Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

“Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững “Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững
Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học liên ngành". Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học..
"Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành "Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế
Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland
Xem Tiếp...
THÍCH NGHI TRONG MỘT THẾ GIỚI ĐẦY BIẾN ĐỘNG
(TuanVietNam) - "Trong tất cả những biến đổi để theo kịp trào lưu nước người, cách xuất hiện của tôi vẫn mang bản chất của một người Á đông. Chính những điều cưỡng lại “thích nghi” như thế lại đã giúp tôi đứng vững phần nào nơi phương trời xa lạ để dồn sức học hỏi tiến xa hơn." - TS. Thái Kim Lan chia sẻ với giới trẻ.

Để thích nghi phải bắt đầu từ việc hiểu đúng khái niệm "thích nghi" (Ảnh: ftuforum.net)

Các bạn hiểu thế nào về khái niệm “thích nghi”?

Thế giới biến động hàng ngày, điều ấy rõ. Phải chăng hôm qua, hôm nay các bạn đã và đang thích nghi thoải mái trong đó? Nhưng so với ngày mai, không còn bao nhiêu ngày nữa, sang năm, thế giới sẽ “đầy” biến động hơn? Thích nghi như thế nào? Lo sợ, nghi ngờ, nghi ngại, bi quan? Thật khó mà có một câu trả lời thỏa đáng…

Hiện nay thế giới đang rúng động với khủng hoảng kinh tế trầm trọng tại Mỹ, tại Âu châu và kết quả của nó, chưa ai tiên đoán được ảnh hưởng trầm trọng đến thế nào cho cả thế giới trong những năm tới. Người ta đang nói đến một cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tương tự như khủng hoảng thế giới thập niên 20 đã làm thay đổi cục diện thế giới thời ấy. Công ty, ngân hàng, cơ xưởng kỹ nghệ đang bị đe dọa phá sản, nạn thất nghiệp sẽ bùng nổ hàng loạt. Liệu nước Mỹ đang lo tự cứu sẽ bỏ rơi thế giới còn lại như thế giới đang xôn xao đặt câu hỏi?

Việt Nam không còn nằm ngoại lệ mà cùng ngồi trong một thuyền toàn cầu hóa, giới trẻ phải chuẩn bị tinh thần và biện pháp đối phó với những “biến động” đang rình rập làm lung lay cái khung sống đã trở thành thói quen thích nghi. Vâng, ra biển lớn là đầy sóng gió, làm sao thích nghi?

Thắc mắc về chữ “thích nghi” của tôi chính là nằm trong “thái độ đặt vấn đề” của chúng ta hiểu chữ “thích nghi” như thế nào? Chính cách đặt vấn đề ấn định một nửa lời giải cho vấn nạn nêu ra.

Nếu hiểu “thích nghi” theo kiểu thụ động muốn đồng hoá (assimilation) hay chạy theo xu thế (opportunisme) thời đại thì con tắc kẻ hoa sẽ không động đậy được mà chỉ lấy màu bất động theo hoàn cảnh chung quanh và hoàn toàn bị đồng hoá, tê liệt hay bị “chính biến động”cuốn phăng.

Cho nên cần gạn lọc trong “thích nghi” ý nghĩa linh động của khái niệm để chọn lấy một thái độ dấn thân tích cực. “Thích nghi” là khả năng biến đổi của mỗi sinh vật hay của xã hội trên thế gian trong một hoàn cảnh mới để có thể hiện hữu, sống còn, dành được tư thế tự chủ và vươn lên trong những điều kiện đang biến đổi.

Ra biển lớn là đầy sóng gió, làm sao thích nghi? Ảnh: sacombank.com.vn)
Tôi còn nhớ những năm du học, là một sinh viên trẻ dấn thân đến một nơi xa lạ. Thích nghi đúng là hai chữ cẩm nang. Điều trước tiên là cố gắng để “thích nghi” với hoàn cảnh mới, trong một nước xa lạ, khí hậu khác, con người khác, phong tục khác, ngôn ngữ khác…Thích nghi lúc ấy là học thật giỏi tiếng nước người để có thể hiểu biết thế giới chung quanh rồi từ đó tìm hiểu thêm, trau dồi thêm kiến thức để theo kịp trình độ của những sinh viên quốc tế.

Trong một hoàn cảnh như thế, khuynh hướng tự đồng hóa mình với người khác rất dễ dàng và dễ chịu, thuận lợi hơn cho cuộc sống mới. Vì nghĩ đến tiện nghi thoải mái nên ngay cả những bậc cha mẹ cũng mong con cái đi du học hay ở nước ngoài hoàn toàn đồng hóa với dân chúng nước người, từ chối luôn cả nhân diện gốc, cho “tiện”.

Nhưng may, tôi không thể nhuộm tóc vàng, mặc dù cách ăn mặc đã đổi khác để hợp với khí hậu “lạnh hơn xứ mình”, tôi vẫn còn giữ chiếc áo dài như một chút hãnh diện riêng trong những dịp hội hè đặc biệt của trường, tôi vẫn niệm Phật để dưỡng tâm mình, tôi ngồi Thiền để quân bình tâm thân và… tôi không thành một bà đầm quên tiếng mẹ.

Trong tất cả những biến đổi để theo kịp trào lưu nước người, cách xuất hiện của tôi vẫn mang bản chất của một người Á đông. Chính những điều cưỡng lại “thích nghi” như thế lại đã giúp tôi đứng vững phần nào nơi phương trời xa lạ để dồn sức học hỏi tiến xa hơn.

Từ kinh nghiệm ấy, tôi nghĩ “thích nghi” đòi hỏi một sự tỉnh táo nhận định thế đứng của mình trong hoàn cảnh mới, từ đó nhận ra những điều kiện khả thể cho đối mới, đổi khác trau dồi thêm nhân cách vật chất lẫn tinh thần, vẽ nên những nét văn hoá thích ứng và vượt trội trong hoàn cảnh mới.

TS Phật học Thái Kim Lan: "tôi vẫn còn giữ chiếc áo dài như một chút hãnh diện riêng trong những dịp hội hè đặc biệt của trường, tôi vẫn niệm Phật để dưỡng tâm mình, tôi ngồi Thiền để quân bình tâm thân và… tôi không thành một bà đầm quên tiếng mẹ."

Chúng ta thường nghĩ rằng kinh tế đi trước văn hóa mà không nhận rõ tính ưu thế về kinh tế của văn hóa. Chính văn hóa làm tăng giá trị kinh tế của mỗi đối tượng. Và sức mạnh trong mỗi cuộc đổi mới thích nghi trước hết là sự tự chủ và thức tỉnh trong mỗi hoàn cảnh. Tự chủ và thức tỉnh giúp đánh giá tình hình, phân tích những điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa để tìm ra một thế đứng giúp ta tiến bước.

Trước những khủng hoảng kinh tế hiện nay, người ta nhắc lại Đại khủng hoảng (Great Depression) năm 1929 của nền kinh tế Mỹ, người ta nhắc lại những triệu chứng tương tự của một nền kinh tế thổi phồng như những chiếc bong bóng. Những chiếc bong bóng đầu tư  do sự thổi phồng quá đáng của kinh tế thị trường dựa theo ham muốn cá nhân, ích kỷ tập đoàn và ỷ vào khả năng thanh toán cao đã bùng vỡ theo với sự sụp đỗ về tín dụng bất động sản.

Chính tín dụng này đã cầm cự chận đứng sự tuột dốc kinh tế Mỹ trong quá khứ nay đã mất hết đất đứng thực tế nên đỗ nhào. Những chiếc bong bóng thổi phồng một khi vỡ ra kéo theo những đỗ vở cho hàng triệu triệu người, ảnh hưởng lan rộng và còn thấm sâu hơn trên toàn thế giới trong những năm tới.

Làm sao thích nghi trước biến động "sóng thần"?
 

Dẫu biết phía trước là phong ba bão táp, cũng phải lên đường
(Ảnh minh họa: Deviantart.com)


Nhập cuộc vào biến động này, giới trẻ cần ý thức rõ trước tiên những biến động trong lòng đất nước có ảnh hưởng trực tiếp đến số phận mình: Việt Nam đang chuyển mình sang nền kinh tế thị trường, mọi lĩnh vực, nhất là giáo dục, đang ở trong tiến trình biến đổi.

Trước hậu quả của nền kinh tế trên thế giới, làm sao đế tránh đi từ một sai lầm sang một sai lầm khác có tính chiến lược điạ phương mang nặng ảnh hưởng toàn cầu? Chính vấn nạn đi tìm những biện pháp mới, mô hình mới đang là thời sự nóng bỏng trên thế giới.

Học từ bài học quá khứ và nhìn nguy cơ đang có thể xảy ra trong tương lai, chúng ta hơn bao giờ cần sáng suốt nhìn thẳng vào thực tế, không tự mãn với những bong bóng hào quang bao quanh để tự ru ngủ trong ảo giác, để khi mở mắt tuyệt vọng với những ngày “thứ năm, thứ sáu đen tối” (ngày 29. 10. 1929 tại Mỹ và Âu châu được gọi là ngày “thứ năm đen” ở Mỹ hay “thứ sáu đen” ở Âu châu)

Có lẽ chúng ta không làm gì hơn ngoài kiên trì tự chủ và tỉnh táo trong mọi hoàn cảnh, nhất quyết không ở trong tháp ngà tư duy, mà cần rốt ráo thực nghiệm và kinh nghiệm thực tế, trang bị trí tuệ bằng phương pháp phân tích khoa học, phát triển độc lập tư duy và óc phê phán, hiểu rõ liên hệ nhân quả của từng trường hợp sống, riêng tư và xã hội, nuôi dưỡng năng lực sáng tạo và sáng kiến với tinh thần lạc quan mà giới trẻ có thừa.

Sang năm mới, không những vấn đề kinh tế, mà những vấn đề khác như giáo dục, việc làm, trào lưu văn hóa, trách nhiệm xã hội, đạo đức môi sinh đều cần phải được bóc hết vỏ ảo giác, nhìn vào bản chất. Tương lai là một cuộc phiêu lưu, sẽ là một phiêu lưu không tưởng nếu không có tay chèo vững. Chúng ta không muốn nói chuyến lấp biển vá trời. Cũng không có một ông Trời hay một nhà nước luôn sẵn tay cứu vớt.

Trong biến động ngày mai, hơn lúc nào sinh viên cần vững tay học hỏi, đào sâu chuyên môn, tập luyện thể dục, rèn luyện tâm chí, trau dồi thêm kiến thức ở đâu có thể học được. Không chỉ học ở trường mà sẵn sàng dấn thân trong xã hội, lấy tiêu chỉ phấn đấu không ngừng trong lúc học hỏi, nhưng cần tự tạo cơ hội và thời giờ thư dãn để trở về với nội tâm.

Để đối phó được những khó khăn, cần nhạy bén và can đảm phân tích thực trạng để tìm ra nguyên nhân, trong đó có cả một nền giáo dục mà giới trẻ đang tham dự và thừa hưởng. Tham dự vào sự khổ của người chung quanh, chúng ta sẽ bớt khổ và tìm ra con đường cứu khổ, mạnh dạn góp sức đổi mới những tiêu cực xã hội. Song song với rèn luyện tay nghề chuyên môn bảo đảm cho cuộc sống cá nhân, chúng ta có thể làm giàu và làm đẹp mình bằng đức hạnh, bằng ý thức đạo đức xã hội và môi sinh.

Giới trẻ phải "không cầu" để tiến lên phía trước
Tương lai là một cuộc phiêu lưu, sẽ là một phiêu lưu không tưởng nếu không có tay chèo vững. (Ảnh minh họa Pcworld.com)

Tôi nhớ đến những câu tâm niệm kỳ dị này: “Ở đời đừng cầu không khó khăn, vì không khó khăn thì kiêu xa nổi dậy…Cứu xét tâm tánh đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo… Sự nghiệp không mong không bị chông gai, vì không bị chông gai thì chí nguyện không kiên cường…Làm việc đừng mong dễ thành, vì việc dễ thành thì sinh lòng khinh thường kiêu ngạo……Giao tiếp đừng cầu lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa…”

Đây là những điều tâm niệm rèn chất ngọc trí tuệ và đạo đức của thanh niên, có thể xem như là những phương châm chống lại những hiện tượng “thổi phồng” đang trở nên nguy cơ, không những trên lãnh vực kinh tế mà còn trên mọi lãnh vực xã hội, văn hoá, những hào nhoáng che đậy sự thật gây ảo tưởng sung túc có thể đem đến thất vọng và bi quan khi bong bóng vỡ.

Với một tinh thần “không cầu”, để tiến lên, để thực hiện lý tưởng sống của con người, khái niệm “hạnh phúc”cá nhân không khép kín mà luôn được mở ra, định nghĩa lại cho hợp với hoàn cảnh riêng, chung trong sự sẵn sàng giảm thiểu những đòi hỏi phù phiếm ích kỷ. “Thích nghi” với lòng tự tin rằng mỗi người chính là thợ kim hoàn cho hạnh phúc của chính mình trong khi chia xẻ với hạnh phúc của nhân loại.

Trong nghĩa ấy, thế giới đầy biến động ngày mai sẽ là một thách thức. Tôi muốn thay (hay góp thêm vào) hai chữ “thích nghi”, mà các bạn đã đặt ra, bằng “thách thức” với cái ngẩng đầu cao và những cặp mắt sáng ngời của giới trẻ nhìn vào biến động ngày mai.


 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: