Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

“Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững “Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững
Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học liên ngành". Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học..
"Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành "Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Thành cổ Fatehpur Sikri - tuyệt tác nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ Thành cổ Fatehpur Sikri - tuyệt tác nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ
Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế
Xem Tiếp...
DU LỊCH THIÊN TAI Ở VIỆT NAM - TỪ Ý TƯỞNG ... ĐẾN HIỆN THỰC

Theo vov.vn
vov.vn/tags/du-lich-thien-tai.vov

(VOV) - Mưa Huế, bão Đà Nẵng, lụt Hội An… đang được các địa phương này nghiên cứu xây dựng thành các sản phẩm du lịch

Mưa Huế

Du lịch thiên tai xuất hiện trên thế giới với tên gọi Disaster Tourism - là hình thức du lịch đến những vùng thiên tai, thảm hoạ. Ở đây du khách không chỉ được trải nghiệm những cảm giác mới lạ, chứng kiến những hậu quả của thiên tai, mà còn trực tiếp tham gia vào việc cứu hộ, khắc phục khó khăn, chia sẻ vui buồn với cộng đồng dân cư nơi xảy ra thiên tai.

Ở Việt Nam, loại hình du lịch này còn khá mới mẻ, mặc dù thiên tai bão lũ xảy ra thường xuyên. Đặc biệt là dải đất miền Trung, nơi hàng năm phải gánh chịu vài ba cơn bão lũ, có năm lũ chồng lên lũ, bão chồng lên bão. Thậm chí với không ít địa phương, thiên tai được xem như một nét “đặc trưng” của mình: nắng Quảng Bình, mưa Huế, bão Đà Nẵng, lụt Hội An…

Thiên tai hàng năm ở miền Trung gây tổn thất lớn về con người, tài sản… chẳng thế mà lâu nay, cứ sau mỗi mùa mưa bão, miền Trung lại trở thành địa chỉ “từ thiện” của cả nước. Phương cách sống chung với thiên tai thường nhật của con người miền Trung bao đời nay là tìm cách phòng tránh, chứ chưa dám biến thiên tai thành “lợi thế” phục vụ cho đời sống sản xuất kinh doanh của mình.

Chính vì thế, khi dự án “Phát triển sản phẩm du lịch từ mưa, bão, lụt tại miền Trung Việt Nam” của nhóm các nhà khoa học trẻ thuộc Liên hiệp Khoa học phát triển du lịch bền vững (STDe) đưa ra trong “Diễn đàn Kinh tế sáng tạo - Giải pháp nào cho Việt Nam” đã làm bất ngờ các nhà quản lý và kinh doanh du lịch ở miền Trung. Dự án “biến họa thành phúc” này đã được các địa phương ủng hộ mạnh mẽ, rất nhiều cuộc hội thảo đã được tổ chức vào đầu năm nay: Hội thảo Xây dựng thương hiệu du lịch Huế, Hội thảo xây dựng sản phẩm du lịch Hội An trong mùa mưa bão…

Từ đặc điểm, điều kiện địa lý và khả năng nguồn lực của mình, bước đầu, các địa phương đã chọn được cho mình một loại “thiên tai” đặc trưng để có thể xây dựng thành sản phẩm du lịch: Huế chọn mưa, mưa Huế có thể coi là nét đặc trưng nhất của khí hậu thời tiết Huế. Theo đó, nhiều loại hình nghệ thuật có thể trở thành sản phẩm du lịch trong khung cảnh trời mưa ở Huế như, ngắm mưa, thiền mưa, thưởng thức các món ăn Huế ngày mưa, tự làm đồ lưu niệm trong thời gian mưa lụt... Bên cạnh các sản phẩm du lịch tổ chức trong nhà, còn có các sản phẩm du lịch ngoài trời như xem múa rối nước, đua xe và lội nước trong ngày lụt, thả đèn hoa đăng, bơi thuyền, câu cá...

Đà Nẵng có ý tưởng biến bão thành sản phẩm du lịch đặc trưng của mình, khi dự án "Thành phố bão Đà Nẵng" được triển khai. Các hoạt động trong nhà như chiếu phim 3D, dựng mô hình ảo, tạo bối cảnh về bão, sét và các hiện tượng thiên nhiên dưới góc nhìn khoa học, cùng các hoạt động ngoài trời (với bão dưới cấp độ 7 trở xuống) như đu dây, chèo thuyền vượt bão...;  hoạt động cứu trợ, thăm hỏi người dân vùng bão…

Hội An chọn lũ lụt để xây dựng các sản phẩm du lịch như, ngắm cảnh quan tổng thể của mái nhà cổ Hội An trong nước lũ dâng cao, đi thuyền tham quan các ngõ ngách quanh co của phố cổ, chụp ảnh, khám phá đời sống dân cư ngày lụt, dừng chân ở các quán cao lầu, cà phê trên tầng 2, tầng 3 của các ngôi nhà cổ để thưởng thức các loại hình nghệ thuật trong mưa…

Có thể nói dự án biến mưa, bão, lũ miền Trung thành sản phẩm du lịch là một ý tưởng độc đáo, có tính khả thi. Bởi thực tế lâu nay, không ít du khách đến miền Trung đã được nếm trải sự dầm dề, dai dẳng của mưa Huế, hay chứng kiến những cơn bão, lũ tàn phá Đà Nẵng, Hội An… Mặc dù đó chỉ là những chuyến du lịch thiên tai “bất đắc dĩ”, nhưng cũng đã để lại cho du khách những cảm giác khác lạ, những ấn tượng khó quên về dải đất miền Trung. Hiện tại, một số dự án du lịch thiên tai cũng đang được xúc tiến xây dựng ở miền Trung như, dự án du lịch Làng Mưa (tại bãi bồi Lương Quán, xã Thủy Biều, TP. Huế) với sự trợ giúp của Singapore. Dự án gồm các nhà sàn chống ngập nối kết với nhau bằng hệ thống trường làng, có nơi biểu diễn âm nhạc, thời trang, phòng thu thanh, dịch vụ du thuyền… được thiết kế theo lối kiến trúc khai thác tối đa hiệu ứng của mưa, nghe mưa, xem mưa, chiếu sáng mưa…

Đà Nẵng thì xây dựng dự án Công viên bão, gồm các hoạt động cả ngoài trời lẫn trong nhà với hệ thống công viên, khách sạn và công trình bão được Hiệp hội Kiến trúc quốc tế thiết kế riêng theo mô hình kiến trúc giảm nhẹ thiên tai, phù hợp với thành phố bão Đà Nẵng…

Mặc dù, chỉ là ý tưởng với những dự án thí điểm nhưng đã mở ra cho du lịch miền Trung một cách nhìn, cách tiếp cận mới trong khai thác tài nguyên du lịch của mình. Vấn đề là từ ý tưởng đến hiện thực còn là một khoảng cách khá xa so với điều kiện nguồn lực đầu tư hiện nay của các địa phương miền Trung như đầu tư cơ sở vật chất, thuyền bè, điện nước, phương tiện cứu hộ, nhân lực phục vụ cứu hộ, đảm bảo an toàn cho du khách. Đây cũng là vướng mắc lớn nhất được các nhà làm du lịch đặt ra trên bàn các cuộc hội thảo vừa qua ở miền Trung. Tuy nhiên sự đồng thuận và ủng hộ cao của các nhà quản lý và kinh doanh du lịch đối với dự án xây dựng mưa, lũ, bão thành sản phảm du lịch, là tiền đề cho ý tưởng này sớm trở thành hiện thực. Hy vọng trong thời gian không xa, mùa mưa, bão, lũ miền Trung sẽ không còn kéo dài dai dẳng là nỗi ám ảnh nặng nề đối với du khách gần xa./.

Ngô Minh Thuyên

 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: