Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

“Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững “Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững
Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học liên ngành". Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học..
"Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành "Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế
Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland
Xem Tiếp...
PHÁT HUY VAI TRÒ CQ ĐỊA PHƯƠNG - DOANH NGHIỆP VÀ CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG PHÁT TRI

                                                                                   Phạm Phước Như

                                                                                             Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL

 

KHÁI NIỆM VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH:

Hiện nay khái niệm này còn rất bao hàm và khái quát, trong phạm vi bài tham luận này có thể hiểu sản phẩm du lịch (SPDL) là tất cả những giá trị về vật chất lẫn tinh thần của một địa phương mà du khách đến hưởng thụ và trả tiền. SPDL bao gồm sản phẩm vật thể và sản phẩm phi vật thể, sản phẩm tự nhiên và sản phẩm nhân tạo.

Theo TS.Nguyễn Văn Bình trong bài viết “Bàn về SPDL”: có thể hiểu SPDL theo hai hướng tiếp cận: Một là từ phía cung, SPDL là toàn bộ dịch vụ của người kinh doanh du lịch dựa trên vật thu hút du lịch (tài nguyên) và khởi sự du lịch nhằm cung cấp cho du khách để thỏa mãn nhu cầu hoạt động du lịch. Hai là từ phía người du lịch, SPDL là quá trình du lịch một lần do du khách bỏ thời gian, chi phí và sức lực nhất định để đổi được. Từ đó dẫn đến khái niệm SPDL là một tổ hợp cấu thành gồm hai yếu tố: vật thu hút du lịch và toàn bộ hệ thống dịch vụ cung cấp cho du khách nhằm thỏa mãn mục đích hưởng thụ tại nơi đích đến.

Tổ chức Du lịch Thế giới (UNTWO) khuyến cáo nên sử dụng một khái niệm tiêu biểu vừa khái quát cao vừa cụ thể về SPDL. Theo đó SPDL được cấu thành từ: kết cấu hạ tầng, tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn), cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và dịch vụ cung ứng (nhân lực du lịch là yếu tố quyết định).

 

Theo điều 4 luật du lịch: “SPDL là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.

 

THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SPDL ĐBSCL

Thời gian gần đây, Bộ VH – TT & DL và Tổng Cục Du lịch đã có nhiều chủ trương, chính sách cũng như đề án, kế hoạch kích cầu, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các hoạt động du lịch ĐBSCL có bước phát triển tích cực. Trong xu thế đó, nhiều doanh nghiệp du lịch cũng đã quan tâm tập trung đầu tư vào khâu xây dựng, phát triển các loại SPDL chất lượng cao, nâng giá trị hấp dẫn bước đầu tạo được ấn tượng và đáp ứng theo nhu cầu hưởng thụ của khách du lịch đến với ĐBSCL. Đây là động thái đáng khích lệ, nhưng nhìn chung SPDL ĐBSCL vẫn còn là bài toán khó chưa tìm ra lời giải; vẫn còn luẩn quẩn trong đơn điệu, nhỏ lẽ gia đình, trùng lặp rập khuôn, thiếu tính sáng tạo, tính liên kết. Trong số các loại hình nổi trội nhứt là SPDL sinh thái miệt vườn sông nước, nhưng cũng chỉ mới sử dụng những gì đã có sẳn, mà chưa có giải pháp đầu tư chiều sâu để khai thác đúng mức và sử dụng hiệu quả các giá trị tài nguyên vốn hết sức phong phú và đa dạng tại địa bàn.

Tổng Cục trưởng Tổng Cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn đã nhận xét về SPDL ĐBSCL như sau: “Một số tiềm năng du lịch của từng địa phương trong vùng chưa làm nổi bật các đặc trưng riêng, khi xây dựng SPDL dễ bị cảm nhận là đơn điệu và trùng lặp. Trong tương lai nếu chúng ta không có giải pháp tích cực kịp thời thì dẫn đến SPDL sẽ trùng lặp, lãng phí đầu tư. Nguyên nhân bất cập trên là do sự phối hợp, liên kết giữa các tỉnh trong vùng ĐBSCL chưa cao. Các tỉnh chưa tìm được sản phẩm độc đáo riêng cho mình…”

 

Định hướng về phát triển SPDL ĐBSCL, quyết định phê duyệt “Đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020” đã chỉ rõ: Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của Vùng đồng bằng sông Cửu Long: du lịch tham quan sông nước, miệt vườn kết hợp nghỉ tại nhà dân, du lịch văn hóa tìm hiểu văn hóa các dân tộc trong Vùng, du lịch sinh thái, tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái đa dạng của vùng, du lịch nghỉ dưỡng biển đảo cao cấp (tại Phú Quốc, Hà Tiên).

 

Hình thành và phát huy các sản phẩm liên kết của từng khu vực tạo sức cạnh tranh cao cho các chương trình du lịch tổng hợp.

Để du lịch ĐBSCL nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần tích cực vào quá trình chuyển đổi cơ cấu, phát triển kinh tế xã hội cho cộng đồng địa phương và đẩy mạnh tăng trưởng vùng.v.v.., chúng tôi nghĩ rằng mắc xích đột  phá để đi lên nhứt thiết phải là khâu phát triển sản phẩm du lịch. Vấn đề được đặt ra ở đây là làm thế nào để SPDL ĐBSCL ra đời đúng định hướng, được tập trung đầu tư đúng mức và khai thác một cách khoa học, hiệu quả tiềm năng, tài nguyên trên địa bàn, có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ của khách du lịch. Sản phẩm phải đem được lợi ích về cho địa phương, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng cư dân bản địa. SPDL phải là đứa con chung của 3 thành tố: Chính quyền địa phương – Doanh nghiệp du lịch và cộng đồng dân cư trên địa bàn.
VAI TRÒ CÁC THÀNH TỐ TRONG PHÁT TRIỂN SPDL ĐBSCL

 

VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Đóng vai trò chỉ đạo trong phát triển SPDL địa phương, cụ thể như sau:

1. Xác định quan điểm và nhận thức trong nội bộ chính quyền và toàn thể công đồng dân cư về vai trò và tầm quan trọng của SPDL địa phương. Đây là yếu tố quyết định đưa ngành du lịch thực sự góp phần quan trọng giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân và phát triển kinh tế xã hội địa phương.

2. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, khuyến khích cộng đồng cùng tham gia làm du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh, lành mạnh, bền vững; vận động nhân dân phát huy bản chất tốt đẹp của con người đồng bằng Nam bộ: Hào hiệp, thanh lịch, hiếu khách.

3. Tăng cường giáo dục pháp luật về du lịch trong toàn xã hội. Vận động mọi người sống và làm việc theo pháp luật, nâng cao ý thức bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch (tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn), môi trường du lịch (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội) để phát triển du lịch bền vững.

4. Liên kết với các địa phương trong không gian du lịch thực hiện điều tra, khảo sát, đánh giá đúng mức tài nguyên du lịch nhằm xây dựng quy hoạch du lịch, đặc biệt là định hướng phát triển SPDL của địa phương. Sản phẩm du lịch mang tính chiến lược lâu dài, cần xác định loại hình, quy mô, đối tượng khách du lịch thụ hưởng. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Đâu là sản phẩm đặc trưng, đâu là sản phẩm du lịch liên kết cụm, vùng…

5. Tổ chức xúc tiến kêu gọi đầu tư, vận động nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia theo phương châm xã hội hóa sản phẩm du lịch. Chính quyền địa phương có trách nhiệm bình chọn doanh nghiệp nổi trội trong số các ứng viên và giao nhiệm vụ thực hiện.

6. Ban hành hoặc đề xuất ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư ổn định, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho doanh nghiệp đầu tư. Hỗ trợ nâng cấp hệ thống giao thông, nguồn vốn, lãi suất ngân hàng, tuyên truyền quảng bá giới thiệu sản phẩm du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch v.v..

7. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tay nghề, ngoại ngữ, kiến thức quản lý và ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động du lịch cho lực lượng quản lý và trực tiếp lao động du lịch.

8. Tham gia giám sát việc liên kết hợp tác giữa Doanh nghiệp với các đối tác khác (hợp tác song phương, hợp tác đa phương), giữa Doanh nghiệp với Cộng đồng dân cư về việc phân công trách nhiệm và chia sẽ lợi nhuận.

9. Luôn nâng cao năng lực để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về du lịch, kiểm tra xử lý kịp thời những bất cập xảy ra, ngăn chặn, uốn nắn những hành vi xâm hại đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm phương hại đến Cộng đồng và khách du lịch.

 

VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP DU LỊCH:

Đây là vai trò mang tính chủ đạo trong phát triển sản phẩm du lịch, cụ thể:

1. Cần xác định sản phẩm du lịch mà Doanh nghiệp đang đầu tư là từ nguồn tài nguyên du lịch – là cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần của cộng đồng địa phương. Từ đó, khai thác sử dụng nguồn tài nguyên này để phát triển sản phẩm du lịch tất yếu doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo vệ và tái tạo tài nguyên, môi trường du lịch đảm bảo yếu tố bền vững và nghĩa vụ phải mang lại lợi ích thiết thực qua nhiều hình thức đến cho công đồng dân cư tại địa bàn.

2. Cần nghiên cứu thị trường và trên cơ sở quy hoạch du lịch, khảo sát thực địa, tham vấn cộng đồng… để định hướng đúng đắn đầu tư phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, đảm bảo tính bền vững, tính hấp dẫn có khả năng đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ của từng thị trường khách du lịch và đạt hiệu quả cao.

3. Thực hiện đầu tư phát triển sản phẩm du lịch trên nền tảng tuân thủ luật pháp về du lịch của Nhà nước, các chủ trương chính sách về du lịch của địa phương; tôn trọng các giá trị đạo đức, phong tục tập quán, tính ngưỡng tâm linh… của Cộng đồng dân cư bản địa. Tuyệt đối phải đảm bảo an toàn về tất cả mọi mặt cho khách du lịch.

4. Phối hợp thực hiện các chương trình nâng cao ý thức về du lịch cho khách du lịch, cho cộng đồng để tăng cường sự gắn kết giữa khách du lịch với cộng đồng và sản phẩm du lịch, sự hợp tác hữu cơ giữa cộng đồng với Doanh nghiệp du lịch nhằm khai thác nguồn nhân lực, vật lực và các dịch vụ phục vụ bổ trợ từ Cộng đồng.

5. Cùng Chính quyền địa phương và Cộng đồng ngăn chặn, hạn chế những tác động xấu xảy ra trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch như nước bẩn, rác thải, khói bụi, tiếng ồn… gây ô nhiễm vệ sinh môi trường, biến đổi đa dạng sinh học, làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, đạo đức…tại địa phương.

6. Xác định thị trường và phân khúc khách du lịch, có chiến lược quảng bá tiếp thị và thông tin về sản phẩm du lịch bằng nhiều phương tiện kể cả trong và ngoài nước. Cần tính toán cơ cấu giá cả, đảm bảo tính hợp lý giữa giá cả và chất lượng sản phẩm du lịch cũng như mức độ hưởng thụ của khách… để vừa có lợi nhuận vừa thu hút ngày càng nhiều khách du lịch.

 

VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ:

Là vai trò nồng cốt trong phát triển sản phẩm du lịch tại địa phương.

1. Xác định sản phẩm du lịch là nhân tố quan trọng để giải quyết xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Cộng đồng dân cư.

2. Đóng góp ý kiến, tham gia tích cực vào các hoạt động phát triển sản phẩm du lịch. Cung cấp nhân lực, vật lực cho Doanh nghiệp du lịch, cung cấp thêm nhiều dịch vụ phục vụ cho khách du lịch địa phương.

3. Thực hiện nếp sống văn minh du lịch. Có thái độ lịch sự, thân thiện, mến khách thể hiện trong đón tiếp, giao tiếp với khách du lịch.

4. Nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, bảo đảm an toàn cho khách du lịch.

5. Tham gia giám sát việc thực hiện đầu tư phát triển sản phẩm du lịch của Doanh nghiệp du lịch theo đúng quy định của pháp luật, chủ trương của Chính quyền địa phương và các thông lệ của Cộng đồng.

6. Tích cực nghiên cứu, học tập, nâng cao trình độ trong mọi lĩnh vực nhất là lĩnh vực du lịch để góp phần tích cực trong phát triển sản phẩm du lịch.

Tóm lại, Chính quyền địa phương, Doanh nghiệp du lịch và Cộng đồng dân cư đóng vai trò then chốt cho sự thành công trong đầu tư phát triển SPDL nên đòi hỏi phải luôn được phát huy và tăng cường trách nhiệm. Cần xây dựng mối quan hệ hợp tác hữu cơ mật thiết để vượt qua những rào cản vô hình như tính phân tán, manh mún, cục bộ, đố kỵ những hủ tục tại địa bàn. Doanh nghiệp du lịch cần tạo niềm tin cho cộng đồng bằng cách mời tham gia đóng góp ý kiến, công khai mọi hoạt động, tích cực hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống cư dân địa phương.

 

          Ý KIẾN ĐỀ XUẤT CỦA HIỆP HỘI DU LỊCH ĐBSCL:

1. Nhanh chóng triển khai “Đề án phát triển du lịch ĐBSCL đến năm 2020” đến tận từng doanh nghiệp du lịch trên địa bàn ĐBSCL làm cơ sở để các địa phương  định hướng và kêu gọi đầu tư phát triển sản phẩm du lịch.

2. Thành lập Ban điều phối và chọn “Nhạc trưởng” để thực hiện liên kết phát triển du lịch vùng ĐBSCL. Trước mắt Ban điều phối xác định và công nhận sản phẩm du lịch đặc trưng của từng địa phương, sản phẩm du lịch liên kết cụm – vùng trong chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch toàn vùng.

3. Để sản phẩm du lịch ĐBSCL ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ khác nhau của nhiều đối tượng khách du lịch cần nghiên cứu áp dụng nhiều hình thức (hội thảo, hội thi…) nhằm vận động toàn xã hội tham gia đóng góp ý tưởng, sáng kiến trong xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch.

4. Đề nghị các Bộ ngành Trung ương ban hành chính sách ưu đãi đầu tư cụ thể, tạo hành lang pháp lý ổn định để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia. Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch với quy mô lớn, mang tầm cỡ quồc gia, quốc tế tại các địa phương có nguồn tài nguyên du lịch đặc biệt phong phú, đa dạng đang thiếu vốn tại ĐBSCL.

5. Đề nghị Tổng cục Du lịch tăng cường hỗ trợ đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá, tiếp thị sản phẩm du lịch ĐBSCL đưa thương hiệu các sản phẩm này vào chương trình xúc tiến quảng bá chung của du lịch Việt Nam.

Nguồn: www.mdta.vn


 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: