Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH" TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC..
"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
Xem Tiếp...

Tin du lịch

7 phong tục kỳ lạ ở châu Phi 7 phong tục kỳ lạ ở châu Phi
Những thị trấn kỳ lạ nhất thế giới Những thị trấn kỳ lạ nhất thế giới
Xem Tiếp...
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ HƯNG YÊN CẦN TƯ DUY VÀ CÁCH TIẾP CẬN MỚI

Vì sao cần tư duy đột phá trong phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Hưng Yên?

Sản phẩm du lịch đặc thù ( SPDLĐT) là hệ thống các loại hình du lịch độc đáo, mang nét đặc trưng riêng có của điểm du lịch. SPDLĐT được phát triển trên cơ sở các giá trị cốt lõi của tài nguyên du lịch, nhằm tạo dựng hình ảnh thương hiệu cho điểm du lịch [1]

Sản phẩm du lịch đặc thù có ý nghĩa quan trọng bậc nhất đối với sự phát triển du lịch và là căn cứ quan trọng cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch của một điểm đến.

Để nghiên cứu phát triển SPDLĐT của Hưng Yên cần phải khảo sát, thống kê, phân tích, đánh giá, phân loại hệ thống tài nguyên du lịch Hưng Yên để nhận diện được các giá trị cốt lõi, đặc trưng, điển hình có khả năng phát triển thành sản phẩm du lịch đặc thù. Từ đó đề xuất hệ thống SPDLĐT Hưng Yên và xây dựng các kế hoạch đi kèm cơ chế chính sách, giải pháp đồng bộ để phát triển SPDLĐT trong từng giai đoạn. Hệ thống SPDLĐT phải được đầu tư phát triển trên quan điểm xã hội hoá để khuyến khích được sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau trên địa bàn.

Với hơn 1.200 di tích trong đó có 161 di tích và cụm di tích được xếp hạng quốc gia, nổi bật là quần thể di tích Phố Hiến (gồm đền Mẫu, chùa Chuông, đình chùa Hiến, Đông Đô, Quảng Hội, Văn Miếu Xích Đằng…), cùng nhiều ngôi đền nổi tiếng như Đa Hòa-Dạ Trạch (Khoái Châu), Phù Ủng (Ân Thi), Hải Thượng Lãn Ông (Yên Mỹ), Tống Trân (Phù Cừ)…Đại Đồng và Chùa Nôm (huyện Văn Lâm)…Hưng Yên là tỉnh có thế mạnh về tiềm năng du lịch nhân văn. Nơi đây còn là vùng đất có rất nhiều đặc sản nổi tiếng như: nhãn lồng, hạt sen, long nhãn, tương bần, cam đường canh, mật ong…Ngoài ra Hưng Yên còn được biết đến với các làng nghề truyền thống như: làng đúc đồng Đại Đồng, làng chạm bạc Phù Ủng, làng mây tre đan Thủ sĩ, dệt thảm, thêu ren, các loại hình văn hóa, nghệ thuật đặc sắc như: hát trống quân, hát chèo, hát ca trù…Tất cả đã khẳng định Hưng Yên là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là tiềm năng về du lịch nhân văn. [3]

Với thế mạnh nổi trội như vậy nhưng hiện trạng phát triển du lịch Hưng Yên còn khá nhiều hạn chế: Lượng khách ít, thời gian lưu trú ngắn, doanh thu chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh,…Sản phẩm du lịch hiện có còn đơn điệu, phổ biến và trùng


lặp, chưa có các sản phẩm du lịch đặc thù, riêng có mang nét đặc trưng, độc đáo để tạo ra bản sắc đặc biệt và năng lực cạnh tranh trong vùng;

Điều này có nguyên nhân chủ yếu là do Hưng Yên còn đang khai thác nguồn tài nguyên du lịch nhân văn theo lối mòn, chưa tìm ra được phương thức khai thác tài nguyên hợp lý, để làm sống lại các giá trị tinh hoa đặc sắc của hệ thống di tích lịch sử trong quá khứ. Vì vậy, trước áp lực của thời gian và xu hướng đô thị hoá, hệ thống di tích này đang ngày càng mai một và xuống cấp do không được bảo tồn và khai thác hiệu quả cho nhu cầu đương đại.

Để khắc phục hạn chế trên, Hưng Yên cần phải nhanh chóng thay đổi tư duy và cách tiếp cận với việc khai thác nguồn tài nguyên di sản phong phú này. Nói đến Hưng Yên là người ta nhớ ngay đến cụm di tích đô thị cổ Phố Hiến, đến di tích Đầm Dạ Trạch- Đa hoà gắn với thiên tình sử Chử Đồng Tử Tiên Dung,…Hai cụm di tích nổi tiếng này cũng đã nằm trong chiến lược ưu tiên đầu tư của Tỉnh từ lâu. Tuy nhiên, sau một thời gian dài, chúng vẫn như những “ người đẹp ngủ quên trong rừng” vì không được các nhà đầu tư đánh thức.

Có rất nhiều nguyên nhân của sự chậm trễ này, nhưng mấu chốt vẫn là do các cấp ngành từ trung ương đến địa phương còn đang lung túng trong việc tìm một lối đi phù hợp cho việc quản lý và khai thác những “di sản sống” này. Gọi là “di sản sống” vì chúng không giống như những hiện vật lịch sử trong bảo tàng, chỉ đơn thuần là minh chứng cho một thời kỳ lịch sử đã trải qua trong quá khứ,… Trái lại, do đặc điểm về vị trí, về qui mô, về tính chất,…các “ di sản sống” này vẫn đang tiếp tục đời sống của nó trong bối cảnh hiện tại để phục vụ đời sống dân sinh.

Có thể nói, thách thức nhất đối với việc bảo tồn và khai thác “ di sản sống” vẫn nằm trong tư duy và nhận thức của con người đối với việc nhận diện và xác định giá trị của di sản. Cần nhận thức rằng: bảo tồn “di sản sống” là bảo tồn giá trị và dấu ấn của một quá trình tiếp biến văn hoá, chứ không phải bảo tồn một điểm dừng chân nào đó của di sản trên chặng đường phát triển của nó…” Vì vậy trong chính sách quản lý bảo tồn cần có một cái nhìn động, mang tính thích nghi, thích ứng… để di tích có thể tiếp tục đáp ứng nhu cầu phát triển của thời đại.

Di tích đáp ứng được nhu cầu của thời đại đồng nghĩa với việc nó có thêm một hơi thở mới, một đời sống mới, một hệ thống giá trị mới kế tiếp với hệ thống giá trị cũ để tiếp tục tồn tại và phát huy, đem lại lợi ích kinh tế xã hội cho con người. Khi di sản không chết và vẫn đem lại lợi ích, đặc biệt là lợi ích kinh tế thiết thực, tự khắc nó sẽ được các nhà đầu tư và cộng đồng người dân quan tâm, bảo vệ và tìm cách gia tăng lợi ích. Bài toán du lịch di sản cũng từ đó mà thực sự được giải quyết. Trên cơ sở của cách tiếp cận mới mẻ đó, một số “ di sản sống” tại VN đã được bảo tồn và phát huy hiệu quả


để phục vụ du lịch.

Kinh nghiệm nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại một số di sản:

Kinh nghiệm tại làng cổ Đường Lâm ( Sơn Tây- Hà Nội)

- Dự án “ Sản phẩm du lịch từ Rơm Đường Lâm”: Đây là dự án do STDe nghiên cứu và triển khai vào thực tế. Dự án giúp người dân làng cổ Đường Lâm khai thác tận dụng rơm để làm ra nhiều sản phẩm du lịch khác nhau như: Nhà nghỉ bằng Rơm, đồ lưu niệm rơm, thời trang rơm,…Giảm thiểu được việc đốt rơm gây ô nhiễm môi trường và khai thác hiệu quả hơn các giá trị của cánh đồng. Hiện nay, dự án này đang được phối hợp với người dân Đường Lâm để triển khai vào thực tế. [1]

Anh minh hoạ dự án Sản phẩm du lịch từ Rơm tại làng cổ Đường Lâm ( Sơn Tây- Hà Nội)

       
   

 

 

       
   
 

 


 

Kinh nghiệm tại “ làng Vũ Đại ngày ấy” – Huyện Lý Nhân- Tỉnh Hà Nam

Đây là “Mô hình khu du lịch văn học" đầu tiên tại Việt Nam được STDe nghiên cứu từ ý tưởng đến qui hoạch và thiết kế cảnh quan. Dự án đã được tặng giải Vàng kiến trúc quốc gia 2017. Các sản phẩm du lịch đặc thù được thể hiện qua tour du lịch “ Một ngày làm Chí Phèo- Thị Nở”: Tham quan “Làng Vũ Đại Ngày ấy” với bảo tàng nhà văn Nam Cao, vui chơi giải trí tại Công viên Lò gạch, ăn cơm Địa chủ tại Nhà hàng Bá Kiến, thưởng thức đồ uống tại café Chí Phèo [2]

Ảnh Minh hoạ khu Khu cafe- nhà hàng Chí Phèo [2]

 
 

 

 

 
 

 


Đề xuất sản phẩm du lịch đặc thù cho khu du lịch Đa Hòa - Dạ Trạch

( khu du lịch Chử Đồng Tử- Tiên Dung – Thiên tình sử đẹp nhất trong văn học dân gian Việt Nam)

Trong khuôn khổ một số nguồn tài liệu tham khảo và chuyến khảo sát nhanh, tác giả xin đề xuất mang tính gợi ý cho việc khai thác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại khu du lịch Đa Hòa - Dạ Trạch với giá trị cốt lõi là huyền thoại Chử Đồng Tử Tiên Dung. [3]

-   Vị trí khu du lịch: Dải ven sông Hồng, thuộc các xã Bình Minh, Dạ Trạch và Hàm Tử, huyện Khoái Châu.

- Quy mô khu du lịch: Khoảng 125 ha.

-    Tiềm năng du lịch: Đây là di tích lịch sử văn hóa quan trong của Quốc gia được Nhà nước công nhận gắn với truyền thuyết tình yêu Chử Đông Tử - Tiên Dung là thiên tình sử đẹp nhất trong văn học dân gian Việt Nam. Lễ hội đền Đa Hòa – Dạ Trạch (hay còn gọi là lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung) thu hút khách du lịch đến nơi đây vào ngày 10/2 hàng năm. Khu di tích nằm ở dải ven sông Hồng, tạo thuận lợi cho việc phát triển tuyến du lịch đường sông. Ngoài ra, đền còn có vị trí gần điểm du lịch cấp quốc gia Phố Hiến nên thuận lợi cho liên kết tour du lịch.

Hiện nay do Tỉnh chưa có qui hoạch bảo tồn và phát huy di tích và chưa xúc tiến thu hút được nhà đầu tư nên việc thu hút khách du lịch đến đền Đa Hòa- dạ Trạch còn rất hạn chế. Hoạt động du lịch chủ yếu dựa trên việc tham quan những điểm di tích sẵn có, chưa có sản phẩm du lịch đặc thù và dịch vụ đa dạng, hấp dẫn, độc đáo…. Mặt khác, hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch còn thiếu, quy mô nhỏ lẻ thiếu đồng bộ.

-   Thị trường khách du lịch chính: Khách du lịch cuối tuần từ Hạ Nội và các đô thị lân cận, với nhu cầu du lịch văn hoá tâm linh và trải nghiệm sinh thái sông Hồng.

-   Hướng khai thác sản phẩm: Tập trung khai thác các giá trị nổi bật độc đáo của huyền thoại Chử Đồng Tử- Tiên Dung, kết hợp khai thác các giá trị lịch sử của di tích Hàm Tử, Bãi Sậy; các giá trị sinh thái ven sông Hồng, các đặc sản ẩm thực như chả gà Tiểu Quan, gà Đông Tảo, bưởi (Khoái Châu), nhãn lồng (phố Hiến)…

Để phù hợp với việc marketing và tạo sức hấp dẫn cho khu du lịch: cần đổi tên khu du lịch thành KHU DU LỊCH HUYỀN THOẠI TÌNH YÊU.

-   Mục tiêu: Giúp du khách hiểu và trải nghiệm sâu sắc về mối tình Chử Đông Tử - Tiên Dung huyền thoại, thiên tình sử đẹp nhất trong văn học dân gian Việt Nam. Qua đó trải nghiệm thêm các huyền thoại tình yêu khác trong dân gian VN để hiểu thêm về nhân sinh quan của người Việt về tình yêu, về quan hệ nam-nữ, vợ- chồng, cha –con...


- Đề xuất hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù cho khu du lịch Đa Hòa - Dạ Trạch

 
 

Bản đồ hiện trạng kiến trúc cảnh quan khu du lịch “ HUYỀN THOẠI TÌNH YÊU”

 

Sơ đồ cấu trúc không gian : Công viên “ HUYỀN THOẠI TÌNH YÊU”

 
 

 


Minh hoạ một số sản phẩm du lịch đặc thù trong Công viên “ HUYỀN THOẠI TÌNH YÊU”

Khu cafe- khách sạn phao bong bóng, ven sông Hồng: Nơi khởi đầu mối tình Chử Đồng Tử- Tiên Dung.

 

       
   
 

 

 


Không gian bãi cát- không gian tỏ tình lãng mạn ven sông Hồng

 

       
 
   
 

 

 

 
 

 


 
 

Khách sạn lãng mạn mùa nước lên

 

 

KẾT LUẬN:

Để Hưng Yên có thể phát triển được hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù và tạo dựng thương hiệu đậm đà bản sắc, thu hút khách du lịch và nhà đầu tư, Tỉnh cần triển khai nghiên cứu đề án xây dựng sản phẩm du lịch thương hiệu, làm nền tảng cho việc đầu tư, phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù mang hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

 

Tài liệu tham khảo:

1.    Đề tài khoa học cấp T.P 2014: “ Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch tại di tích làng cổ Đường Lâm- Sơn Tây- Hà Nội” do Liên hiệp Khoa học Phát triển Du lịch Bền vững thực hiện.

2.    Qui hoạch chi tiết 1/500: Khu du lịch nhân văn tưởng niệm nhà văn liệt sĩ Nam Cao ( Xã Hòa Hậu- Huyện Lý Nhâ, Tỉnh Hà Nam) do Liên hiệp Khoa học Phát triển Du lịch Bền vững thực hiện.

3.    Báo cáo Qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Hưng Yên đến 2025, tầm nhìn 2030 đã phê duyệt.

 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: