Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH" TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC..
"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
Xem Tiếp...

Tin du lịch

7 phong tục kỳ lạ ở châu Phi 7 phong tục kỳ lạ ở châu Phi
Những thị trấn kỳ lạ nhất thế giới Những thị trấn kỳ lạ nhất thế giới
Xem Tiếp...
Du lịch chữa lành: Tiềm năng, cơ hội và giải pháp
04/07/2023

Du lịch chữa lành là một hình thức xuất hiện trong bối cảnh đầy khó khăn biến động trên nhằm góp phần tháo gỡ giải quyết những nỗi đau “tâm hồn” của nhân loại và giúp cho con người được trở lại với gắn kết với chính mình để lấy lại sự cân bằng, bình an và hạnh phúc trọn vẹn. Nắm bắt được xu thế đó, ngày 1/7/2023, Hội liên hiệp Khoa học Phát triển Du lịch bền vững đã tổ chức Tọa đàm Du lịch chữa lành: Tiềm năng, cơ hội và giải pháp với khách mời là các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, du lịch, văn hóa. 

Chia sẻ tại tọa đàm, TS. Vũ Tiến Lộc – Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam vừa được Quốc hội thông qua, với những điểm mới về visa sẽ tháo gỡ phần nào cho du lịch Việt Nam thời gian tới.

“Tuy nhiên, mở cửa và visa chỉ là thủ tục hành chính, quan trọng là nội lực của các doanh nghiệp, người làm du lịch. Hơn nữa, để gỡ những điểm nghẽn du lịch, cần thiết phải tổ chức hoạt động du lịch có giá trị gia tăng, tạo sự khác biệt, thu hút người tham gia du lịch. Điều chúng ta cần quan tâm hiện nay là chất lượng du lịch chứ không phải số lượng khách du lịch đến Việt Nam. Trong khi đó, du lịch nội địa đang chịu cảnh quá tải với ô nhiễm môi trường, khách du lịch đến rất đông nhưng chi tiêu ít… Vì vậy, cần phát triển các loại hình du lịch nhằm thu hút lượng khách chất lượng cao”, TS. Vũ Tiến Lộc lưu ý. Theo ông, du lịch chữa lành là cách tiếp cận mới để phát triển thị trường khách du lịch chất lượng cao, bởi gần đây, nhất là sau dịch Covid-19, nhiều người quan tâm hơn đến sức khỏe, tìm đến phương pháp chữa lành tâm, thân, trí. Đây cũng là cách để chúng ta nâng cao sức khỏe, tìm kiếm hạnh phúc…

TS.KTS Nguyễn Thu Hạnh – Chủ tịch kiêm Giám đốc Liên hiệp Khoa học Phát triển du lịch bền vững (STDe) cũng bày tỏ, hầu hết quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đang phát triển mất cân bằng, chỉ quan tâm đến phát triển kinh tế, vật chất mà không chưa quan tâm đúng mức đến ổn định xã hội và môi trường. “Bằng chứng là chỉ số GDP được coi trọng, còn các chỉ số hạnh phúc HPI hay GNH (liên quan đến ổn định xã hội và khai thác tài nguyên bền vững) thì chưa được quan tâm lắm, nên thế giới phải chịu rất nhiều hậu quả về môi trường, người dân sống trong tình trạng hoang mang, bất an, lo lắng…”, bà Hạnh cho hay.

Để tháo gỡ những vấn đề bức xúc của xã hội, con người cần những trải nghiệm để hiểu sâu hơn về giá trị cuộc sống, về bản chất của hạnh phúc và có được niềm tin từ bản thân. Cụ thể, theo bà Hạnh, cần hiểu giá trị của thiên nhiên và biết cách khai thác bền vững… thưởng thức cuộc sống bằng cái nhìn lạc quan và giữ được tâm an bằng cái nhìn hướng nội nhằm quản trị được sự thay đổi cảm xúc. “Đây là những yếu tố để du lịch chữa lành xuất hiện, góp phần giải quyết những nỗi đau tâm hồn, giúp cho con người được trở lại gắn kết với chính mình để lấy lại sự cân bằng, bình an và hạnh phúc trọn vẹn“.

Việt Nam sở hữu nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch chữa lành, như có nhiều điểm đến hoang sơ, thiên nhiên hài hòa, tươi đẹp, tài nguyên di sản, văn hóa, con người dồi dào. Sau dịch Covid-19, nhiều người sẵn sàng chi tiền cho các chuyến du lịch chữa lành và Việt Nam đang là đất nước được các nhà đầu tư thế giới hướng đến phát triển du lịch chữ lành trong tương lai. Chính vì vậy rất cần quan tâm đầu tư thị trường đang còn bỏ ngỏ này.

Ngoài ý kiến về thực trạng phát triển du lịch tại Việt Nam, Tọa đàm cũng nhận được rất nhiều ý kiến của các chuyên gia, doanh nghiệp khách mời, đặc biệt là những lưu ý, do còn những cách hiểu khác nhau giữa du lịch chữa lành, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch y tế, du lịch thiền…, nên loại hình này cần được nghiên cứu sâu hơn, nhằm lựa chọn giải pháp phát triển đúng hướng.

Thụy An (Tổng hợp) – TCKT.VN
© Tạp chí Kiến trúc

--------------------------------------------------
LIÊN HIỆP KHOA HỌC PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG (STDe)
👉Địa chỉ: Tầng 2, toà nhà An Bình, số 1, ngõ 43 Kim Đồng, Hoàng Mai, Hà Nội

 

 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: