Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

“Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững “Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững
Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học liên ngành". Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học..
"Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành "Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế
Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland
Xem Tiếp...
CÔNG VIÊN TÁI SINH

Bài báo đã được in trên website VTV.VN
http://www.vtv.vn/Article/Get/Cong-vien-tai-sinh---68b61596b6.html
Với nhiều người, rác có thể coi là những thứ bỏ đi, nhưng với các bạn sinh viên Đại học Xây dựng Hà Nội (thành viên Câu lạc bộ Du lịch Xanh - Liên hiệp khoa học phát triển du lịch bền vững, rác vẫn có thể được tái chế để trở thành những đồ vật hữu ích.




Với nhiều người, rác có thể coi là những thứ bỏ đi, nhưng với các bạn sinh viên Đại học Xây dựng Hà Nội (thành viên Câu lạc bộ Du lịch Xanh - Liên hiệp khoa học phát triển du lịch bền vững, rác vẫn có thể được tái chế để trở thành những đồ vật hữu ích.

Với nhiều ý tưởng thiết kế, cộng với tinh thần của những bạn trẻ yêu thích các hoạt động về môi trường, các sinh viên Đại học Xây dựng Hà Nội đã nảy ra ý tưởng thiết kế Công viên tái sinh, trong đó những chất thải rắn như: Chai lọ nhựa, thủy tinh, lon bia, giấy hay lốp xe… sẽ được “sống” lại thành những hình thù phong phú, đa dạng, từ đó giúp người xem không chỉ thưởng thức, mà còn có ý nghĩa giáo dục trong việc bảo vệ môi trường.          

Tái chế rác thải, làm rác sống lại thành những đồ vật hữu ích. Đó là một trong 3 khu vực chính của Công viên tái sinh. Ngoài khu tái chế, 2 khu vực quan trọng còn lại của Công viên tái sinh, đó là khu tiếp nhận - phân loại rác thải và khu trưng bày những sản phẩm tái chế. Dự kiến, khâu xử lý tái chế rác sẽ thu hút rất nhiều sinh viên của các trường khác nhau như: Kiến trúc, Mỹ thuật công nghiệp và thậm chí cả khách tham quan cũng có thể tham gia.

Trong công viên tái sinh này, rác được chọn để tái chế sẽ là những chất thải rắn chứ không phải là chất thải hữu cơ, bởi theo các bạn sinh viên, chất thải rắn như chai, lọ, bìa hay giấy… là những thứ thân thiện với môi trường và gần gũi với con người.

Sinh viên Đào Văn Bình, Trưởng nhóm ý tưởng Công viên tái sinh cho biết: “Nhiều người không hiểu rác có thể tái sinh thành những đồ vật hữu ích, em và các bạn sẽ cùng với mọi người làm điều này”.

Mô hình Công viên tái sinh được đánh giá cao về ý tưởng sáng tạo. Trong số hàng trăm ý tưởng tham dự cuộc thi Ý tưởng xanh, một cuộc thi về môi trường vừa được tổ chức mới đây, Công viên tái sinh đã nằm trong số 28 ý tưởng ấn tượng nhất.

Mặc dù có ý nghĩa như vậy, nhưng theo các bạn sinh viên, mô hình này hiện vẫn chưa được nhiều cơ quan quản lý chú ý bởi kinh phí đầu tư và quỹ đất sử dụng cho một công viên là khá lớn. Do vậy, các sinh viên Đại học Xây dựng đã có ý tưởng thực hiện mô hình Công viên tái sinh trước hết ở quy mô nhỏ, những hình con thú ngộ nghĩnh bằng săm lốp, cành cây khô hay những nhà bằng chai lọ thủy tinh sẽ được dựng lên ngay tại sân chơi trong các khu chung cư, tập thể hiện nay, sau đó nếu có điều kiện mới tiến đến quy mô lớn hơn.

Như vậy, với mô hình Công viên tái sinh, rác có thể biến thành những sản phẩm để vui chơi, giải trí, rất hấp dẫn và độc đáo. Không chỉ làm chậm quá trình phát sinh rác thải, công viên tái sinh còn tạo ra được nguồn thu từ rác. Công viên tái sinh thực sự là một ý tưởng xanh có ý nghĩa trong điều kiện môi trường ngày càng bị ô nhiễm.


 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: