Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

“Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững “Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững
Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học liên ngành". Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học..
"Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành "Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Thành cổ Fatehpur Sikri - tuyệt tác nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ Thành cổ Fatehpur Sikri - tuyệt tác nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ
Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế
Xem Tiếp...
Theo báo Tổng cục Du lịch
www.vietnamtourism.com/index.php/news/items/8969
(TITC)
 - Ngày 02/4/2013, tại Hà Nội, Liên hiệp Khoa học phát triển du lịch bền vững (STDe) phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức hội thảo báo cáo về các ý tưởng sản phẩm du lịch mới đã và sẽ triển khai thực hiện trong thời gian tới.

       Tham dự hội thảo có Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn cùng lãnh đạo và chuyên viên các Vụ, đơn vị trực thuộc Tổng cục Du lịch; Chủ tịch Liên hiệp Khoa học phát triển du lịch bền vững Nguyễn Thu Hạnh cùng một số nhà khoa học thuộc nhóm dự án của Liên hiệp.



           Tại hội thảo, TS.KTS. Nguyễn Thu Hạnh cùng nhóm dự án đã giới thiệu một số sản phẩm du lịch mới.Ý tưởng độc đáo của dự án sản phẩm du lịch mưa, bão, lụt chính là xem những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt này là tài nguyên du lịch và biến nó thành những sản phẩm cụ thể, mang tính đặc trưng của địa phương như: mưa Huế, bão Đà Nẵng hay lụt Hội An. Theo đó, nhiều loại hình nghệ thuật có thể trở thành sản phẩm du lịch trong khung cảnh trời mưa ở Huế như: thưởng trà cung đình Huế, chơi và nghe đàn chủ đề mưa, ngắm mưa, thiền mưa, thưởng thức các món ăn Huế trong ngày mưa, tự làm đồ lưu niệm trong lúc mưa… Bên cạnh các sản phẩm du lịch được tổ chức trong nhà, các sản phẩm du lịch ngoài trời như: xem múa rối nước, đua xe và lội nước trong ngày mưa, thả đèn hoa đăng, bơi thuyền, câu cá… cũng kỳ vọng sẽ thu hút được đối tượng khách là thanh, thiếu niên thích khám phá, mạo hiểm.

               Còn với Hội An, sản phẩm du lịch đặc sắc trong những ngày lụt sẽ là ngắm cảnh quan phố cổ Hội An khi nước lũ dâng cao, đi thuyền tham quan các ngõ ngách quanh co của Hội An để chụp ảnh, khám phá đời sống dân cư ngày lụt, dừng chân ở các quán cafe cổ để thưởng thức các loại hình nghệ thuật từ mưa. Trong khi đó, du lịch mạo hiểm và du lịch thiên tai sẽ là 2 loại hình đặc trưng cho Đà Nẵng khi dự án “Thành phố bão Đà Nẵng” được triển khai. Các hoạt động trong nhà như chiếu phim 3D, dựng mô hình ảo, tạo bối cảnh về bão, sét và các hiện tượng thiên nhiên dưới góc nhìn khoa học… cùng các hoạt động ngoài trời như đu dây, chèo thuyền vượt bão… và hoạt động cứu trợ, thăm hỏi người dân vùng bão sẽ là những điểm nhấn cho sản phẩm du lịch bão Đà Nẵng.

          Thực tế, tại 3 thành phố Huế, Đà Nẵng và Hội An, lượng khách du lịch vào mùa mưa, bão, lụt (từ tháng 9 đến tháng 12) chiếm số lượng đông nhất trong năm. Nếu tận dụng được lợi thế này, đồng thời có sản phẩm du lịch phù hợp thì doanh thu du lịch tại đây sẽ rất cao.

            Sản phẩm du lịch “Giờ Trái đất” (Earth hour) xuất phát từ mong muốn Giờ Trái đất trở thành hành động thiết thực thường xuyên, có ý nghĩa và hiệu quả kinh tế xã hội, thu hút được sự tham gia tự nguyện, tích cực từ cộng đồng. “Bóng tối” theo suy nghĩ thông thường là sự cản trở và hạn chế các hoạt động của con người nhưng nếu nhìn dưới một góc nhìn khác, với một tư duy mới sẽ thấy được những giá trị và vẻ đẹp mà bóng tối đem lại. “Khách sạn bóng đêm” ra đời để khai thác những giá trị đó. Đây là mô hình khách sạn sử dụng nguồn năng lượng điện ở mức tối thiểu, nội thất tại các phòng ăn, phòng ngủ được thiết kế bằng những vật liệu phát sáng để khai thác vẻ đẹp cuốn hút của bóng tối. Hiện tại, khách sạn Hương Giang (Tp. Huế) là nơi thử nghiệm đầu tiên của mô hình này.

           Cũng theo nhóm dự án, có thế mạnh với nhiều bãi cát đẹp, nhưng sản phẩm du lịch biển của Việt Nam còn nghèo nàn, đơn điệu, chủ yếu là các hoạt động như tắm biển, phơi nắng, trượt cát… Thực tế, cát mang lại nhiều ý nghĩa tinh thần, giúp con người cảm nhận cuộc sống chậm và tĩnh. Các sản phẩm làm từ cát cũng rất đa dạng như: tranh cát, nghỉ dưỡng chữa bệnh với cát, các đồ lưu niệm làm từ cát… Muối cũng là nguồn tài nguyên quý của biển Việt Nam. Muối và các sản phẩm từ muối có thể khai thác thành những sản phẩm du lịch độc đáo với các giá trị hàng hóa (đèn muối, gia vị, tranh muối), văn hóa – giải trí (ma trận muối, hang động muối, trượt muối), nghỉ dưỡng – chữa bệnh (khách sạn muối, làng muối, biệt thự muối)… Ngay cả rác vốn được coi là vấn đề bức bối tại các bờ biển, nếu được xử lý qua sức lao động và sáng tạo của con người, sẽ trở thành tài nguyên tái sinh có giá trị. Dự án đưa ra đề xuất các sản phẩm du lịch từ rác, trong đó có ý tưởng xây dựng công viên tái sinh trên các bãi biển.

           “Tuyến du lịch Rồng thiêng” sẽ liên kết 7 hòn đảo nổi tiếng trên vịnh Hạ Long để tạo nên một con Rồng huyền thoại với các chủ đề: đảo Ngọc Rồng (đảo Tuần Châu), đảo Rồng – Tiên (đảo Đầu Gỗ), đảo Rồng biến hóa (đảo Bồ Hòn), đảo Con Rồng – Cháu Tiên (đảo Hang Trai), đảo Thủy cung Rồng (đảo Đầu Bê), đảo Cá hóa Rồng (hòn Vông Viêng) và đảo Rồng bay về trời (đảo Cống Đỏ). Tuyến du lịch này còn giúp du khách khám phá Hạ Long ở cả 3 tầng không gian như: đi trên biển bằng thuyền Rồng, bay trên trời bằng khinh khí cầu hình Rồng, đi trong các hành lang kính dưới đáy biển và bơi dưới nước bằng áo lặn hình Rồng…

            Dự án sản phẩm du lịch “Việt Nam – vẻ đẹp bất tận” được xây dựng nhằm tôn vinh giá trị của hoa Sen. Theo đó, bộ sản phẩm sẽ giúp khách du lịch khám phá vẻ đẹp của hoa Sen qua 3 thời kỳ: khai sinh, phát triển và đỉnh cao. Vẻ đẹp bất tận của du lịch Việt Nam sẽ được thể hiện dưới các khía cạnh đặc trưng gồm có: nụ cười Việt Nam, sắc màu Việt Nam, khát vọng Việt Nam, trí tuệ Việt Nam, giấc mơ Việt Nam và linh hồn Việt Nam. Những giá trị của hoa sen sẽ được đưa vào trong nhiều lĩnh vực khác nhau để phục vụ du khách như: ẩm thực, nghệ thuật trang trí, nghệ thuật

            Tại hội thảo, các đại biểu tham dự đánh giá cao sự sáng tạo và đột phá của các ý tưởng về sản phẩm du lịch mới này và cũng đã đóng góp thêm một số ý kiến để Liên hiệp Khoa học phát triển du lịch bền vững tiếp tục hoàn thiện dự án và đưa vào khai thác phục vụ du khách.

             Bài: Phạm Phương; ảnh: Thu Thủy
 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: