PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO SẢN PHẨM DU LỊCH. |
TS.KTS. Nguyễn Thu Hạnh
Chủ tịch liên hiệp khoa học phát triển du lịch bền vững Thế nào là Thương hiệu của sản phẩm du lịch (SPDL) Để thương hiệu tạo ra được sức cạnh tranh lớn cần phải gắn liền thương hiệu với các nội dung, chương trình và kế hoạch phát triển SPDL một cách tổng thể, đồng bộ để giúp cho thương hiệu có sức lan tỏa lớn và thể hiện rõ cá tính đặc trưng của mình. Có nhiều cách tiếp cận để tìm ra sự khác biệt trong việc tạo dựng thương hiệu cho một điểm đến. Đó có thể là cách tiếp cận với bề dày văn hoá lịch sử của khu vực; từ đặc điểm hình thái của cảnh quan thiên nhiên, quĩ di sản kiến trúc; từ những chức năng nổi bật về du lịch hay từ chính chất lượng của các loại hình dịch vụ du lịch. Tùy theo thế mạnh đặc thù của điểm đến mà lựa chọn cách tiếp cận phù hợp nhất để sáng tạo thương hiệu. Mục tiêu của phương pháp xây dựng thương hiệu cho SPDL: Tạo dựng thương hiệu cho điểm du lịch, khu du lịch hoặc cho dịch vụ du lịch. Các bước tiến hành:
ứng dụng cụ thể: “Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm du lịch làng chài Vông Viêng – Vịnh Bái Tử Long – Quảng Ninh” Vông Viêng là một trong 7 làng chài nổi, bao gồm: Cửa Vạn, Vông Viêng, Ba Hang, Hoa Cương, Cống Tàu, Cống Đầm và Hồ Ba Hầm sinh sống trên khu vực Vịnh Hạ Long – Bái Tử Long được “bao bọc” bởi hòn Vông Viêng – Vụng Hà ở xung quanh. Bước 1: Đánh giá các giá trị vật chất và tinh thần của tài nguyên du lịch. Tìm giá trị độc đáo, đặc trưng nhất để tôn vinh thành thương hiệu. Làng chài Vông Viêng là nơi hội tụ nhiều giá trị vật thể và phi vật thể đặc trưng của các làng chài truyền thống trên vịnh (Xem sơ đồ các giá trị tài nguyên du lịch). Vông Viêng là một trong những “bảo tàng sống” của nền văn hóa “làng chài” rất cổ xưa được gìn giữ và phát triển cho đến ngày này. Họ là di huệ của những tổ tiên thu lượm hải sản – chài lưới từ thời đá mới, là người Hạ Long gốc gác ít nhất đã tồn tại ở đây hàng 4000 – 5000 năm từ thời văn hóa Hạ Long [2]. Đây là một trong số ít các làng lài còn gìn giữ được nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của làng chài sinh sống trên vịnh: lối sống, tập quán, phương thức sản xuất,… Nhưng giá trị nổi bật nhất của Vông Viêng so với các làng chài khác trên vịnh chính là cảnh quan tự nhiên. Nằm tựa mình vào dãy núi đá hình cánh cung với hệ thực vật đa dạng và phong phú; làng chài được bao bọc che chở trước những khắc nghiệt của thiên nhiên. Đó là: Hòn Vông Viêng, Hòn Vụng Hà và nhiều đảo đá khác xung quanh như hòn Lưỡi Liềm. Điều thú vị là có những núi đá độ dốc khá thoải, lại có những núi đá thẳng đứng rất thích hợp cho hoạt động du lịch mạo hiểm. Khu vực này còn “sở hữu” các cảnh quan tự nhiên hấp dẫn khác. Đó là vẻ đẹp hoang sơ, huyền bí của các hồ trên đảo (tùng, áng) và hệ sinh thái phong phú trong lòng hồ; là vẻ đẹp của các bãi san hô, bãi tắm mini trên các đảo nhỏ. Đặc biệt có cổng làng xuyên qua núi đá – một nét riêng, một nét độc đáo nhất ở Vông Viêng so với các làng chài khác trên vịnh. Bước 2: Tiếp cận với giá trị đã lựa chọn trên nhiều phương diện cảm nhận Hình ảnh “cổng làng” mang nhiều ý nghĩa sâu sắc trong đời sống của ngư dân làng chài Vông Viêng từ thưở lập làng. Đặc biệt hơn khi cuộc sống trên vịnh phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên giá trị tâm linh (tinh thần) của nó càng được tôn trọng. Hình ảnh “cổng làng” sẽ được cảm nhận bằng thị giác về giá trị kiến trúc – cảnh quan và sự liên tưởng về giá trị nhân văn: Cảm nhận hình ảnh “cổng làng” bằng thị giác: - Ở đó có một lối vào xuyên qua dãy núi đá mà ngư dân vẫn thường gọi là “cổng làng”. Đó như là một sự sắp đặt hoàn mỹ của thiên nhiên, trở thành một dấu ấn đặc biệt cho Vông Viêng. Cảm nhận hình ảnh “cổng làng” bằng sự liên tưởng: - Nơi ấy, mỗi người con khi đi xa đều ngoái nhìn lần cuối - Nơi ấy, mỗi người con khi trở về, bước qua cổng làng là biết được mình đã về với mảnh đất “chôn rau cắt rốn”, chợt thấy lòng ấm lại. - Nơi ấy, là “cánh cửa” đầu tiên của làng chài để cho mỗi khách thập phương đều phải đi qua, trước khi bị lạc vào một không gian mới lạ. - Phía sau “nơi ấy” là không gian chứa đựng những giá trị riêng biệt của cuộc sống ngư dân làng chài, chứa đựng những độc đáo của cảnh quan thiên nhiên trên vịnh Hạ Long – Bái Tử Long. “Cổng làng” chính là ranh giới vô hình giữa Vông Viêng với thế giới bên ngoài. Đây chính là cổng “thiên đường” để mở ra “thiên đường” về một làng chài có sức hấp dẫn đặc biệt đối du khách ưa thích tìm hiểu khám phá về cảnh quan, về cuộc sống, về con người trên vịnh. Và tên thương hiệu “Vông Viêng – Phía sau cổng thiên đường” sẽ thể hiện những điều mới lạ, những nét hấp dẫn, độc đáo luôn ẩn chứa ở bên trong và có sức lôi cuốn sự khám phá tìm hiểu của du khách. Bước 3: Thể hiện giá trị của thương hiệu dưới nhiều hình thức sản phẩm khác nhau để tạo sức lan tỏa cho thương hiệu: Đối với “cổng làng” Vông Viêng thì việc thể hiện thương hiệu của SPDL bằng tên, hình ảnh và thông điệp là sự lựa chọn hợp lý nhất. Thương hiệu này khi đến với du khách sẽ tạo ra một ấn tượng đặc biệt vừa bằng trực quan vừa bằng sự cảm nhận. Để tạo sức lan tỏa mạnh cho thương hiệu thì cần gắn hình ảnh “cổng làng” với một số SPDL, như: leo núi khám phá cổng làng, sản phẩm lưu niệm hình cổng làng, chụp ảnh cổng làng, tham quan cổng làng….
“VÔNG VIÊNG – PHÍA SAU CỔNG THIÊN ĐƯỜNG”
.PHÍA SAU CỔNG “THIÊN ĐƯỜNG” LÀ NƠI... .........CƯ NGỤ CỦA HẬU DUỆ NHỮNG NGƯỜI HẠ LONG CỔ CÁCH ĐÂY 4000 - 5000 NĂM. ........LƯU GIỮ NHỮNG PHONG TỤC TẬP QUÁN TRUYỀN THỐNG CỦA LÀNG CHÀI TRÊN VỊNH. ........CHỨA ĐỰNG NHỮNG CẢNH QUAN TỰ NHIÊN HOANG SƠ ĐỘC ĐÁO CỦA VỊNH HẠ LONG - BÁI TỬ LONG. ……….HÃY ĐẾN VÀ KHÁM PHÁ……… [1]. Nghiên cứu xây dựng SPDL Biển đảo tại vùng du lịch Bắc Bộ - Đề tài NCKH cấp bộ. [2]. Hạ Long lịch sử - Hà Hữu Nga, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long |