QUY LUẬT NHÂN QUẢ- MR. TÙNG |
There are no translations available "Khai mở tầm nhìn để thưởng thức cuộc sống"
QUY LUẬT NHÂN QUẢ (1/9/2013) “QUY LUẬT NHÂN QUẢ” Lê Đình Tùng- Phòng quy hoạch sản phẩm du lịch * Sơ đồ nội dung bài thu hoạch: I. Quy luật nhân quả theo cách hiểu của bản thân: Quy luật nhân quả nếu theo cách hiểu đơn giản đó chính là nguyên nhân gây ra như thế nào thì sẽ nhận được kết quả tương xứng với nguyên nhân ấy. Đây là quy luật có từ lâu và cơ bản nhất trong lịch sử, có thể là trước khi cả loài người được tạo ra. Nhưng nó chỉ được nhận ra khi con người phát triển qua rất nhiều giai đoạn. Ông cha ta có câu:” gieo nhân nào, gặt quả nấy”, đây chính là ý nghĩa của quy luật nhân quả được giải thích một cách ngắn gọn. Dù khoa học vẫn chưa thể chứng minh được là quy luật này có đúng hay không, nhưng chúng ta đều có thể nhận ra được nó trong cuộc sống của chúng ta, ở xung quanh chúng ta hay trong cuộc sống của những người khác. Theo cách hiểu của bản thân, với mỗi một nguyên nhân mà chúng ta gây ra với một đối tượng nào đó, thì hậu quả của nó có thể xảy ran gay lập tức, cũng có thể là rất lâu sau này hoặc cũng có thể là tới các đời con cháu sau này… Vd: khi ta đánh nhau với ai khác, hậu quả tại thời điểm đó là việc ta cũng bị tổn thương về thân thể, có thể bị bắt giam hoặc ngồi tù (tùy thuộc vào hành động ta gây ra như thế nào), có khi lại gây ra mối thù giữa các đời sau… Hậu quả của nguyên nhân rất khó nắm bắt được, vì có muôn vàn tình huống có thể xảy ra, nhiều hoàn cảnh khác nhau tác động đến kết quả. II. Các quan niệm về quy luật nhân quả: Để tìm hiểu về quy luật này rõ hơn, ta nên xem xét nó với các quan niệm khác nhau. II.1. Nhân quả trong cuộc sống: Theo quan niệm này thì ngay từ khi sinh ra cho đến lúc chết, quy luật nhân quả đã sắp xếp từ trước, chứ không phải như chúng ta nghĩ rằng mọi việc xảy ra trên đời này đều là ngẫu nhiên. Bệnh tật hay tai nạn nặng hay nhẹ đều do nhân quả của người đó, chính họ đã tạo ra ác pháp nên nó sắp xếp vào ngày, giờ, tháng, năm để người đó trả không bao giờ sai. Vì vậy, ai gây ra nhân nào thì phải gặp quả nấy không thể trốn chạy. Nhân quả của mỗi người là do họ làm ra chứ không phải tự nhiên trên trời rơi xuống hay do người khác ban giáng nhân quả cho họ. cho nên nếu một người thông suốt nhân quả thì mọi việc họ làm đều phải cẩn thận tư duy suy nghĩ kỹ lưỡng xem việc đó ác hay thiện, nếu việc làm đó là thiện thì sẽ không gây hại gì cho mình, cho người khác, còn ngượclaại là ác pháp. Theo đó, trên đời này chỉ có làm lợi ích và đem lại nguồn vui cho mọi người thì chúng ta vui vẻ cứ làm. II.2. Quy luật nhân quả trong triết học: Triết học cho rằng, nhân quả là một hình thức của mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau phổ biến nhất, tất yếu và vốn có của sự vật, hiện tượng và quá trình. Trong lịch sử triết học, tính nhân quả luôn là cuộc đấu tranh gay gắt giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Nói chung, chủ nghĩa duy tâm phủ nhận tính nhân quả khách quan. Còn chủ nghĩa duy vật thừa nhận tính nhân quả như sau: “ Mỗi hiện tượng của tự nhiên và xã hội đều bị chế ước bởi một hay nhiều nguyên nhân nhất định; nhân và quả đểu ở trong những mối quan hệ tác động lẫn nhau; nhân sinh ra quả nhưng quả không thụ động, nó tác động lại nhân đã sinh ra nó và đồng thời là nhân để sinh ra quả khác, tạo thành một chuỗi nhân quả vô hạn “ Tính khách quan của mối quan hệ nhân quả trong triết học được biểu hiện cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn, vì vậy, thực tiễn là tiêu chuẩn cao nhất đánh giá tính khách quan của mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên và xã hội. II.3. Quy luật nhân quả trong Phật giáo: Đạo Phật chứng minh luật nhân quả không chỉ trong phạm trù vật chất, mà còn trong cả phạm vi tinh thần, trong suốt một thời gian: quá khứ, hiện tại. tương lai mà theo Đạo Phật thì đó là “ luân hôi”. Nói cách khác, luân hồi chính là nhân quả liên tục trong phạm vi tinh thần. Theo Đạo Phật, Nhân là nguyên nhân, quả là kết quả. Nhân là cái hạt, quả là cái trái do hạt ấy phát sinh. Nhân là năng lực phát động, quả là sự thành hình của năng lực phát động ấy. Nhân quả là một định luật tất nhiên, có tương quan mật thiết với nhau và chi phối tất cả mọi sự mọi vật. Một nhân không thể tác thành nên kết quả được, nếu không có sự giúp đỡ của nhiều nhân khác. Vd: hạt lúa không thể sinh ra cây lúa nếu thiếu các nhân khác là đất, nước, không khí, ánh sáng… Nhân thế nào thì quả thế nấy, hay nói cách khác, muốn ăn cam thì phải gieo hạt cam, muốn ăn đậu thì phải gieo đậu, chứ không thể nào trồng cam lại thu được đậu. Chính trong nhân hiện tại đã có hàm chứa cái quả vị lai và cũng chính trong quả hiện tại đã có hình bóng của nhân quá khứ. Sự biến chuyển từ nhân thành quả có khi mau khi chậm, chứ không phải lúc nào cũng diễn biến trong một thời gian đồng đều. II.4. Kết luận: Nói tóm lại, mỗi một tôn giáo, mỗi ngành khoa học hay chính mỗi con người đều có một giáo lý riêng về quy luật nhân quả, để giải thích cuộc sống, có khi dựa trên sự tưởng tượng hoang đường, có khi lại dựa trên ước mơ khao khát của con người. Có người thì tin vào nhân quả, có người thì phủ nhận và cho rằng mọi viêc đều là ngẫu nhiên hay do người khác an bài. Để có cái nhìn chính xác thì mỗi chúng ta đều phải tìm hiểu, nghiên cứu mọi vấn đề, để có cái nhìn tổng thể và rút ra những lý luận cho riêng mình. Có thể là phủ nhận hay thừa nhận luật nhân quả. Nhưng dù là gì thì ta đều có thể thấy được nó hiện diện quanh ta. |