(Laodong) Thu hút khách tham quan ở vẻ đẹp mộc mạc giản dị đúng “chất quê” của bờ ao sen làng, đồng cỏ xanh mượt và những công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng cùng các nhà ở đậm chất truyền thống, làng cổ Đường Lâm vì thế đã được Bộ VH-TT&DL xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào năm 2006.
(Daibieunhandan) Liên hiệp Khoa học phát triển du lịch bền vững (STDe) và Ban quản lý di tích Đường Lâm, Hội liên hiệp phụ nữ xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội vừa tổ chức giới thiệu các sản phẩm lưu niệm từ rơm, nhằm tạo thêm sản phẩm, thu hút khách du lịch đến làng cổ.
(Congthuong) Ý tưởng ra đời xuất phát từ thực tế nhiều làng quê hướng đến mục tiêu phát triển du lịch, đưa dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn trong khi sản phẩm du lịch lại quá nghèo nàn.
THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐẾN ĐƯỜNG LÂM BẰNG SẢN PHẨM LƯU NIỆM TỪ RƠM
There are no translations available
(baomoi) Sau khi được công nhận là Di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia cuối năm 2005, làng cổ Đường Lâm (Hà Nội) trở thành điểm thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, đến Đường Lâm, du khách khó mua được đồ lưu niệm ưng ý, bởi sản phẩm nơi đây còn rất nghèo nàn. Và ý tưởng tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo từ rơm đã được Hội liên hiệp du lịch bền vững (STDe) thực hiện.
Rơm là một trong những nét đặc trưng của làng quê Việt Nam trước đây. Rơm gắn bó sâu sắc với sinh hoạt truyền thống của người dân. Người dân dùng rơm để lợp mái nhà, để đun nấu, để sưởi ấm, làm giường ngủ, làm áo tơi…thậm chí Rơm còn trở thành chủ đề của nhiều cao dao tục ngữ, bài hát.
(Laodong) Nằm bên bờ phía Nam sông Hồng, thuộc thị xã Sơn Tây – Hà Nội, làng cổ Đường Lâm thu hút khách thăm quan không chỉ vẻ đẹp mộc mạc giản dị đúng “chất quê” của bờ ao sen làng, đồng cỏ xanh mướt mà còn bởi những công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng như Đình Mông Phụ, chùa Mía v.v….