Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

“Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững “Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững
Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học liên ngành". Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học..
"Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành "Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Thành cổ Fatehpur Sikri - tuyệt tác nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ Thành cổ Fatehpur Sikri - tuyệt tác nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ
Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế
Xem Tiếp...
"TÔN TRỌNG Ý KIẾN KHÁC BIỆT" - KHAI MỞ SỰ SÁNG TẠO

Trong tư duy của nhân loại, việc tôn trọng ý kiến khác biệt đã có từ rất sớm. Trong triết học, tranh luận để tìm ra đúng sai có từ thời cổ đại. Người ta luôn tìm thấy chân lý của mình thông qua những cuộc tranh luận. Người tranh luận có thể đưa ra những ý kiến trái chiều, nhưng trái chiều vẫn được tôn trọng.

 

Vừa qua Dự thảo qui chế dân chủ trong nghiên cứu khoa học xã hội, trong nghiên cứu lý luận chính trị  trải qua hàng chục năm nghiên cứu, soạn thảo đã được các cơ quan chức năng lấy ý kiến để hoàn chỉnh.

Đây chính là hành lang pháp lý cho những người nghiên cứu khoa học. Chúng tôi xin đăng ý kiến trao đổi về những lý do dẫn đến những hạn chế trong nghiên cứu khoa học nước ta và biện pháp cần tháo gỡ. Đây là ý kiến cá nhân rất cần được thảo luận, trao đổi.


Từ dấu ấn tư duy minh họa


Trong tư duy của nhân loại, việc tôn trọng ý kiến khác biệt đã có từ rất sớm. Trong triết học, tranh luận để tìm ra đúng sai có từ thời cổ đại. Người ta luôn tìm thấy chân lý của mình thông qua những cuộc tranh luận. Người tranh luận có thể đưa ra những ý kiến trái chiều, nhưng trái chiều vẫn được tôn trọng.

Để có được những hiểu biết phù hợp với thực tế khách quan nghĩa là tìm ra qui luật, các nhà khoa học phải dựa vào công cụ nghiên cứu, phải đi qua vô vàn cái sai. “không có cái sai làm sao có cái đúng”. Cái đúng cái sai luôn tựa vào nhau, thúc đẩy nhau. Chính vì vậy có nhà khoa học đã đưa ra khái niệm cái sai-đúng, và cái sai-sai.

Đơn giản là vì trong những nghiên cứu khoa học, có đến 99 % thành quả phải chịu những thất bại. Nhưng từ 99% thất bại đó để có thể tìm ra được cái đúng. Vấn đề là ở chỗ, khi gặp phải cái sai, người ta biết tránh ra không vấp lại, cái sai đó được gọi là sai-đúng, còn cái sai-sai là sự tái diễn, sự lập lại cái sai đã vấp phải. Và trong nghiên cứu khoa học không chấp nhận cái sai này.

Nhận thức những qui luật xã hội lại càng khó khăn. Bởi nhiều khi nó được bao phủ bởi nhiều yếu tố ngẫu nhiên, bên ngoài, phản ánh không đúng bản chất. Cùng sự kiện nhưng bộc lộ ở mỗi giai đoạn, mỗi thời điểm lại rất khác nhau, có khi mâu thuẫn nhau. Chính vì vậy không thể nhận thức ngay mà phải thông qua phản biện, tranh luận để tìm ra chân lý. Sự tranh luận phản biện có khi được đánh dấu bằng cả một thập kỷ, một thế kỷ, có khi còn phải trả giá bằng cả xuông máu. Những phát minh vĩ đại của nhân loại, các nhà khoa học đều biết đứng trên vai những người khổng lồ và đôi khi là từ những cái sai. Lịch sử Triết học là sự đấu tranh không khoan nhượng của hai trường phái Duy vật và Duy tâm. Chính có sự đấu tranh này mà đẩy tư duy triết học phát triển. Họ đều biết tựa vào nhau, cái này làm tiền đề cho cái kia phát triển. Nếu không có Duy vật siêu hình của Phoi-ơ-bắc, duy tâm biện chứng của Hê-ghen thì không có Duy vật biện chứng của Mác.

Tôn trọng sự khác biệt để khai mở sự sáng tạo
(Hình minh họa nguồn photobucket.com)

Trong lịch sử, nhiều nhà Khoa học chân chính chỉ tôn trọng « đấng tối cao », duy nhất là qui luật khách quan, mọi thứ cường quyền cũng không thể khuất phục. Chúng ta đều biết câu nói nổi tiếng của Galilê “nhưng dù sao trái đất vẫn quay” ngay cả khi đứng trước giàn lửa thiêu. Ông không nói theo giáo lý, theo ý nguyện của nhà thờ cho dù phải trả giá bằng chính sự sống của mình. Niềm tin khoa học mãnh liệt hơn nỗi sợ hãi. Đấy chính là sự dũng cảm, là nhân cách của nhà khoa học chân chính. Ông đã vượt ra khỏi xã hội đang sống, thời Trung cổ khắc nghiệt để khẳng định niềm tin vào lý tưởng khoa học, khẳng định vai trò độc lậ, sự tồn tại của qui luật khách quan.

Soi vào lịch sử mới thấy sự khắc nghiệt của hoàn cảnh Việt Nam. Một thời gian dài ngay cả chữ viết chúng ta cũng không có, phải vay mượn từ bên ngoài. Và cũng do hoàn cảnh nên những giá trị văn hóa cổ xưa cũng biến mất. Tư tưởng triết học về xã hội mang tính cách mạng, đặt nền móng cho sự phát triển rất ít.

Ở Việt Nam, thời phong kiến tồn tại quá dài trong lịch sử. Lại bị phong kiến phương Bắc đô hộ hàng nghìn năm. Ý thức coi vua là thiên tử. Mọi hành động lời nói đều là khuôn vàng thước ngọc. Khi làm trái, nói trái ý vua sẽ bị khép vào tội “khi quân” và bị trừng trị, có thể bị “Tru di tam tộc”. Rất ít những người dám nói khác, làm khác. Trong lịch sử, chuyện nói khác, trái ý vua chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bởi “kẻ sỹ’ thời xưa thường lấy chữ “trung quân” làm đầu. Ít người có được cái khí tiết như Chu Văn An (đời Trần). Ông thấy quần thần làm nhiều điều vô đạo nên dâng “Thất trảm sớ” xin chém 7 tên gian nịnh.

Ý thức “Trung quân” đã ăn sâu đến nỗi khi có những bậc trí giả muốn đổi mới nhưng quần chúng đều quay lưng lại. Hồ Quý Ly là trường hợp điển hình. Những cải cách của ông rõ ràng là rất tiến bộ, vượt trước thời đại. Nhưng lúc bấy giờ trăm họ đều vẫn hướng theo nhà Trần, cho rằng Hồ Quý Ly là kẻ tiếm quyền, phản bội, mặc dù thực tế vai trò lịch sử của nhà Trần đã không còn, đã trở thành lực cản cho phát triển.

Rõ ràng xuất phát từ luật lệ, từ quan niệm và trãi qua biến thiên đời sồng dần dà sau đó trở thành ý thức hệ trong quần chúng “Trung quân” được coi là đạo đức, là rường cột để xây dựng xã hội. Chính cái không khí ấy chỉ rèn cho con người nói một giọng điệu, trên bảo dưới nghe hay bề trên nghĩ hộ mà ít mang dấu ấn cá nhân. Ý của vua là ý trời và quần thần chỉ tìm cách minh họa, tung hô. Trong lịch sử tìm ra các trường phái tư tưởng đã khó, chưa nói đến chuyện còn đấu tranh lẫn nhau để tìm ra chân lý.

Đến trở thành đặc điểm chi phối

Những năm gần đây các công trình nghiên cứu về khoa học của ta rất nhiều. Tuy nhiên ít có công trình nào mang tính đột phá, mở đường cho chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Những công trình đó nặng về minh họa hơn là đi trước mở đường.

Trong khoa học xã hội và nhân văn (chủ yếu nói đến những vấn đề chính trị - xã hội) có thể chia thành hai loại hình nghiên cứu nổi bật trong những năm vừa qua.

- Diễn giải về học thuyết chủ nghĩa Mác (như LLSX, QHSX, Nhà nước, đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản…)

- Minh họa cho các nghị quyết của Đảng (về chính trị về kinh tế, về khoa học…)

Từ lâu ta có quan niệm đã là Nghị quyết rồi thì không được đặt lại vấn đề mà chỉ là bàn bạc để thực hiện. Nhưng có phải nghị quyết nào cũng phù hợp với thực tiễn?

Nói về phương pháp luận, mọi Nghị quyết cũng chỉ là sự nhận thức và cải tạo thực tiễn. Mà nhận thức đâu phải một lần là xong, là đúng đắn vì nó còn phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử khách quan. Chúng ta còn nhớ Nghị quyết của Đảng về giải phóng miền Nam, lúc đầu dự định giải phóng trong hai năm. Nhưng sau đó tình hình phát triển thuận lợi Đảng ta quyết định giải phóng miền Nam trong năm 1975. Vậy không phải lúc đầu là sai mà thực tiễn lúc đó cho ta nhận thức như vậy. Trong lĩnh vực tư tưởng, trong đường lối phát triển kinh tế, dự đoán tương lai lại càng khó khăn hơn. Có thể nhiều chủ trương chưa phù hợp, điều đó có gì là lạ. Nhưng cái lạ chính là chúng ta chưa dũng cảm thừa nhận, chưa tạo ra sự phản biện để tìm ra cái đúng.

Hiểu như vậy sẽ không có vùng cấm nào đối với các nhà khoa học. Và sự mở rộng dân chủ là cần thiết, chỉ đem lại lợi ích chung. Đằnh rằng cũng sẽ có trường hợp lợi dụng dân chủ để mưu đồ những lợi ích khác song thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Cái sai, cái đúng theo năm tháng sẽ bộc lộ. Bởi vì sự nhận thức khoa học đúng đắn sẽ thúc đẩy sự phát triển, còn không thì ngược lại, kiềm hãm sự phát triển.

Trong cương lĩnh của Đảng, chúng ta đều xác định lấy CN Mác Lênin làm nền tảng tư tưởng, điều đó là hoàn toàn đúng. Học thuyết của CN Mác vạch ra qui luật vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy. Tất nhiên những qui luật đó mới chỉ là những qui luật chung nhất. Vấn đề nó thể hiện ở mỗi quốc gia, mỗi giai đoạn như thế nào là điều các nhà khoa học chính tại các quốc gia đó phải nhận thức và tư vấn.

Cần khẳng định những qui luật mà những nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác chỉ ra cũng không phải là bất biến. Chúng ta đã thừa nhận tính giáo điều trong nghiên cứu của ta. Nó vẫn mang nặng phong cách “tầm chương trích cú” mà ít tính sáng tạo, tính đột phá, đặc biệt là tính dự báo. Đôi khi chúng ta còn áp dụng máy móc.

Theo Bác Hồ, kiểu có lý luận ấy như "có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên", thì lý luận ấy "cũng vô ích". Người nhấn mạnh, muốn trở thành "người trí thức hoàn toàn, thì phải đem cái trí thức đó áp dụng vào thực tế", "phải gắng học, đồng thời học thì phải hành".

Chính Mác đã từng nhắc nhở “đừng coi những lý luận của chúng tôi là xong xuôi, hoàn chỉnh, nó phải được bổ sung bằng thực tiễn”. Chúng ta nói sáng tạo chính là ở khía cạnh này. Và điều đó không phải là đi ngược lại: Tính khoa học và cách mạng được thể hiện ở khía cạnh này.

Lấy ví dụ về khái niệm bóc lột. Về mặt lí luận là hoàn toàn đúng. Nhưng khi vận dụng cụ thể ở ta, nếu quan niệm cứng nhắc sẽ dẫn không dám đột phá. Khi phân tích quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư, có lẽ chúng ta chưa đánh giá hết vài trò của người tổ chức quản lý. Bởi trí tuệ của họ trong việc tổ chức quản lý thực sự rất lớn. Tại sao cùng một doanh nghiệp nhưng người lãnh đạo này lại phát triển, người khác thì phá sản? Nhiều người làm việc ở những nơi có ông chủ giỏi họ «sẵn sàng tự nguyện được bóc lột» vì bản thân thu nhập của người lao động cũng được đảm bảo và tăng lên. Giá trị thặng dư mà «ông chủ chiếm đoạt» của ta đã khác với kiểu chiếm đoạt thời tư bản bởi mục đích sử dụng cũng không còn nguyên nghĩa của CN Tư bản. Chắc chắn khi coi trọng tri thức, nó sẽ mở đường cho những quan niệm của chúng ta khi giải quyết bài toán trên để từ đó áp dụng vào thực tiễn.

Nghiên cứu về khoa học, chúng ta vẫn mang nặng tư duy minh họa, bởi vì quan niệm «không đụng chạm», «yên phận» đã giết chết sáng tạo. Vòng kim cô mà mọi người lẫn tránh chính là quan niệm khi nói trái, làm trái với cái đã xác định (có thể là nghị quyết, đường lối, có thể là ý kiến của một người, một vài người có thế lực) được cho là phản động, là đi ngược lại. Ở ta từ xưa quan niệm này quá nặng nề dẫn đến bó hẹp tư duy sáng tạo.

Thực tế chứng minh không phải cái gì nhiều người đồng ý đều đúng. Hay cứ người đứng đầu nói đều hay. Chúng ta phải phân biệt được đâu là chính trị đâu là khoa học. Chính tư duy đó đã giết chết sự sáng tạo.

Khoán 10 là một ví dụ nói lên điều đó. Những nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác đã nói rất rõ khi người nông dân thấy sự ưu việt của tập thể thì người ta sẽ tự nguyện xin vào. Và câu nói rất hay của Lênin: «Hãy để người nông dân suy nghĩ trên luống cày của họ» đã nói lên tất cả. Người nông dân là người biện chứng hơn những nhà biện chứng. Rõ ràng anh có bảo người ta trồng cây gì, con gì nhưng khi không hiệu quả thì dứt khoát họ phải thay đổi. Bởi vì ở họ cái chân lý «tồn tại hay là chết» vẫn luôn thường trực. Và khi thấy làm ăn tập thể không hiệu quả thì tất yếu phải khoán chui, khoán hộ.

Có một thời gian dài chúng ta đã từng bàn luận về Cách mạng Quan hệ sản xuất (QHSX). Có người đã nhấn mạnh quá mức đến vai trò của QHSX cho nó là tiền đề đi trước mở đường. Rồi cũng nhiều người tung hô cho rằng đây là sự sáng tạo. Đến khi mâu thuẫn diễn ra, đến khi nhận thức lại thì lúc đó đã trả giá.

Bệnh giáo điều nhiều khi đã giết giết chết sự sáng tạo. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, có những lúc Đảng ta mắc những sai lầm khuyết điểm trong đường lối chỉ đạo (cải cách rộng đất là một ví dụ). Chính Bác Hồ đã yêu cầu “không được sao chép nguyên văn những gì có sẵn, điều cốt yếu là hiểu đúng tinh thần và biết vận dụng các nguyên lý sát với tình hình cụ thể”.

Bài sau:
Dân chủ - chìa khóa để khoa học phát triển

  •  
  • Nguyễn Đăng Tấn
 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: