Lý giải khoa học cho 15 bức ảnh về những hiện tượng siêu nhiên trên thế giới |
Cầu vòng mặt trăng là một hiện tượng tự nhiên lạ không thể nhìn thấy bằng mắt thường vì chúng ta không thể phân biệt được các màu trong bóng tối. Nguồn: Mạng việc làm Cầu vòng mặt trăng là một hiện tượng tự nhiên lạ không thể nhìn thấy bằng mắt thường vì chúng ta không thể phân biệt được các màu trong bóng tối. Bạn có tò mò về những hiệu ứng siêu nhiên trên thế giới không? Thế giới của chúng ta luôn chứa đầy những điều bí ẩn và huyền bí mà con người chúng ta vẫn chưa hiểu hết được. Tuy nhiên, cũng có một số hiện tượng kỳ ảo đã được các nhà khoa học lý giải một cách khá hợp lý. 15. Hiệu ứng ảo ảnh
Trong tấm ảnh này, nhiều người có thể nhận thấy một vật thể trôi nổi như một vùng đất đang lấp ló đằng sau chiếc tàu. Tuy nhiên, sự thật là chẳng có vật thể nào nằm ở vị trí đó cả. Hiện tượng này xảy ra khi có sự khác biệt đáng kể giữa mật độ và nhiệt độ trong các lớp không khí khác nhau, và chính nó đã tạo ra một hiệu ứng ảo ảnh phản ánh lại một vật thể ở cách đó rất xa. 14. Cầu vòng trong đêm
Cầu vòng mặt trăng là một hiện tượng tự nhiên lạ không thể nhìn thấy bằng mắt thường vì chúng ta không thể phân biệt được các màu trong bóng tối. Tuy nhiên, sử dụng một vật dụng có thể bắt được các bước sáng dài như máy ảnh chuyên dụng là bạn sẽ nhận ra rằng cầu vòng có thể xuất hiện ngay cả dưới ánh trăng. 13. Lốc xoáy sấm sét
Hiện tượng sét núi lửa này xuất hiện khá hiếm trong những vụ núi lửa phun trào, do sự va chạm giữa khí và tro trong lòng núi lửa phát ra không khí. Hiện tượng này thật sự rất hiếm khi xảy ra, ngay cả tần suất phun trào núi lửa lớn nhưng chưa chắc có thể đạt được mật độ khí và tro va chạm cao để tạo ra hiện tượng kỳ ảo này. Vì vậy, nếu bắt được cảnh trên thì tay máy này quả là vô cùng may mắn. 12. Đám mây Mammatus
Hiện tượng này rất hiểm xảy ra và chỉ xuất hiện ở khu vực vĩ độ trung bình. Mây mammatus thường xuất hiện sau những cơn bão với sức gió mạnh nguy hiểm. Hiện tượng này xảy ra do không khí di chuyển theo các hướng khác nhau làm cho đường mây bị kẹt vào luồng di chuyển của không khí. Mặc dù chúng trông có vẻ khá đe dọa nhưng lại không hề nguy hiểm tí nào. 11. Vệt cầu vòng
Vệt sáng mang màu sắc như cầu vòng này xuất hiện giống với một cầu vồng thông thường – được tạo ra nhờ kết quả của khúc xạ ánh sáng. Tuy nhiên, phải có sự trùng hợp ngẫu nhiên hoặc một vài điều kiện khác thì mới có thể ngắm được hiệu tượng hiếm hoi này. 10. Các đám mây lenticular
Các đám mây Lenticular là một hiện tượng hiếm và độc đáo. Dù gió có mạnh đến thế nào đi nữa thì cũng không thể làm cho những đám mây này di chuyển, nó được hình thành ở đâu thì sẽ mãi lơ lửng ở đấy. 9. Vòi rồng
Lốc xoáy hay vòi rồng không phải là một hiện tượng hiếm hoi nhưng rất khó để có thể bắt lại khoảnh khắc nó ở trạng thái đỉnh cao. Tuy nhiên, cơn lốc xoáy vẫn dễ dàng nằm trong “danh sách bí ẩn” bởi các nhà khoa học vẫn không thể tìm thấy nguồn gốc đầy đủ của nó. 8. Những đám mây Kelvin-Helmholtz
Cơ chế hình thành các đám mây hầu như giống với sự hình thành của sóng biển. Tuy nhiên, khi các khối nước di chuyển theo hình vòng cung lên xuống tạo ra sóng thì những đám mây này được tạo ra bởi các dòng không khí vòng cung. Chúng có thể được quan sát ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, hiện tượng này rất hiếm. Vì vậy, bạn sẽ không tìm thấy nhiều hình ảnh và video của chúng. 7. Nhật thực
Nhật thực toàn phần có thể được quan sát khá thường xuyên. Tuy nhiên, nhật thực lúc hoàng hôn, khi bạn có thể nhìn thấy một vòng sáng mỏng xung quanh mặt trời lại là một điều hiếm hoi. Lần cuối hình ảnh này được ghi lại là vào năm 1827. 6. Hố mây
Hố mây là một ví dụ khác của hiện tượng mà các nhà khoa học vẫn không thể giải thích được. Một trong những lý thuyết để lý giải hiện tượng này như sau: khi một chiếc máy bay xuyên qua đám mây, khu vực đám mây bị ảnh hưởng sẽ tiến hành qui trình kết tinh các tinh thể nước nhanh hơn và khiến các tinh thể này nặng rồi rơi xuống mặt đất, tạo ra một vùng mây bị mất. 5. Mặt trăng song sinh
Mặt trăng song sinh là một trong những hiện tượng hiếm trên trái đất. Hiện tượng quang học này hiếm khi được nhìn thấy vì Mặt trăng phải tròn và sáng hết mức khi xuất hiện thì mới có thể tạo ra được. 4. Mây cầu vòng
Những đám mây này cũng bị ảnh hưởng bởi sự khúc xạ ánh sáng. Chúng xuất hiện ở độ cao gần 15.000m, và nhiệt độ tối thiểu phải là -78 ° C. 3. Xoắn ốc bí ẩn ở Na Uy
Hiện tượng dị thường này được người Na Uy nhìn thấy vào mùa đông năm 2009 và cho ra đời hàng ngàn dự đoán gây hoang mang. Người ta đồn thổi về một cuộc xâm lược ngoài hành tinh và các hố đen gây ra bởi công nghệ vũ trụ. Tuy nhiên, có một lời giải thích đơn giản hơn nhiều: đây chỉ là kết quả thất bại của một vụ nổ tên lửa đạn đạo. 2. Lốc xoáy lửa
Lốc xoáy lửa là một trong những hiện tượng phá hoại nhất lịch sử. Nó thường được quan sát thấy trong các vụ cháy rừng. Không gì có thể ngăn cản một cơn lốc xoáy từ lửa được nuôi sống bởi không khí cả. 1. Mặt trời song sinh
Hiện tượng này có cơ chế y như hiện tượng Mặt trăng song sinh. Nó chỉ có thể được quan sát vào mùa đông vì được tạo ra từ ánh sáng rực rỡ nhất của mặt trời khi bị khúc xạ bởi các tinh thể băng. |