Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH" TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC..
"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Thành phố cô đơn nhất Trung Quốc sở hữu vô vàn cảnh đẹp say đắm lòng người Thành phố cô đơn nhất Trung Quốc sở hữu vô vàn cảnh đẹp say đắm lòng..
Hòn đảo tặng dê miễn phí cho bất kỳ du khách nào bắt được Hòn đảo tặng dê miễn phí cho bất kỳ du khách nào bắt được
Xem Tiếp...
COI TRỌNG NCKH TRONG VIỆC PHỤC DỰNG
Những gì chúng ta biết được về hệ thống các di tích nhà Trần tại Đông Triều, phần lớn đều thông qua các tài liệu sử sách ghi chép lại, còn hiện thân của các di tích chưa tự nói lên hoặc nói lên đầy đủ về di tích. 14 địa điểm di tích nhà Trần tại Đông Triều bao gồm: Đền, chùa, quán và lăng mộ các vua Trần, đã bị huỷ hoại hoàn toàn, chỉ còn lại một số bia đá, linh vật, hình tượng được thờ, cùng với dấu vết nền móng của các công trình kiến trúc.

Dấu tích nền móng lăng mộ vua Trần Anh Tông ở thôn Trại Lốc, xã An Sinh được phát hiện sau cuộc khai quật tháng 5-2007. Ảnh: Đại Dương
Dấu tích nền móng lăng mộ vua Trần Anh Tông ở thôn Trại Lốc, xã An Sinh được phát hiện sau cuộc khai quật tháng 5-2007. Ảnh: Đại Dương
Những kết quả khai quật khảo cổ trong những năm vừa qua tại Thái Lăng, đền Thái, chùa Quỳnh Lâm, chùa Ngoạ Vân... bước đầu đã làm sáng tỏ về vị trí, quy mô kiến trúc của các công trình. Công tác tu bổ, tôn tạo các di tích nhà Trần trong những năm vừa qua chủ yếu mới đề cập vấn đề xây dựng công trình để thờ tự, phục vụ nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân như đền An Sinh, chùa Quỳnh Lâm... mà chưa đề cập đến vấn đề nghiên cứu khoa học để xác định quy mô, diện mạo và hình dáng của mỗi công trình. Điều đó làm cho chúng ta nhận diện về di tích nhà Trần tại Đông Triều không đầy đủ, đôi khi còn có cách nhìn, cách hiểu sai lệch về di tích.

Vừa qua tỉnh Quảng Ninh đã hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đông Triều, do Ban Quản lý các di tích trọng điểm tỉnh thực hiện, hồ sơ quy hoạch hiện đang trình các cấp có thẩm quyền xem xét thẩm định và phê duyệt.

Nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị các di tích nhà Trần tại Đông Triều, không chỉ bằng việc xây dựng các công trình kiến trúc trên nền móng các di tích, trước hết phải xác định sự tồn tại của các di tích đó, mà sự tồn tại của các di tích phải được mọi người thừa nhận giá trị thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về di tích. Di tích nhà Trần tại Đông Triều bị huỷ hoại và mất đi bởi chiến tranh, thời tiết khắc nghiệt, bên cạnh đó còn có sự lãng quên của chính con người, không quan tâm đầu tư bảo tồn hoặc bảo tồn thiếu cơ sở khoa học, là những nguyên nhân dẫn tới sự huỷ hoại của các di tích.   

Đối với các di tích nhà Trần tại Đông Triều, cơ sở khoa học để phục dựng di tích phần lớn là quy mô, nền móng kiến trúc của công trình; hình dáng và diện mạo công trình không còn đủ để cho chúng ta kế thừa và phục dựng. Vì vậy, việc phục dựng cũng cần có những sáng tạo mang dấu ấn và hơi thở của thời đại mà chúng ta đang sống. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta tuỳ tiện trong việc phục dựng mà nhất thiết phải tuân thủ theo đúng quy định của Luật Di sản văn hoá.

Luật Di sản văn hoá quy định bảo tồn tối đa những yếu tố nguyên gốc cấu thành nên di tích. Tuy nhiên, như ở phần đầu bài viết tôi đã trình bày, hệ thống các di tích nhà Trần tại Đông Triều đã bị huỷ hoại hoàn toàn, chỉ còn lại nền móng kiến trúc. Cho nên tính xác thực của di tích không còn nhận diện đầy đủ từ thời điểm khởi dựng. Như vậy, nhìn nhận yếu tố nguyên gốc đối với hệ thống di tích nhà Trần tại Đông Triều chỉ là tương đối, do đó việc nghiên cứu, đánh giá về từng di tích cụ thể tại đây phải linh hoạt trên cơ sở phương pháp nghiên cứu tổng hợp.

Rất có thể, ngay từ đầu lúc khởi dựng các công trình, các bậc tiền nhân chỉ xác định các công trình đó phục vụ cho nhu cầu và mục đích của xã hội đương thời, nên thái độ ứng xử của họ đối với hệ thống công trình này hết sức cởi mở, tuỳ thuộc nhu cầu tâm linh, điều kiện vật chất và khả năng kỹ thuật, nhờ đó mà chúng ta có được kho tàng hệ thống di tích nhà Trần phong phú và đa dạng.

Phục dựng lại các di tích nhà Trần tại Đông Triều, khác với xây dựng cơ bản. Vì phục dựng là tìm lại và trả về những gì mà di tích có đúng như nó đã có. Tìm lại là cả một quá trình nghiên cứu khoa học, mà nghiên cứu khoa học lại đòi hỏi nghiên cứu đa ngành như: Lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật... và sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng từ các ngành khoa học hữu quan.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học về các di tích nhà Trần tại Đông Triều, đặt ra yêu cầu phải có sự phối hợp nghiên cứu liên ngành và nhiều phương pháp khác nhau. Nhiệm vụ nghiên cứu các di tích nhà Trần phải xác định được các mặt giá trị: Lịch sử, văn hoá, khoa học, thẩm mỹ..., diện mạo về di tích đã hình thành qua các giai đoạn lịch sử.

Việc nghiên cứu khoa học để xác định tính xác thực đối với hệ thống các di tích nhà Trần tại Đông Triều, là nhiệm vụ quan trọng được đặt lên hàng đầu trong quá trình tu bổ, tôn tạo, phục dựng và phát huy giá trị các di tích trong cuộc sống đương đại. Đồng thời rất cần sự nhất quán về quan điểm cũng như những nguyên tắc sẽ vận dụng trong quá trình phục dựng từng di tích cụ thể.

Phục dựng và phát huy giá trị các di tích nhà Trần tại Đông Triều là việc làm thể hiện sự tri ân của hôm nay, đối với lịch sử và truyền thống. Đồng thời cũng đánh dấu những kết quả và giá trị của công tác bảo tồn của hôm nay, gìn giữ và chuyển giao cho các thế hệ mai sau.
Đinh Hải Trường (Sở VH-TT&DL Quảng Ninh)
Theo Báo điện tử Quảng Ninh
 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: