Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH" TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC..
"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Khám phá những điểm đến kỳ lạ nhất nước Mỹ Khám phá những điểm đến kỳ lạ nhất nước Mỹ
Vòng xoay lớn nhất thế giới có chu vi tới 3,4km Vòng xoay lớn nhất thế giới có chu vi tới 3,4km
Xem Tiếp...
Người dân ở nơi nóng nhất thế giới sống ra sao?

Theo Dân trí
“Hỏa Diệm Sơn” Danakil Depression thuộc sa mạc Danakil ở Ethiopia là vùng đất nóng nhất trên thế giới có người sinh sống. Mức nhiệt trung bình ở đây luôn đạt ngưỡng khoảng 40 độ C. Vậy người dân địa phương làm gì để trải qua cuộc sống khắc nghiệt đến vậy?

Sa mạc Danakil thuộc quốc gia châu Phi Ethiopia được mệnh danh là "địa ngục trần gian" với khí độc gồm nhiều hồ rộng chứa đầy lưu huỳnh và nhiệt độ không khí luôn trong tình trạng "hầm hập" như lò nung. Tại đây, vùng Danakil Depression nằm trong sa mạc, là nơi vẫn có con người sinh sống dù nhiệt độ ngoài trời trung bình cả năm lên tới 40 độ C.

 

 
Các hồ lưu huỳnh ở Danakil Depression có màu vàng xanh đặc trưng
và bốc mùi trứng thối

 Danakil Depression thấp hơn mực nước biển gần 100m. Nơi đây chứa nhiều muối mỏ và quặng lưu huỳnh. Nhiệt độ nóng quanh năm khiến nước bốc hơn nhanh, để lại những lớp muối kết tinh bên dưới.

 



Dù nguy hiểm nhưng vùng đất này vẫn hấp dẫn khách du lịch

Trong môi trường sống khắc nghiệt, nơi đây là một trong số ít những vùng đất nóng khủng khiếp nhưng vẫn còn người sinh sống. Đó chính là người thuộc bộ tộc Afar.

Trải qua nhiều thế kỷ, người Afar vẫn sống bền bỉ với công việc chủ yếu dựa vào buôn bán muối khoáng, khai thác mỏ. Đây là công việc rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng khi người thợ chỉ dùng các phương thức truyền thống mà thiếu nhiều bảo hộ lao động cần thiết.

 



Đoàn lạc đà đi trên mặt đất nứt toác

 



Một người dân đi trên mặt nước hồ sắp cạn khô nước

Những người thợ dùng cuốc, dây thừng để khai thác muối. Họ đóng muối thành tảng lớn và dùng lạc đà chuyển ra khỏi sa mạc. Lạc đà là phương tiện giao thông hữu ích ở khu vực này khi không loài động vật nào sống nổi dưới trời nóng khắc nghiệt. Ước tính mỗi năm, Danakil cung cấp khoảng 1.3 triệu tấn muối cho Ethiopia và các khu lân cận.

 



Cận cảnh khai thác muối thủ công của người Afar

 



 Muối đóng thành từng tảng lớn trên mặt đất

 



 Bầy lạc đà tranh thủ ăn sau những giờ mang vác hàng nặng nhọc

 

 



 Người dân chờ lấy nước

 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: