Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

“Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững “Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững
Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học liên ngành". Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học..
"Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành "Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế
Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland
Xem Tiếp...
KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH NƯỚC: CHƯA PHÁT HUY ĐƯỢC LỢI THẾ

Theo báo điện tử Kinh tế và Đô thị:

http://www.ktdt.vn/van-hoa/du-lich/2013/09/81020199/khai-thac-tiem-nang-du-lich-nuoc-chua-phat-huy-duoc-loi-the/


KTĐT - Việt Nam có tiềm năng du lịch gắn với nguồn nước dồi dào, tuy nhiên, đến nay ngành du lịch vẫn đang lúng túng trong việc khai thác lợi thế này. Đây cũng là nỗi băn khoăn lớn nhất mà những người trong nghề đưa ra tại hội thảo: "Việt Nam - Điểm đến của du lịch nước" (sáng 28/9/2013).

Dồi dào tiềm năng
 
Góp phần xây dựng và quảng bá cho thương hiệu du lịch Việt, Liên hiệp Khoa học phát triển du lịch bền vững (STDe) đã nghiên cứu những sản phẩm du lịch gắn với nước giúp du khách trải nghiệm và cảm nhận các thông điệp từ nước. Khách đến Vịnh Hạ Long để thấu hiểu triết học phương Đông qua ngôn ngữ cô đọng của đá và nước, âm và dương…; khách đến sông Hương để cảm nhận sự dịu dàng của giọng ca xứ Huế và vẻ man mác buồn của Cố đô trong mưa; đến với Hội An để chiêm ngưỡng vẻ đẹp lạ lùng của phố cổ trong những ngày mưa; đến với Đồng bằng sông Cửu Long để ngạc nhiên vì sao con người lại có thể sống chung với lũ…

Khách du lịch nước ngoài tham quan Vịnh Hạ Long.
Khách du lịch nước ngoài tham quan Vịnh Hạ Long.

Các nhà khoa học của STDe đã cùng với hơn 100 sinh viên khoa Kiến trúc quy hoạch, ĐH Xây dựng nghiên cứu xây dựng bộ sản phẩm du lịch "Việt Nam - điểm đến của du lịch nước" (được công bố tại hội thảo). Hàng chục sản phẩm độc đáo khai thác từ nước sẽ giúp các doanh nghiệp du lịch hiểu vai trò và tiềm năng của nước, từ đó có thể đưa vào khai thác, tạo ra sản phẩm du lịch phong phú hấp dẫn. Ví như những chiếc đèn nước làm bằng vỏ chai nhựa trắng, treo một nửa bên ngoài và nửa bên trong mái nhà. Khi ánh sáng khúc xạ, chai nước phát sáng tự nhiên mang đến cho du khách cảm giác lãng mạn. Và đèn bàn là cốc đựng nước và dầu bên trên, bên trong cốc trang trí theo ý muốn. Sử dụng kết hợp đèn nước và đèn bàn trong ngôi nhà mái lá của khu resort tạo nên không gian rất thiên nhiên. Hay những chiếc cầu kính đặt sát mặt nước sông, hồ khiến du khách đi qua cầu có cảm giác như đang đi trong nước, thò tay xuống nước đùa nghịch thân thiện… Những sản phẩm du lịch gắn với nước này mang đến cho du khách sự trải nghiệm, từ đó có ý thức giữ gìn nguồn nước.
 
Nên gắn với lịch sử
 
Nhiều chuyên gia du lịch và đại diện các doanh nghiệp đang khai thác du lịch gắn với nước tỏ ra tin tưởng vào tính khả thi của bộ sản phẩm mới. Bởi suốt dải đất hình chữ S đều gắn với sông hồ, tạo nên cảnh quan tự nhiên, lối sống của con người cũng gắn liền với tài nguyên nước. Nếu khai thác hiệu quả tiềm năng đó sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc biệt là khi xu hướng du lịch đang ngày càng đến gần với nước.
 
"Việt Nam - điểm đến của du lịch nước" là một cách đặt vấn đề sáng tạo, rất đáng để lưu ý và định hướng cho phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam trong thời gian tới" - ông Nguyễn Hữu Việt  - Phó trưởng phòng Lữ hành, Sở VHTT&DL Hà Nội khẳng định. Theo ông, những bộ sản phẩm mà STDe công bố mới chỉ dừng lại ở mức ý tưởng, có thể mang ra áp dụng ở nơi này nơi khác. Nhưng với Hà Nội, sản phẩm cần gắn với từng loại hình du lịch nước cụ thể. Ví dụ gắn với khu du lịch nước Ba Vì, khu vực sông Hồng hay hệ thống hồ của Hà Nội.
 
Đối với việc khai thác du lịch gắn với nước, GS Nguyễn Trường Tiến - Chủ tịch Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật công trình Việt Nam cho rằng, điều quan trọng nhất là du lịch nước gắn với lịch sử, văn hóa, tâm linh mới có "hồn". Ví dụ, khi đến hồ Hoàn Kiếm, cần phải biết đây là điểm long mạch quan trọng nhất; đến chùa Một Cột bao giờ cũng có hoa sen, chúng ta phải biết nơi đây thờ Phật; khi đến Cổ Loa ta phải biết thành tọa lạc ở vị trí địa lý đẹp, phía dưới có dòng nước ngầm tốt hơn cả nước khoáng… Chúng ta giải thích cho du khách biết vì sao nước gắn với tổ tiên người Việt, chúng ta có nghề đầu tiên là trồng lúa nước và đánh cá.
 
Tuy nhiên, các chuyên gia du lịch thẳng thắn nhìn nhận, để khai thác tiềm năng du lịch gắn với nước, cần nạo vét các lòng sông, hồ, khai thông giếng cổ; xây dựng nhà máy thủy điện kết hợp với cứu chữa nước, xây dựng thác hồ để tích hợp nước. Cùng với đó là khai thác hài hòa nước trên mặt và nước dưới đất để phục vụ cuộc sống của con người. Trong khai thác du lịch gắn với nước,  nhất định phải có chiến lược quốc gia về quy hoạch sử dụng nước.
 
Thủy Trúc
 
 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: