Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH" TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC..
"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Choáng với ngôi chùa ngàn năm tuổi nổi tiếng với vẻ ngoài kỳ dị, bước vào chỉ thấy sợ Choáng với ngôi chùa ngàn năm tuổi nổi tiếng với vẻ ngoài kỳ dị, bước vào..
Bên trong 'nghĩa địa' máy bay lớn bậc nhất thế giới Bên trong 'nghĩa địa' máy bay lớn bậc nhất thế giới
Xem Tiếp...
Tu viện tổ ong ấn tượng ở Ấn Độ
Tu viện tổ ong ấn tượng ở Ấn Độ
6/1/2020

Là một trong những tu viện nằm cheo leo trên vách đá, trong một khu vực xa xôi hẻo lánh ở Ấn Độ nhưng Phuktal lại có một sức hút kì lạ khiến du khách không quản khó khăn để viếng thăm.


Tu viện Phuktal hay còn gọi là Phuktal Gompa là một trong những tu viện bị cô lập tại vùng đông nam Zanskar ở miền bắc Ấn Độ.



Tu viện là một công trình bằng bùn và gỗ độc đáo được xây ở lối vào của một hang động tự nhiên trên vách đá cao của một hẻm núi thuộc một bên nhánh chính của con sông Lungnak (Lingti-Tsarap).



Trông từ một khoảng cách xa, tu viện giống như một tổ ong khổng lồ.



Tu viện Phuktal Gompa được Gangsem Sherap Sampo, một môn đệ của chủng viện Tsongkhapa thành lập vào những năm đầu thế kỷ 12.



Mặc dù tu viện được xây dựng vào thế kỷ 12, ẩn chứa nhiều kho báu giá trị nhưng bị lãng quên cho đến khi Alexander Cosmo de Koros, một nhà nguyên cứu tôn giáo người Hungary viếng thăm và ở lại nơi này trong giai đoạn từ 1826-1827.


Sở dĩ tu viện được xây dựng tại một khu vực xa xôi hẻo lánh như vậy là do những nhà sư thời xưa muốn tìm một chốn cư ngụ và thiền định trong một không gian hoàn toàn yên tĩnh.




Những điểm nổi bật của tu viện là những bức bích họa và cách trang trí trần trong nhà nguyện cũ, cùng thuộc một thời đại như ở tu viện Tabo và Alchi. Ngoài ra tu viện còn có bốn phòng cầu nguyện, một thư viện, trung tâm giảng dạy, nhà bếp, phòng khách và khu sinh hoạt cho khoảng 70 nhà sư sinh sống.



Một điểm thu hút rất lớn ở tu viện là một lỗ rỗng sâu trong động đá. Mực nước trong lỗ rỗng này không bao giờ sụt giảm, mặc dù lượng nước chảy ra từ khu vực này là đều đều mỗi ngày.



Phuktal Gompa là một trong số ít các tu viện phật giáo ở Ladakh khó viếng thăm. Người ta phải đến thành phố Padum để bắt một chiếc xe tắc – xi đến vùng ngoại ô Raru và cũng bắt đầu từ đây người ta sẽ leo núi. Lộ trình leo núi kéo dài từ một đến hai ngày qua hai ngôi làng nhỏ Chatang và Purne, rồi lại tiếp tục đi bộ đường dài khoảng 7 km nữa mới tới tu viện Phugtal.



Không có nhà khách hoặc khách sạn tại Phuktal. Du khách chỉ có thể được các nhà sư sắp xếp cho một chỗ ở tại tu viện.



Giữa tháng bảy đến tháng chín là thời điểm tốt nhất để thăm Phuktal, đối với những tháng còn lại tu viện phải đóng cửa do tuyết rơi nhiều.

Tuệ Tâm

Theo Tri Thức
Link: https://baomoi.com/tu-vien-to-ong-an-tuong-o-an-do/c/12595500.epi?fbclid=IwAR2bSG-twR_ciJtaj-xYMgu81rJjKYJozbOrgnRXzngysDiq5LqO4mqgJqA



 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: