Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

TUYỂN NHÂN SỰ VÀ SINH VIÊN THỰC TẬP ( QUÍ III) TUYỂN NHÂN SỰ VÀ SINH VIÊN THỰC TẬP ( QUÍ III)
THÔNG BÁO TUYỂN NHÂN SỰ QUÍ III THÔNG BÁO TUYỂN NHÂN SỰ QUÍ III
"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
Xem Tiếp...

Tin du lịch

 Cửa hàng bán đồ trang trí Halloween lớn nhất tại châu Âu Cửa hàng bán đồ trang trí Halloween lớn nhất tại châu Âu
 Nơi lạnh nhất thế giới thành điểm nóng du lịch Nơi lạnh nhất thế giới thành điểm nóng du lịch
Xem Tiếp...
« Tư duy đột phá » trong khai thác tài nguyên tại các đô thị du lịch biển Việt Nam.

« Tư duy đột phá » trong khai thác tài nguyên tại các đô thị du lịch biển Việt Nam.

 

TS. KTS.Nguyễn Thu Hạnh

Chủ tịch Liên hiệp Khoa học Phát triển Du lịch Bền vững ( STDe). Mb: 0936631970;     Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó

 

Vai trò của hệ thống đô thị du lịch biển ở Việt Nam.

Những người làm công tác qui họach có thói quen dùng từ ‘đô thị du lịch’’ đã lâu, thuật ngữ này cũng đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa VN công nhận và hợp pháp hóa một cách chính thức qua Luật Du lịch số 09/2017/ QH 14 [1].

Xét theo các tiêu chí của Luật du lịch thì trong phạm vi quốc gia, chúng ta sẽ có khoảng 12 đô thị du lịch. Có thể kể tên là: Sa pa, Hạ Long, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa  Lò, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Đà Lạt, Phan Thiết, Vũng tàu, Hà Tiên,..Trong đó có đến 9/12 đô thị là đô thị du lịch biển ( đô thị gắn với việc khai thác tài nguyên du lịch biển là chủ yếu).

Với 9 điểm đến này, nếu được qui họach và đầu tư phát triển tốt, du lịch biển Việt Nam hòan tòan có thể khởi sắc và có chỗ đứng lạc quan trong thị trường du lịch khu vực và thế giới.

Theo Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban chấp hành Trung ương, từ nay đến 2030, vùng ven biển VN trong đó có hệ thống đô thị du lịch biển được ưu tiên hàng đầu cho phát triển du lịch,… Ngoài ra, chính phủ còn kỳ vọng vào khu vực này rất nhiều mục tiêu kinh tế, chính trị, quốc phòng... đặc biệt quan trọng, nhằm khẳng định vị thế quốc gia trước xu thế hội nhập Thế giới.

Tuy nhiên, thời gian qua, quá trình qui họach và đầu tư phát triển các đô thị du lịch biển Việt Nam đã xuất lộ rất nhiều thách thức trong quá trình thực hiện các mục tiêu đề ra. Một trong các mục tiêu cơ bản đó là mục tiêu phát triển bền vững.

Tầm quan trọng của tài nguyên du lịch biển trong cấu trúc đô thị du lịch bền vững.

Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất trong cấu trúc không gian đô thị du lịch biển so với các lọai đô thị khác là mảng màu nổi bật của không gian chứa đựng các yếu tố tài nguyên du lịch biển ( bãi tắm, đảo, hang động, các hệ sinh thái biển và các di tích, thắng cảnh ven biển,...) và các không gian dịch vụ du lịch ( khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí,...) phục vụ cho việc khai thác nguồn tài nguyên đó.


Tài nguyên du lịch biển không chỉ là yếu tố góp phần quan trọng nhất trong việc tạo ra bản sắc đặc trưng cho đô thị du lịch biển hơn hết nó là yếu tố đóng vai trò quyết định trong việc hình thành một đô thị du lịch ( hay nói một cách khác, nó chính là yếu tố tạo thị).

Nếu nhận thức được rằng: Không có sự hấp dẫn về tài nguyên, sẽ không có hoạt động du lịch và nguồn thu từ dịch vụ du lịch thì mới hiểu được hết vai trò của tài nguyên và việc giữ gìn và bảo vệ giá trị của tài nguyên chính là bảo vệ sự “sống còn” của đô thị du lịch.

Quá trình qui họach phát triển đô thị du lịch biển cần phải có những nghiên cứu toàn diện về các giá trị đặc thù của tài nguyên; về hình thái, cấu trúc của các yếu tố cấu thành nên các giá trị đó và các xu hướng biến đổi của chúng trước các tác động của thời gian và con người. [ 2 ]

Cần phân biệt tài nguyên có thể tái tạo với tài nguyên không thể tái tạo và mức độ nhạy cảm của chúng trước các tác động của họat động du lịch và các họat động kinh tế đô thị khác để có những định hướng phát triển đô thị du lịch phù hợp, đảm bảo được sự khai thác lâu dài đối với tài nguyên.

Với vai trò là hạt nhân của sự phát triển, tài nguyên du lịch biển là yếu tố quyết định qui mô và phương thức của các họat động du lịch biển, phạm vi không gian họat động của nó cũng như các không gian chức năng họat động khác trong đô thị để đảm bảo một cấu trúc đô thị tổng thể hài hòa và bền vững.

Thách thức của đô thị du lịch biển trên con đường phát triển bền vững.

Các đô thị du lịch biển hiện nay đang phải đối mặt với thách thức của hoạt động khai thác tài nguyên quá tải, thách thức của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, thách thức của các áp lực tranh chấp biên giới và chủ quyền... Những khó khăn vượt quá tầm kiểm soát trong phạm vi quốc gia này đòi hỏi chính phủ Việt Nam phải có một tư duy mới, một tầm nhìn mới mang tính đột phá trong việc xây dựng chiến lược và giải pháp khai thác tài nguyên biển.

Bài tóan cân bằng và hài hòa sẽ dễ tìm được lời giải hơn đối với các không gian đô thị qui nhỏ, có chức năng thuần khiết là du lịch như: Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Hội An... Tuy nhiên, ở Việt Nam, hầu hết các đô thị có tiềm năng du lịch biển ở qui quốc gia, cũng là nơi tập trung nhiều thế mạnh tiềm năng khác như: cảng biển, hải sản, vật liệu xây dựng hay dầu khí,...


Hạ Long, Nha Trang, Đà Nẵng, Vũng Tàu... là những đô thị điển hình cho sự giàu có đó. Quá nhiều thế mạnh trong một đô thị ven biển thường là tiền đề cho một chiến lược phát triển đô thị đa chức năng với một “rừng mũi nhọn”,...

Việc xác định chiến lược đô thị với một “rừng mũi nhọn” như vậy đã đưa các đô thị du lịch biển tới những thách thức lớn như: Sự suy giảm về chất lượng tài nguyên và môi trường do tranh chấp không gian sử dụng giữa các ngành kinh tế. Sự thiếu thốn bản sắc trong kiến trúc cảnh quan do không xác định được mảng màu chủ đạo cho bức tranh đô thị… Và chất lượng sống của người dân đô thị cũng như khách du lịch sẽ bị đe doạ trầm trọng do hệ quả của hai vấn đề trên. [ 6 ]

Nhìn lại bức tranh phát triển của một số đô thị du lịch biển ở VN, chúng ta sẽ thấy rõ hơn những thách thức của các đô thị du lịch biển trên con đường phát triển bền vững.

Thành phố Hạ Long, đô thị du lịch di sản đã trở thành một bài học điển hình cho việc khai thác tài nguyên manh mún và thiếu tầm nhìn. UNESCO đã hai lần cảnh báo về việc Hạ Long sẽ mất đi danh hiệu di sản vì những dấu hiệu báo động về chất lượng môi trường.

Chúng ta cũng đã có những bài học đối với sự phát triển chồng chéo của nhiều ngành kinh tế xung quanh khu vực Vịnh Cửa Lục. Riêng sự phát triển của du lịch và đô thị đã góp một phần đáng kể vào việc thu hẹp diện tích rừng ngập mặn, một trong những hệ sinh thái cơ bản, đóng vai trò quan trọng trong chu trình sinh thái tự nhiên của môi trường Vịnh Hạ Long. [ 3]

Chúng ta cũng đã có những bài học đối với sự phát triển lộn xộn của khu vực Bãi Cháy do chậm trễ về qui hoạch và yếu kém trong quản lý sau qui hoạch. Kiến trúc khách sạn, nhà nghỉ được thiết kế theo rất nhiều phong cách khác nhau, ngôn ngữ kiến trúc không đồng nhất, các giá trị cảnh quan đặc sắc của di sản Vịnh Hạ Long hầu như chưa được khai thác để tham gia vào cấu trúc không gian cũng như hình thái đô thị du lịch. Tầm nhìn ra Vịnh bị các công trình xây dựng che khuất quá nhiều. Hệ thống không gian mở, quảng trường và các điểm nhấn đô thị chưa được qui hoạch thiết kế để tạo ra bản sắc kiến trúc đặc trưng cho thành phố di sản. [ 3]

Và cuối cùng là bài học của sự đào núi và lấp biển.

Nhiều quả đồi đã biến thành đồi trọc, nhiều thảm thực vật và nhiều loại động vật có nguy cơ biến mất, đất liền đang tiến dần ra biển để đô thị hoá dần các hòn đảo nguyên sơ của Vịnh Hạ Long.


Rõ ràng, chúng ta đang vô tình hoặc cố tình làm mất đi những giá trị của tài nguyên, những tiền đề để phát triển du lịch. Nếu chúng ta có dịp được ngắm cảnh quan tổng thể Vịnh Hạ Long từ trên cao (như từ trên đỉnh núi Bài Thơ chẳng hạn), chúng ta sẽ vô cùng đau xót khi nhìn thấy bức tranh Vịnh Hạ Long đang bị xé tan ra từng mảnh.

Hạ Long mơ màng và tĩnh lặng, Hạ Long với vẻ đẹp siêu nhiên gắn với huyền thoại Rồng thiêng, đang dần bị hiện thực hoá bởi bàn tay thô bạo của con người.

Tấm gương điển hình thứ hai có thể kể đến là Thành phố Vũng tàu.

Giống như Hạ Long, thiên nhiên đã ưu đãi cho Vũng Tàu rất nhiều tiềm năng và lợi thế: vị trí giao lưu thuận tiện, thế mạnh cảng biển, trung tâm dầu khí lớn nhất Việt nam, khí hậu bốn mùa dễ chịu với bờ biển dài có nhiều bãi tắm tuyệt đẹp.

Với thế mạnh tổng hợp, Vũng Tàu cũng đã được họach định thành một trung tâm kinh tế, văn hoá, dịch vụ công cộng; trung tâm du lịch, dịch vụ hàng hải, phát triển cảng và khai thác dịch vụ dầu khí của cả nước. Toàn bộ hướng Tây bắc Vũng Tàu sẽ dành cho công nghiệp và cảng biển. Toàn bộ hướng Hướng Đông - Đông bắc: sẽ dành cho phát triển du lịch biển. [7]

Chiến lược này cũng đã đưa Vũng tàu đến những lúng túng trong việc xác định một cách mạch lạc ranh giới các không gian khai thác tài nguyên và kiểm sóat chất lượng môi trường của chúng, nhằm tránh các xung đột mâu thuẫn trong quá trình phát triển.

Cũng đã có nhiều dấu hiệu ô nhiễm về chất lượng nước biển và môi trường không khí trong các không gian họat động du lịch tại Vũng tàu và sức sống của một đô thị du lịch trong tương lai sẽ rất ‘’mỏng manh‘’ nếu như các nhà quản lý và hoạch định không đưa ra được những khẳng định đối với việc đảm bảo cho chất lượng của môi trường biển trong thời gian sắp tới trước sức ép của các ngành kinh tế khác.

Dưới khía cạnh bản sắc Đô thị, Vũng tàu cũng đang đứng trước nguy cơ của một bức tranh tương lai nhạt nhòa do không định hướng được gam màu chủ đạo.

Thời gian trước, kiến trúc cảnh quan du lịch của thành phố Vũng tàu thể hiện rất rõ bối cảnh xã hội của nền kinh tế thị trường với sự "mọc lên như nấm" của các khách sạn tư nhân theo hình thức qui hoạch "chia lô". Gần đây, Vũng tàu đã có những biến đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn tại khu vực không gian giáp biển. Khách Du lịch đã cảm thấy nhẹ nhõm và sảng khoái hơn rất nhiều vì đã được đón nhận không khí biển. Một "Không khí biển thật sự" vì gío biển đã được ra vào tự do không bị che chắn bởi các khối "lô cốt" dịch vụ. [6]


Việc giải toả và thông thoáng không gian che chắn của trục đường ven biển hiện vẫn đang là thách thức lớn đối với các đô thị du lịch biển khác như: Hạ Long Nha Trang, Đà Nẵng…

Đặc biệt, việc qui họach và xây dựng các con đường sát biển dành cho các phương tiện giao thông cơ giới lớn, có tác động rất tiêu cực đến môi trường cảnh quan hoang sơ và tĩnh lặng của các bãi tắm ven biển, vẫn chưa được các nhà quản lý và đầu tư nhận thức như là một bài học cần rút kinh nghiệm tại các đô thị du lịch biển VN.

Trong những năm gần đây, các đô thị du lịch ven biển đã phải đối đầu với một thách thức mới, mang tính toàn cầu, đó là thách thức của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Hiện tượng mưa lũ, hạn hán hay lốc xoáy bất thường kèm theo các hiện tượng xói lở đã gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn cho các hoạt động kinh tế ven biển, trong đó có du lịch.

Nhiều bãi tắm, resort, khách sạn, nhà nghỉ xây ven biển tại các T.P Huế, Hội An,Vũng Tàu…đã phải ngừng hoạt động vì sự tấn công dữ dội của các yếu tố thiên nhiên cực đoan. Trước những những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu và các vấn đề ô nhiễm môi trường khó kiểm soát gần đây, nhiều nguồn tài nguyên và cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ du lịch có khả năng biến mất, bị hư hỏng nặng hoặc bị vô hiệu hoá vì không còn chức năng sử dụng.

Một thời gian dài trước đây, các bãi tắm và hệ thống khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí ven biển đã chiếm vai trò chủ đạo trong không gian du lịch biển. Tuy nhiên, trong thời gian tới, các hoạt động này có thể sẽ không còn nữa. Ngành du lịch và một số ngành kinh tế biển khác sẽ đứng trước nguy cơ bị phá sản…

Vậy các ngành kinh tế biển Việt Nam sẽ phải có những bước chuyển mình ra sao và những chuyên gia qui hoạch đô thị du lịch biển sẽ phải tư duy thế nào để ứng phó với bối cảnh hoàn toàn mới này? Theo tôi, không chỉ cần một tư duy mới mà phải là một “ Tư duy đột phá”- hoàn toàn mới, linh hoạt và sáng tạo, không giống với những cách thức truyền thống trước đây thì mới hy vọng có được giải pháp tận cùng cho vấn đề nan giải này.

“Tư duy đột phá” trong khai thác tài nguyên tại đô thị du lịch biển.

Quan sát quá trình khai thác tài nguyên biển trong giai đoạn trước đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy đó là cách thức khai tài nguyên thô, nghĩa là khai thác những giá trị bề nổi, sẵn có và với phương thức khai thác theo kiểu “ mỳ ăn liền”. Tư duy ăn sẵn với nền kinh tế bắp” dựa nhiều vào nhân công giá rẻ nền kinh tế đào mỏ”


dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, với tầm nhìn ngắn hạn đã khiến cho các nguồn tài nguyên du lịch biển của Việt Nam nhanh chóng cạn kiệt.

Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, quá trình khai thác tài nguyên thô, trên diện rộng đã và sẽ phải chấm dứt do những hậu quả môi trường nặng nề mà các đô thị biển Việt Nam đã phải hứng chịu. Đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận lại quĩ tài nguyên biển với những giá trị tự nhiên, văn hoá, lịch sử tinh thần,…còn tiềm ẩn mà chúng ta đang bỏ ngỏ. Các tài nguyên biển có khoảng 10 giá trị, thì hiện chúng ta mới chỉ khai thác được vài ba giá trị bề nổi mà thôi. Ngoài bãi tắm và hải sản, chúng ta còn có nắng biển, gió biển, muối biển, cảnh quan biển và văn hoá biển đặc trưng, lâu đời…Để khai thác hiệu quả các giá trị tiềm ẩn này, chúng ta cần sử dụng hàm lượng chất xám cao hơn với cách tiếp cận của “ Tư duy đột phá” để tạo nên những sản phẩm du lịch mới, độc đáo và mang bản sắc riêng có của vùng biển Việt Nam.

“Tư duy đột phá” là lối tư duy vượt khung, thậm chí phá bỏ hoàn toàn lối tư duy cũ (đã trở thành lối mòn) trong các giai đoạn kinh tế- xã hội trước đây.[5]

Theo đuổi lối tư duy này, trong 10 năm vừa qua, Liên hiệp Khoa học phát triển du lịch bền vững (STDe) đã liên tục nghiên cứu và công bố 18 dự án du lịch mang tư duy đột phá, thay đổi hoàn toàn góc nhìn và cách tiếp cận đối với việc khai thác tài nguyên ( trong đó có tài nguyên biển).

Có thể kể đến các dự án điển hình như: “ Biến mưa, bão, lụt miền Trung thành sản phẩm Du lịch” ; dự án “ Sản phẩm du lịch biển từ Cát- muối và rác” và dự án “ Sản phẩm du lịch “Gió Bạc Liêu”.

Dự án “ Biến mưa, bão, lụt miền Trung thành sản phẩm Du lịch”.

Đây là dự án theo tư duy đột phá đầu tiên mà STDe nghiên cứu và công bố tại 3 đô thị du lịch biển: Huế- Đà Nẵng- Hội An vào tháng 11/2009, công bố tại Hà Nội vào tháng 3/2011. Các đề xuất trong dự án đã thay đổi hoàn toàn tư duy ứng xử với biến đổi khí hậu. Thay cho “trốn chạy” và “chống lại” các yếu tố thời tiết bất lợi, dự án đề xuất nhiều hoạt động du lịch mới lạ trong bối cảnh mưa, lụt để giúp du khách có những trải nghiệm độc đáo… Đó chính là cách thức để du lịch có thể “sống chung” và tìm kiếm cơ hội từ chính những yếu tố thiên nhiên bất lợi. Khi mới ra đời, dự án đã gây nhiều tranh cãi, nhưng hiện nay đã được các doanh nghiệp tại T.P Huế và T.P Hội An triển khai ứng dụng và tiếp tục hoàn thiện. [5]

Dự án “Sản phẩm du lịch biển từ Cát- muối và rác”

Dự án này được công bố vào tháng 5/2011. Đây là mô hình khai thác các giá trị truyền thống của biển bằng góc nhìn sáng tạo đổi mới.


Bờ biển VN có nhiều bãi cát đẹp, nhưng sản phẩm du lịch biển của Việt nam

còn nghèo nàn, đơn điệu, chủ yếu là các hoạt động như : tắm biển, phơi nắng, thể thao trên cát, trượt cát, xây lâu đài cát... Thực tế, cát không chỉ mang ý nghĩa vật chất mà còn mang lại nhiều ý nghĩa tinh thần, giúp con người cảm nhận cuộc sống chậm và tĩnh. Dự án đã đề xuất các sản phẩm đa dạng từ cát như: Thiền cát, chữa bệnh với cát, các sản phẩm nghệ thuật từ cát (Xem minh hoạ hình 1).

Muối cũng là nguồn tài nguyên nổi trội của vùng biển Việt Nam, nhưng người dân ven biển không thể sống bằng nghề muối vì giá muối quá rẻ. Trong nhiều năm gần đây, Việt Nam thậm chí còn phải nhập khẩu muối từ nước ngoài. Nguyên nhân chính là do người dân chưa biết khai thác các giá trị toàn diện từ muối, mới chỉ nhìn nhận muối như một lọai gia vị. Dự án đã đề xuất mô hình “ Công viên Muối”: Thông qua các họat động vui chơi, giải trí và thư giãn, chữa bệnh với Muối, du khách sẽ

được trải nghiệm rất nhiều cảm xúc với các sản phẩm mới lạ như: Vườn thiền Muối, lễ hội muối, cung muối, spa muối, tranh muối....... ( Xem minh hoạ hình 2)

Dự án cũng đề xuất xây dựng mô hình “ công viên Rác”, hay còn gọi là “ công viên tái sinh” trên biển. “Công viên tái sinh” được xây dựng từ vật liệu là "rác". Rác thải thu gom được tại các bãi biển sẽ được phân loại và chọn lựa để sử dụng trong công viên tái sinh. Nếu khai thác rác dưới khía cạnh du lich thì Rác có thể tái sinh để trở thành nhiều sản phẩm du lich hấp dân. Theo đề xuất của dự án,


Rác có thể trở thành những vât


trang trí từ  nhỏ  đến to, từ  những đồ lưu niêm


, quần


áo thời trang đến những tươn


g đài, khách san


hay nhà hàng,...


Những rác thải được sử dụng chủ yếu là những chất thải rắn, khó phân hủy hoặc không phân hủy được (như gỗ, nhựa, thủy tinh, kim loại...). Khi rác được đưa thành sản phẩm du lịch, rác sẽ được xử lý, làm sạch trước khi bước vào quy trình sản xuất. Các sản phẩm từ rác chủ yếu được làm thủ công, kết hợp một số máy móc đơn giản. Họat động trong công viên tái sinh đa dạng, dưới nhiều hình thức và phù hợp với nhiều đối tượng cụ thể. ( Xem minh hoạ hình 3)

Họat động mua bán, trao đổi sản phẩm tái sinh đem lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp sản xuất vì hàng hóa đều là tái chế, đầu tư ít, lợi nhuận cao và mang tính giáo dục về môi trường, tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu.

Dự án “ Sản phẩm Du lịch từ gió Bạc Liêu”

Dự án được công bố tại Bạc Liêu vào tháng 3/ 2014. Với tư duy đột phá , dự án đã có những đề xuất bất ngờ trong việc khai thác những giá trị vô hình của biển. Với dự án này, STDe đã giúp cho nhà máy điện gió Bạc Liêu có một hướng phát triển mới để gia tăng chuỗi sản phẩm du lịch từ Gió, tạo thêm nguồn thu nhập lớn từ việc khai thác “cánh đồng điện gió Bạc Liêu”... Dự án đã được UBND Tỉnh Bạc Liêu hết sức


ủng hộ và đứng ra kết nối các doanh nghiệp trong Tỉnh với STDe để triển khai vào thực tế. [ 5]

Kết luận và kiến nghị

Bên cạnh các không gian phát triển du lịch, những không gian chức năng đô thị khác đã và sẽ song hành phát triển tại các đô thị du lịch biển Việt Nam. Các cảng biển, các khu dịch vụ của dầu khí, các khu công nghiệp khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng, các khu chế biến hải sản,... sẽ là những mảng màu không kém phần mạnh mẽ trong diện mạo kiến trúc cảnh quan của đô thị du lịch biển. Đó là sự phát triển tất yếu để đáp ứng nhu cầu của thời đại, tuy nhiên nó phải được nằm trong vòng kiểm soát của những qui tắc ứng xử văn hoá như: tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng quá khứ và tôn trọng các giá trị nhân văn con người luôn hướng tới.

Trong thời gian sắp tới, trước các tác nhân của một bối cảnh KTXH mới với các thách thức liền kề của các biến đổi thiên nhiên, khí hậu mang tính tòan cầu, các ĐT du lịch biển VN sẽ phải căng mình để vượt qua các thách thức mới. Hy vọng rằng, với những bài học của quá khứ được nhìn nhận một cách khách quan và phân tích nguyên nhân một cách thấu đáo, các nhà quản lý, nghiên cứu và họach định ĐT sẽ có bước chuyển mình linh hoạt, sáng tạo bằng tư duy đột phá để giải quyết một cách chủ động và triệt để những thách thức cũ và mới trong quá trình phát triển ĐT du lịch biển bền vững.

Với hành trình 10 năm theo đuổi Tư duy đột phá trong khai thác tài nguyên, các nhà khoa học STDe hy vọng sẽ nhận được sự chia sẻ và động viên ủng hộ từ các cấp ngành để chuyển giao thành công các các kết quả nghiên cứu KH vào thực tế.

 Tài liệu tham khảo

1.   Luật Du lịch số 09/2017/ QH 14

2.   Nguyễn Thu Hạnh 2006- “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch biển đảo vùng Du lịch Bắc Bộ”- Đề tài khoa học cấp Bộ.

3.   Nguyễn Thu Hạnh 2005- “ Qui hoạch tổng thể Phát triển du lịch Thành phố Hạ Long đến 2015 và định hướng đến 2020”- UBND Thành phố Hạ Long 2006.

4.   Nguyễn Thu Hạnh 2014 “ Khai thác mưa, bão, lụt miền Trung thành sản phẩm du lịch. Một cách tiếp cận hoàn toàn mới đối với vấn đề biến đổi khí hậu”.( Hội thảo Quốc tế về biến đổi khí hậu do Viện Năng lượng quốc gia tổ chức tháng 10-2014 tại Hà Nội.

5.   Nguyễn Thu Hạnh 2017 “ Tư duy đột phá, cánh cửa hoàn toàn mới cho phát triển sản phẩm du lịch VN. (Hội thảo Quốc tế về du lịch văn hoá tổ chức tháng 4-2017 tại Phú Yên.)

6.   Nguyễn Thu Hạnh 2006: Định hướng kiến trúc cảnh quan thành phố vũng tàu nhằm tạo ra bản sắc cho đô thị du lịch”- Hội thảo khoa học tháng 11/ 2006 tại Vũng tàu.

7.   Điều chỉnh qui hoạch chung thành phố Vũng Tàu đến 2020” ( UBND Tỉnh Vũng tàu

2005)


HÌNH 1

CÁT – GÓC NHÌN MỚI VỀ NGUỒN TÀI NGUYÊN CŨ

 

Vườn Thiền Cát: Không gian thư giãn, chữa bệnh và phục hồi sức

 

 

khoẻ

CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH TỪ CÁT

      

Lâu đài cát                                     Điêu khắc cát                                   Vườn thiền cát

      

Chia sẻ hạnh phúc lứa đôi                       Nơi bày tỏ tình yêu

 

 

 

 

 

 

Chữa bệnh bằng cát

 

 

Nghệ thuật trình diễn tranh cát                    Hoa trồng trên cát

     


 

 

 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: