Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

“Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững “Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững
Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học liên ngành". Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học..
"Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành "Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế
Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland
Xem Tiếp...
Du lịch “Biến họa thành phúc” - Sản phẩm đột phá của trí tuệ Việt
14/02/2023

(Nienlich.vn) Chủ tịch Liên hiệp Khoa học Phát triển Du lịch Bền vững (STDe) - TS.KTS Nguyễn Thu Hạnh (còn được gọi với cái tên thân thiện Hạnh “Happy”) đã bỏ ra hàng tỷ đồng để thực hiện các dự án phi lợi nhuận nhằm giúp xã hội khai thác du lịch từ mưa, gió, bão, lụt và... bóng đêm.

 

​ TS.KTS Nguyễn Thu Hạnh - Chủ tịch Liên hiệp Khoa học Phát triển Du lịch Bền vững (STDe) (Ảnh: Internet) 

 

Ý tưởng kinh doanh du lịch độc và lạ

 

“Khi bão đến, có nhiều người xây tường, còn một số khác xây cối xay gió”. Một trong số ít những người đang xây cối xay gió đó là TS. Hạnh. Với lối tư duy ngược chiều, trong nhiều năm qua, TS. Hạnh và các đồng nghiệp STDe đã bỏ ra hàng tỷ đồng để làm dự án phi lợi nhuận nhằm giúp xã hội khai thác du lịch từ mưa, gió, bão, lụt và bóng đêm.

“Tư duy thông thường, thường coi các yếu tố thiên nhiên như mưa, bão, lụt… là các yếu tố thiên nhiên bất lợi. Nhưng nếu nhìn các yếu tố trên từ một góc nhìn khác, với một tư duy mới, ta sẽ thấy có thể khai thác rất nhiều các giá trị tiềm ẩn có được từ các yếu tố thiên nhiên khắc nghiệt đó, để phát triển thành sản phẩm du lịch hấp dẫn và độc đáo”, người đứng đầu STDe quan niệm.

 

Quang cảnh phố cổ Hội an mùa nước lũ

 

Nói về cơ duyên đến với ý tưởng “kinh doanh” mưa, bão, lụt, TS. Hạnh chia sẻ, xuất phát từ lần đi công tác tại Hội An năm 2009 đúng vào mùa lụt, nước dâng cao làm ngập những mái nhà cổ rêu phong. Đứng trên tầng 2 của một ngôi nhà cổ, toàn bộ bức tranh tổng thể của di sản Hội An bất chợt hiện ra trước mắt tôi với một vẻ đẹp vô cùng khác lạ, vừa mong manh, xưa cũ, vừa an nhiên tự tại trên nền nâu sẫm của dòng nước lũ.

 

Khai thác du lịch từ bão lụt, một ý tưởng kinh doanh rất lạ

 

Trò chuyện với người dân được biết, những ngày mưa lụt, có rất nhiều du khách nước ngoài tò mò muốn đi thuyền khám phá vẻ đẹp của Hội An. Ngay lúc đó, một câu hỏi lóe lên trong đầu người kiến trúc sư: “Tại sao không biến mưa, lũ Hội An thành một tour du lịch trải nghiệm độc đáo?”. Sau đó, kịch bản tour du lịch mưa, bão, lụt đã được ra đời nhanh chóng với nhiều hoạt động du lịch phù hợp với khung cảnh trời mưa. Du khách sẽ được ngắm cảnh quan tổng thể của các mái nhà cổ Hội An khi nước lụt dâng cao; đi thuyền thăm quan các ngõ ngách quanh co của Hội An; dừng chân ở các quán cafe trên tầng 2 của các ngôi nhà cổ để thưởng thức các loại hình nghệ thuật từ mưa như: Nghe nhạc mưa, múa rối nước, vẽ tranh, chụp ảnh chủ đề mưa. Rồi ngâm thơ, uống trà, chơi cờ, giao lưu văn hóa…

Các tour du lịch này không chỉ giúp cho du khách hiểu thêm về văn hóa ứng xử với thiên nhiên của người miền Trung mà còn là những cơ hội để họ thực hiện hoạt động du lịch có trách nhiệm: Chia sẻ và động viên giúp đỡ người dân địa phương trong những ngày gặp mưa, lũ.

 

Du lịch “Biến họa thành phúc” -  Sự sáng tạo đột phá

 

Tại các cuộc hội thảo tổ chức liên tiếp tại 3 tỉnh miền Trung, chuỗi sản phẩm du lịch “Mưa Huế, bão Đà Nẵng, lụt Hội An”' đã tạo ra bất ngờ khi được các địa phương ủng hộ hết sức. Bởi, dường như những trăn trở của họ từ bao lâu nay với việc biến các rào cản thời tiết thành yếu tố thuận lợi để có thể sống chung và tận dụng nó đã được TS. Hạnh giải đáp.

Ông Trương Văn Bay, Phó Chủ tịch TP Hội An đã gọi dự án này là dự án: Biến họa thành phúc. Ông Ngô Hòa, Phó Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế chia sẻ: “Tôi rất mong du khách có thể thưởng thức được vẻ đẹp tuyệt vời của Huế trong mưa”.

Sự dũng cảm và dấn thân của người làm khoa học cuối cùng đã được đáp đền xứng đáng khi Huế và Hội An đã quyết định đầu tư nguồn vốn và có khá nhiều doanh nghiệp lữ hành áp dụng dự án TS. Hạnh để khai thác du lịch vào mùa mưa, lụt thu được những tín hiệu khả quan, phản hồi tích cực của du khách, nhất là khách nước ngoài.

 

Trải nghiệm của du khách khi đi du lịch mùa mưa, lũ

 

Những “tư duy ngược” xưa nay vẫn luôn vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, khi mới công bố, dự án của TS. Hạnh cũng không ngoại lệ. Thời điểm mới công bố các dự án này, hầu hết mọi người đều cho đây là các dự án điên rồ và không có nguồn quỹ nào chịu cấp vốn. Người phụ nữ sinh năm 1970 đã chấp nhận rời một cơ quan Nhà nước để ra ngoài lập doanh nghiệp nghiên cứu khoa học, chủ động bỏ vốn đầu tư và triển khai các dự án tâm huyết của mình. Những nỗ lực phi thường đối với cộng đồng qua 15 dự án du lịch đột phá đã được Nhà nước trao tặng bảng vàng vinh danh “Trí thức Việt Nam tiêu biểu vì sự nghiệp phát triển cộng đồng” và cúp Sen xanh “Trí tuệ Việt Nam” năm 2015.

Có thể nói, cách tư duy đột phá của các sản phẩm du lịch: “Mưa Huế”, “Lụt Hội An”, “Bão Đà Nẵng”, “Mây Sapa”, “Gió Bạc Liêu”, “Khách sạn bóng đêm”… đã mở ra một cánh cửa hoàn toàn mới cho con đường tư duy và sáng tạo sản phẩm du lịch tại Việt Nam.


Hữu Oanh - Nienlich.vn

--------------------------------------------------
LIÊN HIỆP KHOA HỌC PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG (STDe)
👉Địa chỉ: Tầng 2, toà nhà An Bình, số 1, ngõ 43 Kim Đồng, Hoàng Mai, Hà Nội
👉Facebook:

 

 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: