Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH" TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC..
"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Tình cảnh trớ trêu trên sa mạc vì đèn giao thông cho... lạc đà Tình cảnh trớ trêu trên sa mạc vì đèn giao thông cho... lạc đà
Những ngôi nhà có kiến trúc độc lạ khắp thế giới Những ngôi nhà có kiến trúc độc lạ khắp thế giới
Xem Tiếp...
QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SẢN PHẨM DU LỊCH
TS.KTS. Nguyễn Thu Hạnh
Chủ tịch liên hiệp khoa học phát triển du lịch bền vững

4.1. Đề xuất qui trình và phương pháp xây dựng sản phẩm du lịch.

4.1.1. Qui trình xây dựng sản phẩm:

* Giai đoạn 1: Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tổng thể cho điểm đến.

Giai đoạn này cần được thực hiện bởi sự phối hợp liên ngành giữa: các nhà quản lý, hoạch định, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư địa phương. Giai đoạn này cần tiến hành các công việc sau:

          a) Phân tích nhu cầu du lịch của thị trường: Dựa trên việc phân tích các khía cạnh sau:

- Bối cảnh kinh tế- xã hội và  trình độ khoa học kỹ thuật thế giới.

- Các mối quan hệ chính trị trên thế giới.

- Cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến sự  phát triển du lịch.

- Xác định xu hướng phát triển của thị trường.

          b) Phân tích khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch của điểm đến :  

          * Đánh giá tiềm năng du lịch của điểm  đến đến trên cơ sở :     

          - Thống kê, Phân tích, đánh giá mức độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch và mức độ nhạy cảm của môi trường.

          - Phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của điểm đến.

          - Phân tích đánh giá điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất của ngành du lịch.

- Phân tích đánh giá vị trí, vai trò du lịch của điểm đến trong mối quan hệ cạnh tranh .

          * Phân tích đánh giá hiện trạng khai thác tài nguyên và phát triển sản phẩm du lịch.

           - Hiện trạng khách: số lượngkhách, doanh thu, cơ cấu khách, đặc điểm nhu cầu, …

          - Hiện trạng khai thác tài nguyên và những tác động đến môi trường

          - Hiện trạng tổ chức không gian và tuyến điểm du lịch 

          - Hiện trạng phát triển các loại hình dịch vụ du lịch

          - Những khó khăn về quản lý, kinh doanh, nguồn nhân lực trong quá trình xây dựng sản phẩm.

 

 

- Đánh giá tổng hợp hiện trạng: Xác định những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân.

          c) Đánh giá tổng hợp các yếu tố khách quan và chủ quan.

Xác định những cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của điểm đến.

          e) Định hướng phát triển sản phẩm du lịch tổng thể của điểm đến.

- Xác định vị trí, vai trò du lịch của điểm đến trong khu vực.

- Định hướng các thị trường khách mục tiêu ( dự báo số lượng và cơ cấu khách theo quốc tịch, lứa tuổi, nghề nghiệp, khả năng chi trả,…)

- Định vị thương hiệu- hình ảnh đặc trưng cho sản phẩm du lịch tổng thể của điểm đến.

          - Định hướng khai thác tài nguyên du lịch theo không gian, thời gian ( phân vùng khai thác theo không gian lãnh thổ, phân kỳ phát triển)

          - Định hướng phát triển các loại hình du lịch, tuyến điểm du lịch và lọai hình dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường mà không làm tổn hại đến tài nguyên và môi trường trong tương lai. Đề xuất các nguyên tắc phát triển để quản lý tốt các hoạt động du lịch này trong một hệ thống.  

          - Phân công kế hoạch thực hiện cho các đối tượng tham gia vào quá trình xây dựng sản phẩm ( các sở, ban ngành, các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư,)

          - Đề xuất các giải pháp mang tính liên ngành ( cơ chế, chính sách, nguồn vốn,...) để thúc đẩy sự phát triển của họat động du lịch trong thực tế một cách hiệu quả.

* Giai đoạn 2: Triển khai chiến lược vào thực tế : đầu tư xây dựng các lọai hình dịch vụ du lịch.

Giai đoạn này được thực hiện bởi các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư địa phương. Giai đoạn này cần tiến hành các công việc sau:

          - Tìm hiểu cơ chế chính sách của nhà nước và địa phương, tìm hiểu chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tổng thể của điểm đến ( đã được phê duyệt).

          - Xác định thị trường mục tiêu phù hợp với khả năng cung ứng của của công ty.

          - Lựa chọn các loại hình hàng hoá và dịch vụ phù hợp với chiến lược sản phẩm của điểm đến, phù hợp với mong muốn của thị trường mục tiêu và có sức cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng kinh doanh lọai hình dịch vụ tương tự .

-         Định vị thương hiệu cho sản phẩm.

-         Xây dựng ý tưởng và thiết kế nội dung, hình thức cho sản phẩm trên cơ sở những định hướng của qui họach chiến lược vùng.

-         Đầu tư xây dựng sản phẩm.

-         Định giá cho sản phẩm.

-         Xúc tiến quảng bá sản phẩm đến các thị trường mục tiêu.

4.1.2. Các phương pháp ( công cụ) cơ bản để trợ giúp cho quá trình nghiên cứu, xây dựng sản phẩm.

          * Các phương  pháp truyền thống thường được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây

          - Phương pháp ma trận mục tiêu (đánh giá, cho điểm theo các tiêu chí và chỉ tiêu )

Phương pháp này ứng dụng trong việc phân tích, đánh giá độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch trong mối quan hệ cạnh tranh với các điểm du lịch khác.

          - Phương pháp điều tra xã hội học để tìm  hiểu nhu cầu và mong muốn của thị trường về sản phẩm du lịch.

          - Phương pháp đánh giá tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch( SWOT).

          - Phương pháp phân vùng giá trị tài nguyên bằng cách chồng ghép bản đồ.

          * Các phương pháp mới do đề tài đề xuất ( 6 phương pháp)

a) Phương pháp xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch theo qui luật “ Vòng đời sản phẩm.”

* Mục đích sử dụng: Định hướng khai thác tài nguyên du lịch và phát triển sản phẩm phù hợp với chu kỳ sống của một điểm đến.

* Các bước tiến hành:

B1: Thống kê, đánh giá, phân loại quĩ tài nguyên du lịch hiện có.

B2: Lựa chọn phương án khai thác nguồn tài nguyên trên cơ sở phân tích nhu cầu của khách và khả năng cung ứng của điểm đến ở các giai đoạn khác nhau.

B3: Xây dựng kế hoạch khai thác tài nguyên trong từng giai đoạn theo qui luật vòng đời ( chu kỳ sản phẩm). Bao gồm các bước nhỏ sau:

- Thể hiện chu kỳ sống của sản phẩm trên biểu đồ.

- Xác định các phân kỳ nhỏ của chu kỳ sản phẩm: thời kỳ xây dựng ý tưởng sản phẩm; thời kỳ tiếp thị quảng bá và bắt đầu tiêu thụ sản phẩm; thời kỳ sản phẩm phát triển đến đỉnh cao; thời kỳ sản phẩm đi vào giai đoạn đình trệ, thoái trào.

- Xác định vị trí vòng đời sản phẩm bằng phương pháp điều tra xã hội học.

- Xác định nguồn tài nguyên khai thác trong từng giai đọan.

b) Phương pháp kéo dài "vòng đời" của điểm du lịch hoặc của sản phẩm dịch vụ du lịch.

 

 

* Mục đích sử dụng: tìm giải pháp kéo dài vòng đời cho điểm du lịch hoặc sản phẩm dịch vụ.

* Các bước tiến hành: xem hình 9

Tìm hiểu nguyên nhân thoái trào của sản phẩm để lựa chọn giải pháp kéo dài vòng đời sản phẩm. Có 2 giải pháp: 

- Giải pháp 1: Cải tiến chất lượng sản phẩm để kéo dài giai đoạn phát triển đỉnh điểm. Có những cách cải tiến như sau:

+ Điều chỉnh sản phẩm  cho phù hợp hơn với nhu cầu mong muốn của thị trường( điều chỉnh hình thức sản phẩm, cơ cấu sản phẩm, giá cả sản phẩm)

+ Làm mới sản phẩm bằng cách khai thác sản phẩm theo một cách nhìn mới “ bình mới rượu cũ”.

+ Nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách làm phong phú và hoàn thiện hơn chất lượng các loại hình dịch vụ.

- Giải pháp 2:  Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.

Sản phẩm mới dựa trên việc khai thác giá trị của nguồn tài nguyên còn tiềm ẩn của điểm đến. Ý tưởng xây dựng sản phẩm này cần phải được xây dựng ngay tại thời điểm sản phẩm cũ đang phát triển ở giai đoạn đỉnh cao. Nhờ việc đón trước qui luật của vòng đời, sự phát triển của sản phẩm mới này sẽ giúp cho điểm du lịch không bị rơi vào tình trạng suy thoái mà vẫn tiếp tục phát triển trong một diện mạo hình ảnh mới.

c) Phương pháp "Phễu lọc sản phẩm":

* Mục đích sử dụng: lựa chọn các sản phẩm du lịch phù hợp với khả năng cung cấp của điểm đến hoặc khả năng của doanh nghiệp.

* Các bước tiến hành: xem hình 10

B1; Đánh giá các xu hướng xã hội >>> xác định nhu cầu lớn của xã hội về du lịch.

B2: Xác định các thị trường có khả năng thu hút trên cơ sở đánh giá các tiêu chí: khoảng cách tiếp cận, quan hệ chính trị và ngoại giao, khả năng tài chính, ..

B3; Phân tích đặc điểm thị trường và xác định những mong muốn của họ về các loại hình sản phẩm du lịch.

B4; Lựa chọn các loại hình sản phẩm du lịch sẽ đầu tư phát triển, trên cơ sở đánh giá tổng hợp các tiêu chí sau:

- Khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong khu vực ( hệ số điểm = 3)

- Mức độ phù hợp của sản phẩm so với khả năng đáp ứng của tài nguyên ( hệ số điểm = 3)

- Mức độ phù hợp của sản phẩm so với sức chứa của môi trường dưới các khía cạnh: vật lý, tâm lý, sinh học, ( hệ số điểm = 2)

- Mức độ phù hợp của sản phẩm so với điều kiện kinh tế- xã hội và trình độ khoa học của điểm đến ( điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, khả năng đầu tư và tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp và cư dân địa phương...) ( hệ số điểm = 1)

B5: Dùng phương pháp ma trận cho điểm trên cơ sở đánh giá và cho điểm tổng hợp.

Sản phẩm nào có tổng số điểm cao sẽ được chọn để đầu tư phát triển.

d) Phương pháp xây dựng thương hiệu cho sản phẩm:

* Mục đích sử  dụng: nhằm tạo dựng thương hiệu cho điểm du lịch, khu du lịch hoặc cho dịch vụ du lịch.

* Các bước tiến hành:

B1: Lựa chọn phương án tiếp cận để tạo dựng thương hiệu: Trên cơ sở đánh giá các giá trị vật chất và tinh thần của tài nguyên du lịch trong mối quan hệ so sánh với các điểm du lịch khác. Tìm ra giá trị nổi trội, độc đáo để tôn vinh thành thương hiệu.

B2: Tiếp cận với giá trị đã lựa chọn trên nhiều phương diện cảm nhận. Qua đó, lựa chọn phương diện cảm nhận thích hợp với đặc điểm tâm lý của thị trường khách mục tiêu để thiết kế nội dung ý tưởng và hình thức cho thương hiệu.

B3: Thể hiện giá trị của thương hiệu dưới nhiều hình thức sản phẩm khác nhau để tạo ra sức lan tỏa cho thương hiệu.

( Ví dụ minh họa: Quán Phở Vuông ở Ngô Thì Nhậm - xem hình 11 )

e) Phương pháp phễu trộn sản phẩm: 

* Mục đích sử dụng: Dùng cho các doanh nghiệp lữ hành trong việc sáng tạo các nhóm sản phẩm đa dạng phù hợp với nhiều nhóm thị trường khác nhau.

* Các bước thực hiện:

B1: Phân loại những loại hình du lịch hoặc lọai hình dịch vụ mà công ty có khả năng đầu tư phát triển ra làm 2 nhóm:

- Nhóm sản phẩm du lịch giúp cho việc nâng cao thể chất ( sản phẩm động)

- Nhóm sản phẩm giúp cho việc cải thiện tinh thần ( sản phẩm tĩnh)

- Đánh giá và phân cấp mức độ "Động" và "Tĩnh" của các loại hình sản phẩm theo các thang điểm khác nhau từ thấp đến cao ( có thể dùng các thang màu để thể hiện thay cho các con số).

VD: sản phẩm động ít (1điểm- màu vàng); sản phẩm động tương đối nhiều( 2điểm- màu da cam); sản phẩm động  rất nhiều (3 điểm- màu đỏ)

- Sản phẩm tĩnh ít (1 điểm- màu tím); Sản phẩm tĩnh tương đối nhiều (2 điểm- xanh nước biển), Sản phẩm tĩnh rất nhiều ( 3 điểm- xanh lá cây)       

 

 

B2: Phân đoạn thị trường khách theo các tiêu chí:

- Phân theo lứa tuổi: già , trung niên, thanh niên, trẻ con.

- Phân theo nghề nghiệp: cán bộ, thương gia, học sinh.

- Phân theo giới tính: nam , nữ.

- Phân theo cách thức đi du lịch: đi lẻ , di theo nhóm bạn, đi theo gia đình.

- Phân theo giá tour : giá cao, trung bình, thấp.

- Phân theo thời gian tour: 1 tuần, 5 ngày, 3 ngày.

- Phân theo loại tour: tổng hợp hay chuyên đề.

B3: Xác định nhu cầu sản phẩm du lịch của các mảng thị trường như đã phân loại ở trên.

B4: Tiến hành trộn các nhóm sản phẩm theo nhu cầu vào " phễu trộn sản phẩm" 

Quá trình chọn sản phẩm để trộn cần tiến hành theo các nguyên tắc:

- Cân bằng các sản phẩm động và tĩnh.

- Đảm bảo thời gian tour, giá thành tour.

B5: Trên cơ sở có được sản phẩm sau khi trộn, tiến hành lập kế hoạch của tour theo từng ngày.

( Xem minh hoạ phương pháp ở hình vẽ 12)

g) Phương pháp thiết kế sáng tạo bộ sản phẩm độc đáo.

* Mục đích sử dụng: Dùng cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trong việc thiết kế và tạo dáng hình thức của sản phẩm dịch vụ: nhà hàng, khách sạn, phương tiện vận chuyển và các trang thiết bị đi kèm để tạo ra cá tính cho sản phẩm.

* Các bước tiến hành:

B1: Lựa chọn một khía cạnh giá trị nào đó của tài nguyên du lịch tại điểm đến mà doanh nghiệp thấy tâm đắc, phù hợp với triết lý kinh doanh hay nhân sinh quan của doanh nghiệp.

B2: Khai thác khía cạnh giá trị đã lựa chọn theo nhiều mục tiêu sử dụng khác nhau: có thể là sử dụng dưới dạng vật chất như: thiết kế kiến trúc khách sạn, thiết kế giường ngủ, bộ bàn ghế trong khách sạn  hoặc có thể sử dụng dưới khía cạnh tinh thần như: bức tranh, bản nhạc, câu thơ, bức tượng.

          B3: Tiến hành thiết kế sản phẩm trên cơ sở phát triển ý tưởng từ giá trị sản phẩm gốc. 

Ví dụ minh họa: Quán Bắc Bộ ( LE TO KIN) ở phố Ngô Văn Sở- Hà Nội. Xem hình 13

 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: