Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

“Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững “Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững
Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học liên ngành". Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học..
"Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành "Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế
Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland
Xem Tiếp...
KHAI THÁC KHOÁNG SẢN HAY LÀM DU LỊCH?
Dải cát ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận là nơi có nguồn sa khoáng quý mà người dân thường gọi là cát đen. Thời gian qua, Chính phủ đã có văn bản dừng xuất khẩu thô và chỉ cấp phép khai thác cho những đơn vị có nhà máy chế biến sâu để xuất khẩu.

       2008:
       Dải cát ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận là nơi có nguồn sa khoáng quý mà người dân thường gọi là cát đen. Thời gian qua, Chính phủ đã có văn bản dừng xuất khẩu thô và chỉ cấp phép khai thác cho những đơn vị có nhà máy chế biến sâu để xuất khẩu. Chọn các dự án khai thác cát đen hay dự án du lịch, đang là vấn đề làm đau đầu lãnh đạo tỉnh Bình Thuận, khi mà việc tranh chấp “bầu trời” và “không gian sạch” đang là đề tài nóng giữa các nhà đầu tư lĩnh vực du lịch và các công ty khai khoáng cát đen.

       Dự án chồng dự án Dự án du lịch Tiến Phú đang trong giai đoạn hoàn thiện để đi vào hoạt động, chủ đầu tư chờ động thái của lãnh đạo tỉnh. Thành phần chính của cát đen gồm Rutin (TiO2), Zircon (ZnSiO4) và Ilmenit (FeTiO3), đây là nguồn nguyên liệu chính để chế biến bột titan và titan kim loại. Trong đó, Ilmenit dùng phổ biến trong sản xuất que hàn, đá mài… còn Zircon được dùng để tạo độ cứng trong sản xuất sành sứ, thủy tinh, linh kiện điện tử. Quý nhất chính là Rutin - được biết đến với tính chất siêu nhẹ, siêu bền, dẫn nhiệt thấp, chủ yếu được dùng để chế biến hợp kim trong các ngành kỹ thuật hiện đại, nhất là trong công nghiệp quốc phòng và hàng không vũ trụ. Chất dioxit titan là loại nguyên liệu không thể thiếu trong các ngành công nghiệp sơn dầu, giấy, nhựa tổng hợp, cao su, men sứ, da, sợi nhân tạo.

       Năm 2000, hầu hết các khu vực có cát đen tại Bình Thuận lại thuộc về nhiều dự án du lịch đã làm xong thủ tục cấp phép. Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận khi đó lại muốn tận thu lượng cát đen này trước khi triển khai các dự án du lịch, vì họ ngại công trình du lịch đã được đầu tư đi vào hoạt động thì số khoáng sản nằm dưới lòng đất gần như không thể khai thác được nữa. Năm 2005, Bộ Tài nguyên - Môi trường đã đề xuất và được Thủ tướng

       Chính phủ cho dừng khai thác tận thu và chỉ cấp phép khai thác cho những đơn vị có nhà máy tinh tuyển. Trong Hội nghị toàn ngành tài nguyên và môi trường năm 2005, khi đó Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (nay là Thủ tướng) từng nói: “... Tiếp tục khai thác xuất khẩu thô hoặc mới qua sơ chế như hiện nay để thu được một số lợi ích trước mắt, nhưngkhông bao lâu nữa nguồn tài nguyên sẽ cạn kiệt và các thế hệ sau sẽ không còn cơ hội để nâng cao rất nhiều lần cái lợi mà thế hệ chúng ta đã thu được...”. Chúng tôi muốn nói thêm về sự thất thoát tài nguyên quý của chính mình khi chúng ta xuất thô các loại sa khoáng từ cát đen bằng những con số rất đơn giản, nhưng nói lên nhiều điều: nếu chúng ta xuất thô 500.000 tấn và hơn 200.000 tấn đã qua tuyển tinh với giá bán 50 - 400 USD/tấn thì ngược lại, chúng ta phải nhập về khoảng 10.000 tấn bột dioxit titan tinh, với mức giá trên 3.000 USD/ tấn/năm.

       Đừng tham đĩa bỏ mâm Nhưng thực tế, nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản không muốn xây dựng nhà máy chế biến sâu vì vốn bỏ ra quá cao và thời gian thu hồi vốn không nhanh bằng bán thô hoặc xuất khẩu hàng sơ tinh tuyển và có lẽ các tỉnh đang giữ trong tay nguồn khoáng sản quý lại chỉ muốn nâng số lượng hơn là nâng chất lượng dự án. Do vậy, từ trước đến nay nhiều doanh nghiệp chỉ việc xin giấy phép, rồi “bán lại” để hưởng lợi nhuận chênh lệch hoặc bán thô. Nhếch nhác một điểm khai thác titan trên bờ biển tỉnh Bình Thuận.  

       Từ năm 2000 đến 2004, trên 120 km bờ biển của Bình Thuận đã có trên 50 dự án khai thác cát đen được ký cấp chồng lên các dự án du lịch đã được phê duyệt trước đó?!            

       Trước thực trạng trên, ông Lê Thanh Mười, Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Bình Thuận khi đó phải thú thật: “Cái dở của chúng tôi là cấp phép cho các dự án du lịch trước khi chưa nhìn thấy hết tiềm năng khai thác khoáng sản, để rồi bây giờ, dự án sau cấp phép “chồng” dự án trước…”. Hiện từ Suối Nhum đến La Gi có Công ty cổ phần Thương mại và Đầu tư Hợp Long (vừa làm lễ động thổ) với diện tích đất được cấp là 197 ha tại xã Tiến Thành, TP Phan Thiết và xã Thuận Quí huyện Hàm Thuận Nam, vốn đầu tư là 163,45 tỷ đồng với thời hạn hoạt động là 5 năm.

       Còn hai doanh nghiệp khác là Tân Quang Cường cùng Hải Tinh có nhà máy tuyển tinh với công suất loại nhỏ đã hoạt động trước đó. Từ cách làm này của UBND tỉnh Bình Thuận, nhiều dự án du lịch được cấp phép từ những năm 2000 và đã triển khai đầu tư hàng trăm tỷ đồng phải nháo nhào chạy vạy kêu cứu khắp nơi, khi thấy quanh họ chợt “mọc” lên những nhà máy khai thác khoáng sản cát đen. Bà Ngọc Dung, chủ dự án du lịch Tiến Phú ở xã Tiến Thành, TP Phan Thiết cho biết, từ năm 2004 đến 2007, bà đã đầu tư trên 20 tỷ đồng vào xây dựng khu du lịch này để kịp khai thác vào cuối năm 2008, “Vậy mà nay, khi nghe dự án Hợp Long triển khai khai thác cát đen ngay cạnh khu du lịch của mình, tôi hoàn toàn bất ngờ và lo sợ rằng những tác động về môi trường khi khai thác titan sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch của chúng tôi…”.

       Không chỉ bà Dung bức xúc, mà hàng chục nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch ở Bình Thuận cũng nói như than, trước tương lai kinh doanh chẳng mấy dễ dàng như khi họ đi xin giấy phép. Trong đơn kêu cứu, các nhà đầu tư du lịch cho rằng việc Công ty Hợp Long hứa là sẽ “bảo vệ môi trường” như: không gây tiếng ồn, không khai thác nước ngầm, không dùng nước biển, không gây khói bụi và khai thác xong trả lại nguyên trạng… là không khả thi, bởi thực tế của những tác động xấu đến môi trường xung quanh của những dự án đang khai thác titan tại Bình Thuận đã chứng tỏ điều ngược lại.

      Trong khi các nhà đầu tư lĩnh vực du lịch đang “tiến thoái lưỡng nan”, bởi nếu không tiếp tục đầu tư nữa thì dự án sẽ lỡ dở, lừng chừng khó thu hút du khách và tiền tỷ “lỡ bỏ ra” để đầu tư sẽ bị mất trắng?! Họ chỉ còn biết cầu cứu và trông đợi sự can thiệp của chính quyền và cơ quan chức năng địa phương.

      Còn nhà đầu tư khai khoáng cho rằng mình đang làm đúng luật nên không có lý do gì phải dừng lại. Việc các nhà đầu tư các khu du lịch nghỉ dưỡng lo sợ những tác động đến môi trường du lịch đã cùng viết đơn kêu cứu lên chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng đề nghị cân nhắc, xem xét những tác động môi trường khi cấp các dự án khai thác khoáng sản đi vào hoạt động chung với hoạt động du lịch nghỉ dưỡng cao cấp cùng lúc và rất gần nhau, cũng là việc cần xem xét. Tìm tiếng nói chung, hài hòa giữa lợi ích của các nhà đầu tư và lợi ích của tỉnh trong vụ việc kể trên quả là không dễ, nhưng để thu hút và giữ chân các nhà đầu tư ở lại lâu dài với địa phương mình, lãnh đạo tỉnh Bình Thuận cũng cần có cách giải quyết dứt khoát và minh bạch.



    2010:

    Hơn 410 dự án du lịch tại Bình Thuận đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi 18 dự án khai thác cát đen trên địa bàn, do sự xuống cấp của môi trường tự nhiên, cũng như đầu tư.
 
 
Ngành du lịch kêu cứu

 

 

    Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, một trong những khu vực khai thác cát đen ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch thuộc xã Hòa Thắng (huyện Bắc Bình). Ngoài ra, các khu vực tiếp giáp Khu du lịch dã ngoại Hòn Rơm - Mũi Né, cũng đang có 13 doanh nghiệp kêu cứu. Do vùng biển khu vực này là bãi ngang, ít sóng, nên nước thải từ hoạt động tuyển cát đen trôi xuống chỉ quanh quẩn khu vực gần bờ, làm ảnh hưởng đến nhu cầu vui chơi trên biển của du khách. “Bên cạnh tình trạng ô nhiễm biển, thảm thực vật và rặng san hô tại hòn Nghề (một đảo đẹp của vùng biển này) cũng đang chết dần và không còn hấp dẫn du khách...”, đại diện một doanh nghiệp du lịch cho biết.

 

 

    Tương tự, dải bờ biển thơ mộng của khu vực Hàm Tân - La Gi, nơi có 2 đơn vị khai thác cát đen là Hải Tinh và Tân Quang Cường. Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do nước mặn, những hầm, hố cát đã làm mất vẻ đẹp nguyên sơ của cảnh quan thiên nhiên, đã làm “chùn tay” nhiều nhà đầu tư dự án du lịch (dù đã được cấp phép). Minh chứng là, số dự án du lịch đã triển khai tại khu vực này thời gian qua rất ít.

 

 

     Tại khu vực Tiến Thành - Hàm Thuận Nam, việc đối tác nước ngoài rút khỏi Dự án Xây dựng khu du lịch Life Resort cũng có nguyên nhân từ lo ngại việc khai thác cát đen sẽ làm ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của Dự án. “Life Resort không thể đạt tiêu chuẩn quốc tế, nếu được xây dựng ngay cạnh công trình khai thác khoáng sản”, ông Chris Duffy, Tổng giám đốc Liên doanh Life Resort, cho biết. Và khi Công ty cổ phần Thương mại và Đầu tư Hợp Long chính thức khai thác cát đen, đã có thêm 5 dự án liền kề Life Resort phản ứng, vì sợ ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.

 

 

     Bà Trần Thị Mai Anh, chủ đầu tư Dự án Tiến Phú xót xa: “Đã chọn du lịch, sao tỉnh còn đem cát đen về làm khổ doanh nghiệp?! Hơn 20 tỷ đồng đầu tư xây dựng gần hoàn thành phải dừng lại, vì đối tác rút vốn, nên giờ chỉ muốn sang nhượng thu hồi một phần vốn trả nợ ngân hàng”.

 

 

      Theo thống kê, trong số hơn 410 dự án du lịch được tỉnh Bình Thuận cấp phép, hiện có khoảng 140 dự án đi vào hoạt động (riêng huyện Bắc Bình có 34 dự án). Ông Huỳnh Giác, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận cho biết, tính đến đầu tháng 8/2010, toàn tỉnh có 79 dự án du lịch bị chồng lấn, 63 dự án nằm ngoài ranh giới, nhưng thuộc khu vực đề nghị thăm dò cát đen theo đề án điều tra, đánh giá tiềm năng sa khoáng titan của Bộ Tài nguyên và Môi trường”.

 

 

     Tìm biện pháp dung hoà hai ngành du lịch và khai thác khoáng sản

 

 

     Ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Bình Thuận (chủ doanh nghiệp Đồi Sứ Resort) cho biết, việc tận thu tài nguyên, dùng nước biển tuyển quặng, gây tiếng ồn, không hoàn thổ, không trồng lại cây xanh như cam kết của các dự án khai thác cát đen đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thu hút khách du lịch của địa phương. “Hiệp hội đã nhiều lần kiến nghị tỉnh không nên cấp phép khai thác cát đen tại các khu du lịch đang hoạt động hiệu quả”, ông Sơn nói.

 

 

     Trước bức xúc của doanh nghiệp, từ năm 2009 đến nay, tỉnh Bình Thuận đã nhiều lần đề nghị Trung ương có biện pháp “giải cứu” ngành du lịch. Theo ông Nguyễn Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, đến tháng 10/2010, Đề án điều tra, đánh giá tiềm năng sa khoáng titan mới hoàn chỉnh. Trên cơ sở đó, tỉnh sẽ có kiến nghị bỏ qua những vùng có trữ lượng thấp, khai thác theo từng vùng trọng điểm để ưu tiên phát triển du lịch. Đối với những địa điểm giàu titan để dự trữ quốc gia 50-100 năm, sẽ cho phép các dự án không xây dựng kiên cố và không mang tính lâu dài được đầu tư.

 

 

      Đối với các dự án đang khai thác cát đen, tỉnh sẽ có nhiều biện pháp để dung hòa lợi ích đôi bên. Như với Dự án khai thác của Công ty Hợp Long, tỉnh đã buộc chủ đầu tư phải bảo đảm khoảng cách an toàn cho các dự án du lịch và cam kết triển khai một số biện pháp để tránh ô nhiễm nguồn nước, cũng như công tác hoàn thổ, tạo dựng cảnh quan ngay sau khi Dự án kết thúc. Đối với các đơn vị khác, nếu phát hiện khai thác cát đen có vi phạm và làm ô nhiễm môi trường, sẽ kiên quyết xử lý bằng nhiều hình thức, từ phạt hành chính, tạm đình chỉ hoạt động đến đề nghị các cơ quan thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động.

 

 

      Thực tế, nhiều năm qua, dù khai thác nhiều, nhưng nguồn thu từ cát đen rất nhỏ. Năm 2007 được xem là năm nhộn nhịp, nhưng chỉ thu được trên 600 triệu đồng và nguyên liệu chủ yếu được xuất thô sang Trung Quốc. Đó là chưa kể, các doanh nghiệp khai thác cát đen còn tìm cách trốn thuế tài nguyên trên sản phẩm thô. Theo quy định, ngoài nghĩa vụ thuế, hàng tháng, doanh nghiệp phải khai báo sản lượng khai thác với chính quyền địa phương để nộp thuế tài nguyên (50.000 đồng/tấn), nhưng các địa phương đều không quản lý được. Điển hình là xã Hòa Thắng (huyện Bắc Bình) chưa bao giờ được nghe báo cáo sản lượng khai thác từ 6 công ty khai thác khoáng sản trên địa bàn. Thậm chí, có doanh nghiệp vận chuyển nguyên liệu vào ban đêm để tránh kiểm tra (như Công ty Bằng Hữu từng xuất bán hơn 3.000 tấn quặng tinh, nhưng không khai báo đã bị phát hiện xử phạt).

 

 

     “Bình Thuận xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Để tiếp tục giữ vững mục tiêu phát triển này, chúng tôi đang tính đến biện pháp dung hòa cho cả hai ngành du lịch và khai thác khoáng sản”, ông Nguyễn Văn Thu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, nhấn mạnh.  

      Việt Báo (Theo Đầu tư)


 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: