy nhiên ở một cách tiếp cận khác, loại hình này đang được đề xuất theo mô hình
phát triển không gian trải nghiệm rộng hơn.

Phát triển từ khái niệm cũ

“Du lịch chiến tranh là tên gọi tắt của loại hình du lịch lịch sử chiến tranh (lâu nay vẫn gọi là du lịch chiến trường xưa). Đây là loại hình
tham quan, nghiên cứu và trải nghiệm dấu tích của các cuộc chiến tranh trong lịch sử trên nhiều khía cạnh như: dấu tích chiến trường,
nghĩa trang, nhà tù, bảo tàng hiện vật chiến tranh...”, Chủ tịch kiêm Giám đốc Liên hiệp Khoa học phát triển du lịch bền vững (STDe),
TS.KTS. Nguyễn Thu Hạnh cho biết tại tọa đàm “Du lịch chiến tranh theo cách tiếp cận của tư duy đột phá” mới đây.

Phát triển không gian trải nghiệm cho du lịch lịch sử chiến tranh -0
Các chuyên gia, đại diện công ty lữ hành góp ý tại Tọa đàm “Du lịch chiến tranh theo cách tiếp cận của tư duy đột phá”

Theo bà Hạnh, trên thế giới, du lịch chiến tranh được coi là một cấu phần quan trọng của loại hình dark tourism - du lịch tham quan và
trải nghiệm những địa điểm từng diễn ra một số sự kiện đen tối, liên quan đến chết chóc và bi kịch của lịch sử nhân loại.

“Những chuyến tham quan tới những nơi đen tối, đau thương vừa để tưởng nhớ, vừa nhắc lại những điều khủng khiếp giúp du khách
tránh những hành động tương tự xảy ra trong tương lai. Những địa điểm này còn là kho tư liệu trực quan để nghiên cứu lịch sử, giáo
dục thế hệ hiện tại về giá trị của những gì đã qua và biết trân trọng cuộc sống đang có. Mặt khác, dưới khía cạnh du lịch, đây còn là
những trải nghiệm vô cùng sâu sắc, thậm chí là những trải nghiệm có một không hai trong đời người”, TS.KTS. Nguyễn Thu Hạnh cho
biết.

Khu phức hợp tưởng niệm sự kiện 11.9 ở New York, Mỹ; khu ảnh hưởng thiên tai, thảm họa tại Nhật Bản; Bệnh viện dã chiến Lôi Thần
Sơn tại Vũ Hán, Trung Quốc... đã và đang được khai thác du lịch theo mô hình dark tourism. Bà Hạnh cho rằng, du lịch các khu vực
này đều có các yếu tố trải nghiệm như vừa nêu, cũng là cách để Việt Nam học hỏi các phương thức hoạt động nhằm mang lại hiệu quả
cao nhất.

Mở rộng không gian trải nghiệm

Theo các chuyên gia du lịch, trên thực tế loại hình du lịch chiến tranh đã được triển khai ở nhiều địa phương trên cả nước, gồm: vùng
trung du và miền núi Bắc Bộ (trọng điểm là Điện Biên, Thái Nguyên), Bắc Trung Bộ (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế), Tây
Nguyên (Lâm Đồng, Đắk Lắk), TP. Hồ Chí Minh, đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp, rừng U Minh ở Cà Mau)...

Phát triển không gian trải nghiệm cho du lịch lịch sử chiến tranh -0
Mở rộng không gian trải nghiệm tại vùng đệm di tích để đem đến các câu chuyện thú vị. Nguồn: phongnhasmiletravel.com   

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao, Việt Nam cần khai thác loại hình này theo cách tiếp cận khái niệm dark tourism. Tức là, phải mở rộng khai
thác, không dừng ở tính chất tưởng niệm, tri ân, giáo dục tư tưởng cách mạng, không khai thác sơ khai, khô cứng; mà phải tạo không
gian ấn tượng, dẫn dắt để di sản có thể kể câu chuyện một cách chân thật và sống động.

Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm đến tâm lý và nhu cầu của từng đối tượng thị trường khác nhau để đưa ra các chương trình kịch bản
với nội dung, hình thức và ngôn ngữ biểu đạt khác nhau. Đầu tư sáng tạo các không gian trải nghiệm ảo để du khách được tiếp cận gần
gũi và sống động hơn với bối cảnh lịch sử chiến tranh ác liệt; bên cạnh đó đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo đội ngũ thuyết minh giỏi…

Đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh, Hưng Yên thì gợi ý, ngoài không gian cảm nhận tại vùng di tích gốc, cần mở rộng
không gian trải nghiệm tại vùng đệm di tích với nhiều loại hình du lịch bổ trợ mang nét đặc thù của loại hình du lịch chiến tranh như: trải
nghiệm làm du kích, ngủ hầm, ăn cơm nắm, chở xe thồ, đánh trận giả...

Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, PGS.TS Đặng Văn Bài cho rằng, du lịch lịch sử chiến tranh cần đóng vai trò nhiều mặt
trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Ở cách tiếp cận mới, loại hình này phải bằng cách nào đó mang lại lợi ích cho cộng đồng và
các bên tham gia, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, giao lưu văn hóa, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa...

Các nhà khoa học thuộc Liên hiệp Khoa học Phát triển du lịch bền vững (STDe) đề xuất, có thể xây dựng, phát triển mô hình du lịch lịch
sử chiến tranh, với tour du lịch “Theo dấu chân Đại tướng” tiếp cận với tư duy đột phá. Du khách sẽ có khoảng thời gian đi tour 3 - 4 ngày,
được tiếp cận 3 địa điểm là Quảng Bình - nơi đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ra; Đồi Al Điện Biên Phủ - nơi diễn ra trận Điện Biên Phủ và
Bảo tàng Lịch sử quân sự tại Hà Nội - nơi giới thiệu toàn bộ về trận chiến Điện Biên Phủ. Trong đó, khu vực được tập trung nhất là Điện
Biên với địa điểm trung tâm là hồ Huẩy Phạ. Các nội dung cấu thành tour du lịch hoàn chỉnh được tổ chức tại hồ bao gồm: Điện Biên
Phủ trên đồi A1, Điện Biên Phủ trên không, Điện Biên Phủ trên nước và điểm hẹn hòa bình…

Hương Sen



Link: daibieunhandan.vn/du-lich-the-thao/phat-trien-khong-gian-trai-nghiem-cho-du-lich-lich-su-chien-tranh-i345027/
LIÊN HIỆP KHOA HỌC PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG (STDe)
Địa chỉ: Tầng 2, toà nhà An Bình, số 1, ngõ 43 Kim Đồng, Hoàng Mai, Hà Nội

 

 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: