Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH" TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC..
"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
Xem Tiếp...

Tin du lịch

7 phong tục kỳ lạ ở châu Phi 7 phong tục kỳ lạ ở châu Phi
Những thị trấn kỳ lạ nhất thế giới Những thị trấn kỳ lạ nhất thế giới
Xem Tiếp...
Ấn tượng với những bảo tàng kỳ lạ trên thế giới
Ở nước ngoài, bảo tàng là nơi dành để phục vụ cho công chúng vì những mục đích nghiên cứu và sưu tầm. Có những bảo tàng khiến cho khách du lịch có cảm giác kỳ lạ và tò mò muốn tham quan.
Bảo tàng “Tình tan vỡ” ở Croatia

Một bảo tàng ở Zagreb (Croatia) đang thu hút nhiều chú ý vì trưng bày kỷ vật của những mối tình tan vỡ. Mỗi hiện vật triển lãm tại “Bảo tàng những mối tình tan vỡ” nói trên đều có một điểm chung là chúng đều kể một câu chuyện về tình yêu đã mất. Những hiện vật trưng bày đều là những gì còn lại của một chuyện tình tan vỡ, trông có vẻ đời thường nhưng cũng có khi kỳ lạ, buồn cười, thậm chí là lập dị. 
 
Bảo tàng kỳ lạ trên thế giới: Bảo tàng tình tan vỡ
Con gấu bông I love you là một trong những hiện vật được trưng bày tại bảo tàng "tình tan vỡ"

Ý tưởng lập bảo tàng nói trên xuất hiện 5 năm trước sau khi hai nghệ sĩ Olinka Vistica và Drazen Grubisic - những người đã chia tay sau 4 năm chung sống - bàn bạc cách thức gìn giữ những kỷ vật của một mối quan hệ tình cảm tan vỡ. Mặc dù một số người có thể ngại ngần trong việc tiết lộ chuyện riêng tư, ông Grubisic tin rằng động lực chính của những người quyên tặng hiện vật (hầu hết không tiết lộ danh tính) là họ muốn khép lại một chương cuộc sống của mình. 

Việc bảo tàng này đã trở lại Zagreb gần đây và thu hút sự quan tâm của người dân cả trong lẫn ngoài nước. Trước đó, trong 4 năm qua, bảo tàng đã thực hiện chuyến đi trưng bày ở khoảng 20 địa điểm tại châu Âu, Bắc Mỹ, châu Á và châu Phi.


Bảo tàng lọ đừng gia vị ở Mỹ

 
Bảo tàng kỳ lạ tế giới: bảo tàng lọ đừng gia vị
 Bảo tàng có bộ sưu tập hơn 22.000 chiếc lọ, cốc với đủ màu sắc, kiểu dáng, kích thước vô cùng đa dạng và phong phú
 
Bảo tàng bình đựng muối và tiêu. Nơi đây tập trung 20.000 lọ đựng gia vị, với kiểu dáng phong phú từ khắp nơi trên thế giới. Bảo tàng đặt tại ngoại ô của công viên quốc gia Great Smoky Mountains ở Tennessee, Mỹ. Chủ nhân của bảo tàng này là nữ nhân chủng học Andrea Ludden đã có một tình yêu đặc biệt với những lọ gia vị này. Tại bảo tàng còn có những chiếc lọ đựng đầu tiên trong lịch sử loài người, khi còn người bắt đầu nghĩ ra việc sản xuất lọ đựng muối. Bảo tàng này thu hút nhiều du khách khi tới du lịch Mỹ.

Thăm bảo tàng dương vật ở Iceland

Bảo tàng kỳ lạ trên thế giới: Bảo tàng dương vật
Bảo tàng dương vật nơi thu hút nhiều du khách tới 
du lịch Iceland
 
Bảo tàng này được thành lập vào năm 1994 và có lẽ là nơi duy nhất sưu tập và trưng bày các mẫu “của quý” của tất cả các loài động vật có vú được tìm thấy. Đây là một điểm nóng rất hấp dẫn du khách hiếu kỳ bởi khi đến đây, du khách từ khắp nơi trên thế giới sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng cận cảnh "chìa khóa tình yêu" của giống đực. Nhà sử học Sigurdur Hjartarson chính là người sáng lập đồng thời là người sở hữu bảo tàng Phallological. 

Hjartarson miêu tả bảo tàng Phallological là “nơi có bộ sưu tập dương vật vĩ đại nhất thế giới”. Ông khẳng định, đây không mang tính khiêu dâm, mà là một địa điểm nghiên cứu một cách nghiêm túc về cơ quan sinh dục nam.

Bảo tàng 'ngày đèn đỏ' của chị em


Bảo tàng kỳ lạ trên thế giới: bảo tàng đèn đỏ
Bảo tàng “ngày đèn đỏ” trưng bày rất nhiều hiện vật liên quan đến kỳ kinh của phụ nữ như băng vệ sinh, quần chíp hay ngày ấy tại các nền văn hóa khác nhau. Bảo tàng kinh nguyệt phụ nữ nằm gọn trong ngôi nhà của ông Harry Finley ở Maryland (Mỹ). Trước kia, bảo tàng “độc” này tọa lạc ở New Carrollton, Maryland nhưng do người sáng lập ra nó, ông Harry Finley, quá bận rộn nên ông đóng cửa cơ sở trên. Ông dọn bộ sưu tập về ngôi nhà riêng tại hạt Prince George (Maryland). Khách du lịch tới đây hiện có thể đến thăm bảo tàng vào cuối tuần nhưng cần hẹn trước. Tuy nhiên ông cho rằng đây là một phương pháp giáo dục giới tính cho mọi người.


Bảo tàng mì ăn liền tại Nhật Bản

Bảo tàng được xây dựng để vinh danh cha đẻ của mỳ ăn liền, ông Momofuku Ando. Năm 1958, Ando đã tạo ra món ăn này để giúp những người dân nghèo Nhật Bản chống chọi với cái đói vào thời kỳ hậu Thế chiến II. Khách du lịch tới Nhật Bản cũng có cơ hội khám phá cách làm mì ăn liền, từ công đoạn đầu tiên tới khi tạo ra được những vắt mì hoàn chỉnh. Dây chuyền làm mì ăn liền để khách có thể trải nghiệm cảm giác tự tay mình tạo ra những vắt mì. Độc đáo nhất ở khu bảo tàng là công viên trò chơi cho trẻ em với những món đồ chơi đều liên quan đến... mì gói.
Thu Hường/ Báo Du lịch
 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: