Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

“Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững “Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững
Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học liên ngành". Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học..
"Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành "Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Thành cổ Fatehpur Sikri - tuyệt tác nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ Thành cổ Fatehpur Sikri - tuyệt tác nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ
Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế
Xem Tiếp...
BỘ KINH PHẬT LỚN NHẤT THẾ GIỚI- BẰNG ĐÁ Ở MYANMAR
 

BỘ KINH PHẬT LỚN NHẤT THẾ GIỚI - BẰNG ĐÁ Ở MYANMAR

 Đó là bộ sách kinh Phật được làm bằng những phiến đá cẩm thạch dày 1.458 trang đặt tại chùa Kuthodaw, Myanmar. Ngôi chùa Kuthodaw nằm tại Mandalay - thành phố lớn thứ hai và là kinh đô cuối cùng của Myanmar trên bờ đông sông Irrawaddy là một quần thể gồm nhiều đền, tháp nhỏ bằng đá cẩm thạch gọi là Kyauksagu.

 

kinh phat 1

Hoàng đế Mindon Min (1808 - 1878), vị hoàng đế cuối cùng của hoàng gia Myanmar tại vị từ năm 1853 đến 1878 đã sớm lo lắng cho sự an nguy của đất nước trước khả năng xâm lược của người Anh về phía nam cùng những nguy hại đến những giáo điều Phật pháp nên đã quyết định để lại cho đời sau một tặng phẩm của hoàng gia để truyền bá Phật giáo có khả năng tồn tại đến 5000 năm - Bộ kinh Tam Tạng tiếng Pali khắc chữ dát vàng trên đá khi ông là người duy nhất có trong tay bức phù điêu khổng lồ chứa toàn bộ Bộ kinh Tam Tạng tiếng Pali kinh điển của Phật giáo Nguyên thủy.

Công việc ghi chép lại kinh Phật lên mặt đá hoàn toàn không đơn giản. Các nhà sao chép bản kinh đã mất ít nhất ba ngày để viết lại toàn bộ Bộ kinh ghi trên hai mặt của bức phù điêu khổng lồ, sau đó, trung bình mỗi ngày các thợ đẽo đá phải tạc khoảng 16 dòng chữ trước khi đổ vàng ròng lên các phiến đá cẩm thạch.

kinh phat 2

Toàn bộ quá trình của công việc tạc chữ bắt đầu từ ngày 14 tháng 10 năm 1860 và hoàn thành ngày 4/5/1868 với tổng số “trang” là 1.458 phiến đá, mỗi phiến cao 1,5m và rộng 1m. Và, phải mất 450 ngày ròng rã với 8 tiếng đọc mỗi ngày thì người ta mới có thể đọc và hiểu toàn bộ cuốn sách.

Ngày nay, sau khi trải qua một thời gian dài và nhiều lần phục chế, nhiều chữ vàng đã không còn, những “trang sách” giờ đây chỉ còn là lớp muội đen và vệt đá khắc.

kinh phat 3

Chưa ai đủ khả năng khôi phục lại vẻ đẹp lộng lẫy vốn có của bộ sách khổng lồ nhất thế giới tồn tại cách đây hàng trăm năm.

 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: