Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH" TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC..
"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Lạ lùng chuyến bay hành khách không biết nơi đến Lạ lùng chuyến bay hành khách không biết nơi đến
Quán cà phê Nhật gây sốt với những con chuột khổng lồ Quán cà phê Nhật gây sốt với những con chuột khổng lồ
Xem Tiếp...
DU LỊCH ĐỘT PHÁ CÁNH CỬA MỚI CHO CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM
“TƯ DUY ĐỘT PHÁ” 
  CÁNH CỬA HOÀN TOÀN MỚI CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI VIỆT NAM

                                                
                     TS. Nguyễn Thu Hạnh
                                                                                       Chủ tịch Liên hiệp Khoa học Phát triển Du lịch Bền vững( STDe)


Thế nào là “Tư duy đột phá”?
Tư duy đột phá là lối tư duy vượt khung, thậm chí phá bỏ hoàn toàn lối tư duy cũ (đã trở thành lối mòn) trong các giai đoạn kinh tế-  xã hội trước đây.
           Thế giới hiện nay là một thế giới phát triển hỗn độn, đầy những biến động phức hợp của thiên nhiên và xã hội, con người nếu không chịu trang bị cho mình một tư duy hoàn toàn mới, sẽ khó mà thích ứng để tồn tại…”
Vì sao rất cần tư duy đột phá trong phát triển du lịch?
Nhìn vào bức tranh thực trạng phát triển sản phẩm du lịch ở Việt Nam, nhiều chuyên gia du lịch đầu ngành có chung một đánh giá rằng: Tài nguyên du lịch của Việt Nam có nhiều thế mạnh nổi trội, nhưng sản phẩm du lịch của chúng ta lại khá nghèo nàn, thiếu tính đa dạng, độc đáo và không đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu đa dạng của khách du lịch.
So sánh với một số quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á như : Singapore, Malaysia hay Thái Lan,… mặc dù tài nguyên sẵn có không nhiều, nhưng vì sao họ đã tạo ra nhiều đột phá trong phát triển sản phẩm du lịch…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng buồn này: từ khâu quản lý, hoạch định chiến lược và liên kết phát triển sản phẩm du lịch cho đến khâu triển khai vào thực tế,…cái khó từ tài chính, cái khó từ con người,…và trên hết là cái khó trong rào cản về TƯ DUY NHẬN THỨC.    
        Tư duy cũ, kinh nghiệm cũ, dù đã lạc hậu nhưng là cách nghĩ an toàn của số đông xã hội. Điều này khiến cho Việt Nam vẫn mãi là quốc gia nghèo và chạy theo các quốc gia khác mà không có được con đường sáng tạo của riêng mình
Thế mạnh sẽ trở thành điểm yếu khi chúng ta không có tầm nhìn rộng và tri thức sâu sắc trong việc nhìn nhận và đánh giá giá trị của nguồn tài nguyên. Tư duy ăn sẵn với “ nền kinh tế cơ bắp” dựa nhiều vào nhân công giá rẻ và “ nền kinh tế đào mỏ” dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, với tầm nhìn ngắn hạn đã khiến cho các nguồn tài nguyên của Việt Nam nhanh chóng cạn kiệt.
Chúng ta đã phải chứng kiến vẻ đẹp của di sản thiên nhiên Hạ Long đang biến mất từng ngày dưới bàn tay khai thác thô bạo của con người. Còn di sản văn hóa thì sao? Dích tích, đền đài, lễ hội, làng cổ,... cũng sẽ mãi là vẻ đẹp tiềm ẩn nếu như chúng ta không biết cách để bảo tồn, tôn vinh và thổi hồn để di sản có thể “sống lại” và thích nghi với nhu cầu của thời đại...
Với hơn 3000 km bờ biển, chúng ta đang sở hữu một kho báu tài nguyên dồi dào với nhiều bãi cát dài, đẹp và rất nhiều cảnh quan, di sản văn hóa có đẳng cấp quốc tế như: Hạ Long, Huế, Hội An,…Những tài nguyên đó có khoảng mười giá trị thì chúng ta mới chỉ khai thác được khoảng hai, đến ba giá trị bề nổi thôi. Còn nhiều giá trị tiềm ẩn khác, đòi hỏi phải có góc nhìn toàn diện, sâu sắc và tinh tế hơn, mang nhiều tư duy khoa học hơn, chưa được chúng ta quan tâm đầu tư thích đáng…  
Hạn chế này phần nhiều do chất xám chưa được ứng dụng và sử dụng một cách hiệu quả vào quá trình khai thác tài nguyên, hay nói một cách khác là tại Việt Nam chưa có một nền kinh tế tri thức, nền kinh tế mang hàm lượng chất xám cao trong phát triển du lịch.
“ Tư duy đột phá”- sứ mệnh của các nhà khoa học STDe

Liên hiệp Khoa học Phát triển Du lịch Bền vững (STDe) là tổ chức nghiên cứu khoa học trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, ra đời vào tháng 2/2010. Đội ngũ nhân sự chủ chốt của STDe bao gồm 11 GS, Phó GS và TS, là chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực liên quan đến du lịch. Với sứ mệnh:"Thay đổi tư duy trong việc khai thác tài nguyên để tạo ra bước đột phá cho du lịch Việt Nam", STDe đã đầu tư trọng điểm cho các công trình nghiên cứu có “Tư duy đột phá”, giải quyết các thách thức lớn nhất của du lịch Việt Nam hiện nay như vấn đề cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu...
     Với sứ mệnh thay đổi tư duy xã hội để thực hiện mục tiêu phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam, trong 10 năm vừa qua, STDe đã nghiên cứu và liên tục công bố “18 bộ sản phẩm du lịch đột phá”, tạo được nhiều tiếng vang lớn trong dư luận như: Sản phẩm Du lịch “ Mưa, bão, lụt” miền Trung; Sản phẩm Du lịch “ Gió Bạc Liêu”; Sản phẩm Du lịch “ Khách sạn Bóng đêm”; Sản phẩm Du lịch “ Kỳ quan Hạ Long”,…
  Mới đây nhất, khu du lịch “ Làng Vũ đại ngày ấy”, mô hình du lịch văn học đầu tiên của Việt Nam được STDe nghiên cứu qui hoạch tại Xã Nhân Hậu- Huyện Lý Nhân- Tỉnh Hà Nam đã được trao tặng giải vàng- giải thưởng kiến trúc quốc gia 2016.
Với một loạt các dự án nghiên cứu đã công bố trên, “ Tư duy đột phá”của các nhà khoa học STDe đã đang dần mở ra một cánh cửa mới, một lối đi hoàn toàn khác biệt cho con đường sáng tạo và phát triển sản phẩm du lịch tại Việt Nam.
Giá trị các sản phẩm du lịch đột phá của STDe
- Giá trị tư duy: Thay đổi tư duy cũ ( đã lạc hậu) trong vấn đề khai thác tài nguyên. Tạo ra góc nhìn rộng và sâu sắc về các giá trị của tài nguyên ( đặc biệt là các giá trị còn tiềm ẩn) 
- Gíá trị kinh tế: Tăng chuỗi giá trị cho tài nguyên, sáng tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch đa dạng độc đáo với chi phí vật liệu rất thấp. Làm tăng doanh thu du lịch và lợi nhuận lên gấp nhiều lần.
- Giá trị xã hội: Thu hút được nguồn lực của toàn xã hội vì chi phí đầu tư thấp, công nghệ không khó, vật liệu địa phương.
- Giá trị môi trường: Góp phần giảm thiểu rất nhiều tác hại đến môi trường khi thay đổi tư duy khai thác  tài nguyên 
Do đó, tạo ra giá trị lâu dài và bền vững cho kinh tế du lịch nói riêng và kinh tế liên ngành nói chung
Những cơ hội và thách thức của STDe khi nghiên cứu và triển khai các dự án mang “ Tư duy đột phá”  
Mặc dù là một tổ chức nghiên cứu khoa học tự chủ, tự chịu trách nhiệm, không được Nhà nước bao cấp, vốn tài chính còn hạn hẹp, nhưng nhiều cơ hội đã đến với STDe sớm hơn rất nhiều so với hoạch định, chính là nhờ vào sự khác biệt nằm trong “ Tư duy đột phá”.
Có thể nói, thế mạnh nổi trội của STDe là lĩnh vực nghiên cứu chiến lược, qui hoạch và xây dựng sản phẩm du lịch thương hiệu, đặc thù với tầm nhìn dài hạn và tư duy đột phá. Sau 10 năm hoạt động, Tư duy đột phá của STDe đã ngày càng được khẳng định là thế mạnh đặc biệt và hướng đi đúng đắn của STDe trong các hoạt động nghiên cứu KH và ứng dụng. Thương hiệu của STDe đã trở thành cái tên nhiều người biết đến trong lĩnh vực tư vấn chiến lược du lịch với tư duy đột phá, được nhiều địa phương và báo đài ủng hộ. Có khoảng 70 video phóng sự về các dự án của STDe và khoảng 155 bài báo tuyên truyền về các sản phẩm du lịch mang tư duy đột phá.
    STDe đã bước đầu xây dựng được một tổ chức có khả năng thực hiện được những nhiệm vụ KHCN của Quốc gia đặt ra. Công tác quản lý đã dần đi vào nề nếp ổn định, nguồn lực có chất lượng. STDe có đội ngũ chuyên gia có năng lực, được sự tin tưởng và ủng hộ của các cơ quan quản lý Nhà nước, các địa phương và doanh nghiệp.
Qua truyền thông, nhiều địa phương và doanh nghiệp trong cả nước cũng đã được tiếp cận và bị thuyết phục bởi “ Tư duy sáng tạo đột phá” của STDe. Nhiều lãnh đạo Tỉnh đã trực tiếp mời STDe đến khảo sát nguồn tài nguyên của Tỉnh và tư vấn cho Tỉnh cách khai thác hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Nhờ uy tín và thương hiệu, STDe cũng đã dễ dàng hơn rất nhiều trong việc đấu thầu các đề tài khoa học và dự án thuộc ngân sách Nhà nước...
Sau 10 năm kể từ ngày thành lập, STDe đã biên soạn và xuất bản bộ sách Tư duy sáng tạo sản phẩm du lịch với nền tảng lý luận của tư duy đột phá. STDe cũng liên tục nghiên cứu, tổ chức hội thảo công bố 18 dự án du lịch đột phá ( trong đó có nhiều dự án đã được triển khai vào thực tế ). STDe đã triển khai 45 hợp đồng kinh tế có giá trị khoảng 20 tỷ VNĐ. Trong đó vốn ngân sách Nhà nước chiếm 75% ( bao gồm 11 đề tài nghiên cứu cấp Bộ và Thành phố; 34 đề án, dự án quy hoạch du lịch tổng thể và chi tiết ).
Bên cạnh những thuận lợi trên, nhiều khó khăn, thách thức cũng đã xuất hiện trong quá trình nghiên cứu và triển khai các dự án mang “ Tư duy đột phá”.
Thách thức lớn nhất vẫn là những rào cản về nhận thức từ trong nhiều tầng lớp xã hội ( kể cả ở những cơ quan quản lý cao nhất ). Nhiều dự án nghiên cứu của STDe khi công bố đã bị rơi vào tranh cãi, đả kích, thậm chí “ném đá”, cho là những tư duy điên rồ, viển vông, xa rời thực tế…
Doanh nghiệp- nhân tố chính để hình thành nên thị trường tiêu thụ các ý tưởng sáng tạo của STDe còn chưa “mặn mà” với các nghiên cứu khoa học mang tư duy đột phá. Đối với doanh nghiệp, tư duy ăn sẵn, dựa nhiều vào việc khai thác “tài nguyên thô” cùng với tầm nhìn ngắn hạn, đã làm cho họ hầu như không quan tâm đến các nghiên cứu khoa học giàu chất sáng tạo của STDe.
Mặt khác, giá thành các sản phẩm nghiên cứu nói chung và nghiên cứu theo “ tư duy đột phá” nói riêng, rất khó định giá (vì là sản phẩm trí tuệ vô hình). Các ý tưởng khoa học rất dễ bị đánh cắp, chưa có công cụ bảo hộ hữu hiệu cho quyền sở hữu trí tuệ của các nhà Khoa học,... quá nhiều nguyên nhân đã trở thành rào cản lớn trong việc hình thành nên thị trường sử dụng các sản phẩm nghiên cứu mang ‘ Tư duy đột phá”.

Kết luận:
     Sau 10 năm thử nghiệm nghiên cứu và ứng dụng các sản phẩm du lịch mang tư duy đột phá vào thực tế Việt Nam với nhiều khó khăn, thách thức, STDe sẽ vẫn tiếp tục kiên tâm đi trên con đường sáng tạo của mình để thúc đẩy và lan tỏa các dự án du lịch mang “Tư duy đột phá” càng ngày càng sâu rộng trong xã hội, góp phần đưa ngành du lịch nước nhà lên một tầm cao mới, xứng đáng với những gì mà thiên nhiên và di sản cha ông đã trao tặng...

 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: