Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

“Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững “Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững
Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học liên ngành". Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học..
"Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành "Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế
Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland
Xem Tiếp...
QUY LUẬT NHÂN QUẢ- MISS YẾN
There are no translations available

  "Khai mở tầm nhìn để thưởng thức cuộc sống"

QUY LUẬT NHÂN QUẢ
(1/9/2013)
 

Nguyễn Thị Phương Yến- Phòng nghiên cứu sản phẩm du lịch

 

 

 

Nhân - quả (nguyên nhân - kết quả) là một trong 6 cặp phạm trù cơ bản của triết học Mac Lenin.

Nguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động qua lại giữa các mặt, các bộ phận, các thuộc tính trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một sự biến đổi nhất định.

Kết quả là phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do nguyên nhân tạo ra. Ví dụ, sự tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố trong hạt ngô là nguyên nhân làm cho từ hạt ngô nảy mầm lên cây ngô. Sự tác động giữa điện, xăng, không khí, áp xuất, v.v (nguyên nhân) gây ra sự nổ (kết quả) cho động cơ.

Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và điều kiện. Nguyên cớ là những sự vật, hiện tượng xuất hiện đồng thời cùng nguyên nhân nhưng chỉ có quan hệ bề ngoài, ngẫu nhiên chứ không sinh ra kết quả. Ví dụ, Mỹ lợi dụng nguyên cớ chống khủng bố và cho rằng Irắc có vũ khí huỷ diệt hàng loạt để tiến hành chiến tranh xâm lược Irắc. Thực chất, Irắc không có liên quan tới khủng bố và không có vũ khí huỷ diệt hàng loạt như thanh tra của Liên Hợp quốc đã kết luận. Điều kiện là hiện tượng cần thiết để nguyên nhân phát huy tác động. Trên cơ sở đó gây ra một biến đổi nhất định. Nhưng bản thân điều kiện không phải nguyên nhân. Ví dụ, nguyên nhân của hạt thóc nảy mầm là do những yếu tố bên trong hạt thóc tác động lẫn nhau gây nên, nhưng để nẩy thành mầm thì phải có điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, v.v.

Triết học duy vật biện chứng cho rằng, mối liên hệ nhân quả có các tính chất:

Tính khách quan. Điều này thể hiện ở chỗ, mối liên hệ nhân quả là vốn có của sự vật, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Dù con người có biết hay không thì giữa các yếu tố trong một sự vật, hoặc giữa các sự vật vẫn liên hệ, tác động để gây ra những biến đổi nhất định.

Tính phổ biến thể hiện ở chỗ, mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy đều có mối liên hệ nhân quả. Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân của nó.

Tính tất yếu thể hiện ở chỗ, cùng một nguyên nhân như nhau, trong những điều kiện như nhau thì kết quả gây ra phải như nhau. Nghĩa là nguyên nhân tác động trong những điều kiện càng ít khác nhau thì kết quả do chúng gây ra càng giống nhau.

Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:

- Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả về mặt thời gian. Tuy nhiên, không phải mọi sự nối tiếp nhau về thời gian đều là quan hệ nhân quả. Ví dụ, ngày và đêm không phải là nguyên nhân của nhau. Sấm và chớp không phải nguyên nhân của nhau. Muốn phân biệt nguyên nhân và kết quả thì phải tìm ở quan hệ sản sinh, tức là cái nào sinh ra cái nào.

- Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể, ví dụ: gạo và nước đun sôi có thể thành cơm, cháo, v.v phụ thuộc vào nhiệt độ, mức nước, v.v.

- Ngược lại, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, ví dụ: sức khoẻ của chúng ta tốt do luyện tập thể dục, do ăn uống điều độ, do chăm sóc y tế tốt v.v chứ không chỉ một nguyên nhân nào. Một học sinh trượt đại học: người cho rằng do học sinh đó lười học, người cho rằng cho học sinh đó học kém, người cho rằng do học sinh đó kém may mắn. Bản thân học sinh đó cũng ko hiểu vì nguyên nhân gì mà mình lại trượt đại học. …etc…

- Trong những điều kiện nhất định, nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hoá lẫn nhau. Nghĩa là cái trong quan hệ này được coi là nguyên nhân thì trong quan hệ khác có thể là kết quả. Ví dụ, chăm chỉ làm việc là nguyên nhân của thu nhập cao. Thu nhập cao lại là nguyên nhân để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bản thân.

- Kết quả, sau khi xuất hiện lại tác động trở lại nguyên nhân (hoặc thúc đẩy nguyên nhân tác động theo hướng tích cực, hoặc ngược lại). Ví dụ, nghèo đói, thất học làm gia tăng dân số, đến lượt nó, gia tăng dân số lại làm tăng nghèo đói, thất học, v.v.

Một vài kết luận về mặt phương pháp luận:

- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần tôn trọng tính khách quan của mối liên hệ nhân quả. Không được lấy ý muốn chủ quan thay cho quan hệ nhân quả.

- Muốn cho hiện tượng nào đó xuất hiện cần tạo ra những nguyên nhân cùng những điều kiện cho những nguyên nhân đó phát huy tác dụng. Ngược lại, muốn cho hiện tượng nào đó mất đi thì phải làm mất nguyên nhân tồn tại của nó cũng như những điều kiện để các nguyên nhân ấy phát huy tác dụng.

- Phải biết xác định đúng nguyên nhân để giải quyết vấn đề nảy sinh vì các nguyên nhân có vai trò không như nhau.

- Nguyên nhân có thể tác động trở lại kết quả; do đó, trong hoạt động thực tiễn cần khai thác, tận dụng những kết quả đã đạt được để thúc đẩy nguyên nhân tác động theo hướng tích cực phục vụ cho con người.

KẾT LUẬN:

Phạm trù triết học là những khái niệm chung nhất, rộng nhất phản ánh những mặt, những mối liện hệ bản chất của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Phạm trù triết học là công cụ của nhận thức, đánh dấu trình độ nhận thức của con người. Là một trong 6 cặp phạm trù cơ bản, điều đó cho thấy vị  trí  vai trò  quan trọng và  tính đúng đắn  của phạm  trù  “nguyên nhân - kết quả” và việc cần thiết phải vận dụng chúng trong cuộc sống.

Trong các tôn giáo (Phật giáo, Thiên Chúa Giáo …) , các thành ngữ, tục ngữ, ca dao, văn học dân gian đều nhắc đến “nhân - quả” nhằm khuyên con người nên sống hướng thiện, làm việc gì cũng phải nghĩ trước nghĩ sau, lường trước các hậu quả để không làm điều ác, luôn làm điều tốt để có được những kết quả tốt, góp phần làm cho cuộc sống và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Điều đó càng cho thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của “nhân - quả”.

Tuy nhiên, trong thực tế, không phải ai cũng nhận rõ được nguyên nhân và nhận thức được kết quả. Vấn đề là chúng ta mong muốn kết quả như thế nào? Kết quả nhận được đôi khi không biết được là tốt hay là xấu? Ví dụ: trượt đại học cho là kết quả xấu, nhưng nhờ đó trong tương lai có thể lại dẫn đến một kết quả tốt…

Ví dụ vấn đề nữa là: nguyên nhân nào dẫn đến kết quả đấy thì chưa chắc ai cũng đã phân tích đúng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả, mỗi người có cách nhìn nhận khác nhau sẽ đưa ra nguyên nhân khác nhau, từ đó lại có các hành động tiếp theo khác nhau và lại nhận được kết quả khác nhau…

Bởi vậy trong cuộc sống vẫn có người đau khổ, có người hạnh phúc, có người thành công, có người thất bại… Đó là do nhận thức của mỗi người và cách vận dụng quy luật nhân quả của mỗi người đến đâu.

 

Nguyễn Phương Yến

 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: