Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

“Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững “Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững
Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học liên ngành". Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học..
"Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành "Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế
Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland
Xem Tiếp...
"MỤC TIÊU CỦA CHÚNG TÔI LÀ ĐI TÌM SẢN PHẨM DU LỊCH THƯƠNG HIỆU CHO KỲ QUAN V

Theo báo điện tử baoquangninh.com.vn:
http://www.baoquangninh.com.vn/du-lich/201206/Muc-tieu-cua-chung-toi-la-di-tim-san-pham-du-lich-thuong-hieu-cho-ky-quan-Vinh-Ha-Long-2168999/

Vừa qua, tại TP Hạ Long, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch phối hợp với Liên hiệp Khoa học Phát triển du lịch bền vững (STDe) đã tổ chức hội nghị nghiên cứu ý tưởng Dự án sản phẩm du lịch kỳ quan Hạ Long với sản phẩm du lịch “Tuyến du lịch Rồng thiêng” do STDe thực hiện. PV Báo Quảng Ninh đã có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ - Kiến trúc sư Nguyễn Thu Hạnh, Chủ tịch STDe, cũng là người trực tiếp chủ trì dự án này...


- Thưa bà, xuất phát từ đâu bà đưa ra ý tưởng dự án sản phẩm du lịch kỳ quan Hạ Long với tên gọi “Tuyến du lịch Rồng thiêng”?

Tiến sĩ - Kiến trúc sư Nguyễn Thu Hạnh, Chủ tịch STDe.

+ Bạn biết đấy, sự ra đời của hàng ngàn hòn đảo trên Vịnh Hạ Long gắn liền với một truyền thuyết về việc “Rồng hạ”. Truyền thuyết này thể hiện rất rõ ý nghĩa của hình tượng con Rồng trong tâm linh người Việt: Rồng là tổ tiên người Việt, là biểu tượng của sự che chở; sự biến hoá khôn cùng; sức mạnh siêu nhiên... Tất cả những ý nghĩa tinh thần trên về hình tượng con Rồng rất phù hợp với khung cảnh địa thế của Vịnh Hạ Long với nhiều hòn đảo phân bố nhấp nhô uốn khúc như Rồng. Những cái tên như: Hòn Rồng, Hòn Long Châu, Bái Tử Long, Bạch Long Vĩ... đều thể hiện dấu ấn của “Rồng thiêng”... Và chính từ truyền thuyết này đã gợi ý cho chúng tôi xây dựng dự án “Tuyến du lịch Rồng thiêng”…

- Vậy ý tưởng dự án “Tuyến du lịch Rồng thiêng” bao gồm những nội dung cụ thể như thế nào, thưa bà?

Nhiều chuyên gia du lịch cho rằng, Vịnh Hạ Long là một kiệt tác thiên nhiên có một không hai, nhưng sản phẩm du lịch tại đây thực sự vẫn chưa phát huy được thế mạnh của mình...

+ “Tuyến du lịch Rồng thiêng” là tuyến hành trình đi theo các dấu ấn của Rồng để tìm hiểu và khám phá các giá trị tâm linh, huyền thoại ở Vịnh Hạ Long. Tuyến sẽ liên kết 7 hòn đảo nổi tiếng trên Vịnh Hạ Long để tạo nên một con Rồng huyền thoại, với các chủ đề: Đảo Ngọc Rồng (đảo Tuần Châu), đảo Rồng - Tiên (đảo Đầu Gỗ), đảo Rồng biến hoá (đảo Bồ Hòn), đảo Con Rồng - Cháu Tiên (đảo Hang Trai), đảo Thuỷ cung Rồng (đảo Đầu Bê), đảo Cá hoá Rồng (Hòn Vông Viêng) và đảo Rồng bay về trời (đảo Cống Đỏ).

Không chỉ dừng lại ở việc tạo ra một hành trình gắn kết các đảo nói trên trong một truyền thuyết mang màu sắc tâm linh, tuyến du lịch này còn giúp du khách khám phá Hạ Long ở cả 3 tầng không gian, như: Đi trên biển bằng thuyền Rồng, bay trên trời bằng kinh khí cầu hình Rồng, đi trong các hành lang kính dưới đáy biển, bơi dưới nước bằng áo lặn hình Rồng... Dịch vụ nhà nghỉ sẽ cung cấp cho du khách nhiều loại hình đa dạng, như: Nhà nổi, nhà di động, nhà trên cây, nhà trên vách, nhà nghỉ trong hang động, nhà nghỉ dưới nước...

- Để khảo sát, nghiên cứu nhằm cho ra đời dự án này, hẳn là bà đã phải mất không ít thời gian?

+ Thời gian tôi dành cho dự án này là 2 tháng, cộng với... 20 năm liên tục nghiên cứu và trải nghiệm về Vịnh Hạ Long!

- Thật là một thông tin thú vị! Vì sao bà lại đam mê nghiên cứu về Hạ Long nhiều đến  vậy?

+ Có lẽ do định mệnh, tôi là người có quá nhiều duyên nợ với Vịnh Hạ Long. Bản thân tôi đã có 3 bằng tốt nghiệp về Vịnh Hạ Long, đó là bằng đại học, bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ. Từ khi tốt nghiệp ra trường cho đến bây giờ tôi đã thực hiện khoảng 7 dự án quy hoạch du lịch từ tổng thể đến chi tiết trên địa bàn Hạ Long và Quảng Ninh. Đồng nghiệp thường gọi đùa tôi là: “Nhà Hạ Long học”. Có lẽ cũng vì duyên nợ đó mà sự sinh tồn và phát triển của Vịnh Hạ Long luôn là nỗi quan tâm và ám ảnh thường trực trong tôi.

- Theo bà, làm thế nào để ý tưởng “Tuyến du lịch Rồng thiêng” trở thành hiện thực? Và cái được lớn nhất khi đưa ý tưởng sản phẩm du lịch này vào khai thác là gì, thưa bà?

+ Để ý tưởng “Tuyến du lịch Rồng thiêng” được chuyển giao vào thực tế cần phải có sự thay đổi đột phá trong tư duy xã hội về khái niệm tài nguyên du lịch và sản phẩm du lịch. Phải có sự ủng hộ mạnh mẽ về cơ chế, chính sách và nguồn vốn của các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, của tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới UNESCO, tổ chức NewOpenWorld (NOW). Và đặc biệt là sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các nhà khoa học của STDe với các doanh nghiệp đang kinh doanh du lịch trên địa bàn Vịnh Hạ Long để sản phẩm có khả năng xã hội hoá cao nhất. Còn cái được lớn nhất khi đưa ý tưởng sản phẩm du lịch này vào khai thác chính là việc Vịnh Hạ Long sẽ có được một sản phẩm du lịch thương hiệu xứng tầm với danh hiệu kỳ quan thiên nhiên thế giới.

- Được biết, STDe là tổ chức nghiên cứu khoa học đã gây được tiếng vang trong dư luận nhờ các ý tưởng sản phẩm du lịch đột phá. Bà có thể chia sẻ một số dự án nổi bật trong thời gian gần đây?

+ STDe là tổ chức nghiên cứu khoa học ra đời với sứ mệnh “Thay đổi tư duy làm du lịch của người Việt” nên chúng tôi đầu tư trọng điểm cho các công trình nghiên cứu có tư duy tiếp cận đột phá, giải quyết các thách thức lớn nhất của du lịch Việt Nam hiện nay, như vấn đề cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu v.v..

Sản phẩm du lịch “Trải nghiệm mưa, bão, lụt miền Trung” là ý tưởng sáng tạo đầu tiên mà STDe công bố trước dư luận xã hội. Tư duy thông thường (hay còn gọi là tư duy cũ) thường coi các yếu tố thiên nhiên như: Mưa, bão, lụt là các yếu tố thiên nhiên bất lợi. Nhưng nếu nhìn các yếu tố trên từ một góc nhìn khác, với một tư duy mới ta sẽ thấy có thể khai thác rất nhiều các giá trị tiềm ẩn có được từ trong các yếu tố thiên nhiên khắc nghiệt đó để phát triển thành sản phẩm du lịch hấp dẫn và độc đáo. Mưa Huế, bão Đà Nẵng và lụt ở Hội An đã được STDe xâu chuỗi thành một hệ thống sản phẩm du lịch đặc sắc, khác biệt, mang thương hiệu riêng cho du lịch miền Trung. Nếu phát triển tốt, Việt Nam sẽ đón được luồng khách du lịch mạo hiểm và du lịch trách nhiệm, vốn đang là xu hướng chính trên thế giới. Tiếp theo là sản phẩm du lịch “Giờ Trái đất” với mô hình “Khách sạn bóng đêm” là loại hình kinh doanh du lịch tiết kiệm tối đa năng lượng điện với những dịch vụ giúp du khách trải nghiệm các giá trị và vẻ đẹp của bóng tối cũng đã được STDe công bố và nhận được giải thưởng cống hiến trong cuộc thi “Ý tưởng kinh tế xanh 2011”.

Cũng trong năm 2011, một loạt các ý tưởng khoa học mới mẻ của STDe liên tục được công bố như: Sản phẩm du lịch “Cát, muối và rác”; sản phẩm du lịch “Kỳ quan Hạ Long”; sản phẩm du lịch “Rơm Đường Lâm”... mở ra một cánh cửa hoàn toàn mới cho con đường tư duy và sáng tạo sản phẩm du lịch tại Việt Nam. Cuốn sách “Tư duy sáng tạo sản phẩm du lịch” của STDe cũng đã được xuất bản để phục vụ cho sự nghiệp thay đổi tư duy của xã hội đối với vấn đề khai thác tài nguyên và sáng tạo sản phẩm du lịch.   

- Như vậy, quá trình hiện thực hoá các ý tưởng của STDe đã được triển khai như thế nào? Kết quả ra sao, thưa bà?    

+ Với mong muốn triển khai nhanh nhất những ý tưởng khoa học vào thực tế, STDe đã chủ động tìm đến các nhà quản lý và doanh nghiệp địa phương để chuyển giao ý tưởng và hợp tác đầu tư. Trong năm 2011, chúng tôi đã liên tục tổ chức các hội thảo công bố kết quả nghiên cứu tại nhiều địa phương mà không ngồi chờ nguồn vốn của nhà nước hay tài trợ của bất cứ tổ chức nào.

Cho đến nay, Huế và Hội An đã huy động được nguồn vốn để triển khai ý tưởng Sản phẩm du lịch “Mưa Huế” và “Lụt Hội An”. Khách sạn Hương Giang (Huế) đã ký hợp đồng với STDe để đầu tư mô hình “Khách sạn bóng đêm”...

- Trở lại với việc tạo ra sản phẩm du lịch mang tính thương hiệu cho Hạ Long, theo bà, cần lưu ý đến những yếu tố đặc biệt gì?

+ Theo tôi, hình ảnh thương hiệu du lịch kỳ quan Hạ Long cần đảm bảo lan toả được các thông điệp, giá trị sau:

- Vịnh Hạ Long là kỳ quan “sinh ra” từ truyền thuyết, nơi vẻ đẹp siêu nhiên của hàng ngàn đảo đá gắn liền với huyền thoại Rồng thiêng.

- Vịnh Hạ Long, thể hiện sự biến hoá không ngừng của đá và nước, âm và dương, nơi thể hiện sâu sắc nhất các giá trị cốt lõi của triết học phương Đông.

- Vịnh Hạ Long, là di sản của nhân loại, nơi ghi lại lịch sử kiến tạo của vỏ trái đất trong hàng trăm triệu năm, nơi qui tụ hào khí cha ông với nhiều chiến công lừng lẫy trong việc bảo vệ bờ cõi của non sông.

- Bà đánh giá như thế nào về thực trạng phát triển sản phẩm du lịch tại Vịnh Hạ Long?

+ Có nhiều chuyên gia du lịch cho rằng, Vịnh Hạ Long là một kiệt tác thiên nhiên có một không hai, nhưng sản phẩm du lịch tại đây thực sự vẫn chưa phát huy được thế mạnh của mình. Theo tôi, nguyên nhân chính vẫn là do chúng ta mới chỉ quen khai thác những giá trị lộ diện của tài nguyên (hay còn gọi là giá trị thô) còn nhiều giá trị tiềm ẩn khác, đòi hỏi phải có góc nhìn toàn diện, sâu sắc và tinh tế hơn, mang nhiều tư duy khoa học hơn, chưa được chúng ta quan tâm đầu tư thích đáng.

Ở Vịnh Hạ Long, không gian khai thác du lịch mới chỉ tập trung ở trên mặt biển và dải ven bờ. Các không gian trên bầu trời và dưới đáy biển là các không gian tiềm năng còn chưa được khai thác. Mặt khác, các tài nguyên văn hoá và sinh thái còn bỏ ngỏ, chưa được quan tâm. Cảnh quan đảo chỉ mới khai thác các giá trị hình thái bên ngoài, các giá trị ẩn chứa bên trong cảnh quan gắn liền với lịch sử - văn hoá, với huyền thoại - truyền thuyết của nền văn hoá Hạ Long lâu đời chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa vào khai thác và nâng tầm nhằm tạo dựng thương hiệu...

- Xin cảm ơn bà!
Thu Hương

 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: