Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH" TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC..
"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Hòn đảo tặng dê miễn phí cho bất kỳ du khách nào bắt được Hòn đảo tặng dê miễn phí cho bất kỳ du khách nào bắt được
Lạ lùng chuyến bay hành khách không biết nơi đến Lạ lùng chuyến bay hành khách không biết nơi đến
Xem Tiếp...
MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH BAN ĐẦU VỀ KHÁCH DU LỊCH NÔNG THÔN

MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH BAN ĐẦU

VỀ KHÁCH DU LỊCH NÔNG THÔN

 

Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá một tt yếu khách quan trong quá trình phát triển nông thôn khu vực chịu tác động nhiều nhất. Chỉ t riêng về i nguyên đất nông nghiệp, công nghiệp hóa - đô thị hóa đã làm cho nông dân, nông nghiệp mất hàng trăm ngàn héc - ta đất  mỗi năm. Từ  đó vấn đề giải quyết việc làm cho người nông dân, tạo nguồn thu nhập thay thế, giúp họ “ly nông bất ly hương” là hết sức bức thiết. Theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế gii, nhất các nước trong khu vực châu  Á, việc người dân t chức kinh doanh  dịch vụ du lịch những vùng nông thôn dưới sự hỗ trợ của  chính phủ gọi là “Du lịch Nông thôn” đã đem lại những đóng góp đáng kể cho công cuộc phát triển nông thôn ở những quốc gia này .

Nhật Bản, t những năm 1995, một chương trình  nhà nghỉ  nông thôn trên khắp đất nước dưới sự chỉ đạo của Bộ Nông – Lâm – Thủy sản Nhật Bản đã góp phần làm hồi sinh vùng nông thôn của Nhật Bản vốn được xem già cỗi trì trệ t sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Hàn Quốc, cũng một chương trình du lịch nông thôn bắt đầu vào những năm 1994 t một dự án của chính phủ nhằm tăng thu nhập cho nông dân. Ở Đài Loan, t những năm 1998, du lịch nông thôn  cũng đã trở thành một phần của phát triển nông thôn, góp phần tác động tích cực đến sự phát triển nông nghiệp, tăng  thu  nhập  cho nông  dân  cải thiện  mức sống    những vùng nông thôn một cách ý nghĩa. Năm 2006, Trung Quốc lấy “Du lịch Nông thôn” làm chủ đề năm du lịch của quốc gia nhằm chống đói nghèo và họ cũng được xem là quốc gia có qui mô tổ chức du lịch nông thôn lớn nhất thế giới.

Ở nước ta, thời gian qua du lịch nông thôn chưa thật sự phát triển đúng hướng, tiềm năng du lịch nông thôn chưa được phát huy triệt để, một phần cũng do quan niệm về du lịch nông thôn rất khác nhau, việc khảo sát khách du lịch dành cho thị trường này cũng chưa được quan tâm, từ đó dẫn đến  họat động của các chương trình, cơ sở kinh doanh du lịch dựa vào nông thôn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Trong giới hạn bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu đến quí vị một số thông tin mang tính chất nhận định ban đầu về khách du lịch nông thôn dựa trên một vài kết quả nổi bật từ cuộc khảo sát tiềm năng khách du lịch nông thôn trên 3 đối tượng học sinh – sinh viên và công chức địa bàn thành phố Hồ Chí Minh của chúng tôi vào năm 2008. Những nhận định ban đầu này chủ yếu là làm sáng tỏ 2 câu hỏi lớn: Khách du lịch nông thôn họ là ai và họ nghĩ gì về du lịch nông thôn

 

Khách du lịch nông thôn – Họ là ai?

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, có 2 quan niệm rất khác biệt về khách du lịch nông thôn. Cụ thể, đứng góc độ khách du lịch thì những ai đi du lịch về vùng nông thôn thì đều khách du  lịch nông thôn. Còn ở góc độ của những người t chức các hoạt động kinh doanh du lịch nông thôn thì chỉ có những ai đến vùng nông thôn nhằm thực hiện động cơ du lịch và có tiêu dùng ở nơi đó thì mới là khách du lịch nông thôn.

Nguồn phát sinh khách du lịch nông thôn: Có 2 nguồn phát sinh khách du lịch nông thôn

- Nguồn phát sinh khách du lịch nông thôn chủ yếu:

+ Nguồn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: Khả  năng  di chuyển dễ dàng đã làm gia tăng lượng khách du lịch ngoại quốc đến các nước trên thế giới. Ngoài nhu cầu m hiểu lịch sử văn hóa đất nước viếng thăm, nhu  cầu m hiểu thiên nhiên con  người vùng nông thôn của nước  đó  cũng    một  việc  hết  sức    thú. 

+ Nguồn khách du lịch từ các trung tâm đô thị: Đối  với  người  dân  trong  nước, cuộc sống công nghiệp hiện đại đã làm nãy sinh nhu cầu tham quan , du lịch, giải trí hướng về vùng nông thôn của họ. Chính thế các trung tâm đô thị nơi phát sinh khách du lịch nông thôn chủ yếu. Họ các nhu cầu sau đây mà du lịch nông thôn cần phải đáp ứng:

-              Nhu cầu thư giãn, gần gũi thiên nhiên, hoạt động ngoài trời

-              Nhu cầu khám phá kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian

-              Nhu cầu thưởng thức ẩm thực dân gian, các món ăn cổ truyền,

-              Nhu cầu m hiểu các l hội truyền thống, các sản vật địa phương…

-              Nhu cầu m hiểu đời sống dân nông thôn

-              Nhu cầu trãi nghiệm thực tế

-              Nhu cầu khám phá

-              Nhu cầu chứng kiến

-              Nhu cầu tiếp xúc trực tiếp

-              Nhu cầu tham vấn cộng đồng

-              Nhu cầu t thiện

-              Nhu cầu nghiên cứu, học tập

-              Nhu cầu thăm viếng gắn liền với địa danh, sự kiện, nhân vật

Đặc biệt, các nhu cầu thư giãn, gần gũi thiên nhiên, hoạt động ngoài trời, khám phá kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian, thưởng thức ẩm thực dân gian, các  món  ăn  cổ  truyền,  tìm  hiểu  các  l  hội  truyền  thống,  các  sản  vật  địa phương phải một cách thực tế chứ không qua i tạo, i hiện.

- Nguồn khách du lịch nông thôn bổ sung: ở những vùng nông thôn điểm đến du lịch nông thôn nổi tiếng như thắng cảnh, khu bảo tồn, đền tưởng niệm, di tích lịch sử văn hóa, di sản thiên nhiên, văn hóa thế giới, đền đài, lăng tẩm, l hội mang tính vùng miền thì người dân cư ngụ tại chỗ là nguồn khách bổ sung cho du lịch nông thôn.

Như vậy, khách du lịch nông thôn chủ yếu khách ngoại quốc, người dân sống trung tâm đô thị và các đối tượng có nhu cầu tiếp cận nông thôn trực tiếp nhằm thỏa mãn các nhu cầu du lịch ở nông thôn và có tiêu dùng ở nơi đến như đã trình bày phần trên. Phần lớn họ giới trẻ, sức khỏe, thích thể hiện bản thân, thích thử sức, m tòi, khám phá, học hỏi. Các nhóm đối tượng học sinh, sinh viên, công  chức  thành  thị  thuộc  phần  lớn  trong  nhóm  này.

 

Họ nghĩ gì về du lịch nông thôn

 

Khi được hỏi quan niệm của các đối tượng về du lịch nông thôn, tần suất các  câu trả lời đồng ý du lịch nông thôn thực hiện các hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời vùng nông thôn cao nhất. Trên 60% tần suất các câu trả lời 2 đối tượng học sinh và sinh viên, 52.9 % tần suất các câu trả lời đối tượng công chức. Nghĩa  bất cứ hoạt động vui chơi giải trí nào họ thực hiện vùng nông thôn cũng đều du lịch nông thôn. Đặc biệt nhóm sinh viên, họ còn quan tâm đến việc tìm hiểu nông thôn nhất là tìm hiểu các giá trị văn hoá tinh thần nông thôn.

Quan niệm đi du lịch về vùng nông thôn góp phần bảo vệ môi trường nông thôn tăng thu nhập cho người dân địa phương được chấp nhận với tần suất thấp nhất ở cả 3 nhóm đối tượng. Đây quả một quan ngại lớn cho việc phát triển du lịch các vùng nông thôn nước ta nếu như ta không một động thái nào làm thay đổi suy nghĩ của người đi du lịch.

Những điều gây thích thú chính là động cơ để người du lịch tiến hành du lịch. Nó xuất phát từ việc muốn thực hiện động cơ du lịch dựa trên việc xác định tài nguyên du lịch và điều kiện của nơi đến có phù hợp với họ hay không. Hay còn gọi là giá trị  thu  hút  của  điểm  đến.  Với  điểm đến    vùng  nông  thôn,  chúng  tôi  cũng  tiến hành khảo sát nội dung này nhằm xác định rõ hơn những giá trị hấp dẫn nào của du lịch nông thôn sẽ được 3 đối tượng khảo sát chấp nhận. Câu trả lời có tần suất cao nhất ở cả 3 nhóm đối tượng là đi du lịch về vùng nông thôn để thưởng thức những món ăn dân dã, sau đó mới đến những phong cảnh đẹp và tìm hiểu văn hoá dân gian. Như vậy, cần đặc biệt chú trọng 3 sản phẩm này khi tiến hành một chương trình du lịch nông thôn, nhất văn hoá ẩm thực dân gian của các dân tộc, vùng miền của đất nước

Ngược lại với những điều thích thú, những điều không thích những trở ngại làm hạn chế khách đến với vùng nông thôn. Kết quả khảo sát cả 3 nhóm đối tượng, điều làm họ không thích nhất thiếu điều kiện chăm sóc sức khoẻ, thiếu vệ sinh, gia súc vật nuôi thả rong, thiếu phương tiện thông tin, thiếu an ninh, những tập tục cổ hủ cũng như sự của người dân địa phương khi đến du lịch ở vùng nông thôn. Tất cả những hạn chế này cũng chính là  hiện  trạng  của  du lịch nông  thôn hiện nay, như nạn chèo kéo khách du lịch, nạn cạnh tranh giá cả giữa các điểm tham quan...  Theo  kinh  nghiệm   các nước   châu  Phi  và châu Mỹ La tinh, việc  phát triển du lịch nông thôn cần một vai trò  t chức của chính phủ, sự tham gia của cộng đồng nhằm thay đổi bộ mặt nông thôn phục vụ du lịch nâng cao mức sống cũng như chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn. Ngược lại, người dân cộng đồng địa phương cũng phải thể hiện vai trò trách nhiệm của mình trong tiến trình này bằng việc tham gia quản lý du lịch, thay đổi những  tập quán thói quen chưa tốt như thói quen nhìn khách du lịch đến địa phương, thả gia súc vật nuôi, thực hiện nếp sống vệ sinh, gìn giữ môi trường…

Về nhận định của các đối tượng như thế nào về xu hướng đi du lịch về vùng nông thôn sẽ ngày một nhiều hơn. Chúng tôi nhận được kết quả trả lời cũng tương đối khả quan. Hầu hết cả 3 nhóm đối tượng đều câu trả lời trên 60% chắc chắn rất chắc chắn xu hướng du lịch về vùng nông thôn sẽ phát triển

Về mức độ sẵn sàng đi du lịch nông thôn khi có chương trình du lịch nông thôn, trên 80%  đối tượng học sinh sinh viên sẵn sàng rất sẵn sàng, trên 60% đối tượng công chức.

Khi xem xét độ dài thời gian của một chuyến du lịch về vùng nông thôn, phần lớn các câu trả lời của 3 nhóm đối tượng đều 2 đến 3 ngày.

Thời điểm tổ chức đi du lịch của du khách ảnh hưởng lớn đến kết quả hiệu quả kinh doanh du lịch. Trong du lịch học gọi tính thời vụ. du lịch nông thôn, lịch thời vụ còn ý nghĩa quan trọng hơn nhiều vì liên quan đến thời tiết, khí hậu, mùa màng, hoạt động thường nhật của vùng nông thôn. Du khách đến vùng du lịch nông thôn vào mùa cây trái, mùa lúa chín thì sẽ thấy thú vị hơn những mùa cây ngưng trái hoặc đồng lúa vừa mới gặt xong. Theo khảo sát thì những đợt tổ chức du lịch của 2 nhóm đối tượng sinh viên học sinh mùa nghỉ hè, một thuận lợi cho các hoạt động hái trái trong vườn nông thôn. Tuy nhiên, mùa mùa hay mưa sấm chớp nên việc đi lại rất khó khăn. Với đối tượng công chức thì thời gian nghỉ cuối tuần thời gian đến với các vùng du lịch nông thôn. nhiên những vùng nông thôn cự ly gần, thuận tiện giao thông sẽ được đến thăm. Đi du lịch nông thôn theo tuyến điều khó thực hiện, vì thời gian cuối tuần chỉ trong khoảng 2 ngày 3 đêm. Chỉ những điểm du lịch nông thôn hoặc cụm du lịch nông thôn trong cự ly gần mới thể thu hút được đối tượng này

Việc đi du lịch thường được tổ chức dưới nhiều hình thức. Nếu theo quan điểm du lịch học thì hai dạng chủ yếu t túc thông qua đại l  hành.  Khi  khảo  sát các    nhân  của  từng  nhóm  đối  tượng,  kết  quả  đi  du  lịch thông qua công ty l hành rất ít chỉ trên 10% nhóm đối tượng sinh viên 5 6 % nhóm đối tượng học sinh công chức. Phần còn lại 80 90 % đi tự túc.

Số câu trả lời đồng ý cao nhất nội dung t chức đi theo nhóm cả 3 nhóm đối tượng, kế đến gia đình. Việc này cũng vấn đề nan giải của các điểm du lịch vì phải cố gắng làm i lòng tất cả khách hàng khi họ có những sự khác nhau về độ tuổi, giới tính, lối sống, sức khoẻ tâm lý… i học tổ chức du lịch nông thôn Đài Loan một minh chứng, khi người ta cố chuyên biệt hoá từng khu du lịch theo từng loại hình thì vấn đề rắc rối lại xảy ra cho các thành viên đi trong gia đình. Vì bố mẹ  muốn đi thưởng thức trà đạo thì con trẻ không thể đi bơi được ngược lại. Điều này đã làm hạn chế hiệu quả kinh doanh du lịch nông thôn của Đài Loan. Cần đẩy mạnh hình thức tổ chức theo nhà trường, quan hoặc thông qua công ty lữ hành. Những hình thức tổ chức theo gia đình thì cần những thiết kế riêng hướng dẫn cụ thể chu đáo để du khách chọn lựa

Thông thường độ dài ngày đi, cự ly hình thức tổ chức chuyến đi quyết định phương tiện đi du lịch. các nhóm đối tượng còn tính quyết định khác nữa sở thích điều kiện của từng nhóm đối tượng. Khi được hỏi nếu đi du lịch bạn sẽ đi bằng phương tiện gì thì câu trả lời rất hiển nhiên trong điều kiện tình hình giao thông của nước ta hiện nay đi xe gắn máy. Với phương tiện đi xe gắn máy thì cự ly xa nhất chỉ trên dưới 100km cho một chuyến đi du lịch 2 đến 3 ngày như kết quả khảo sát

Cũng chính vì lẻ đó, khi khảo sát những tỉnh nào trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam được lựa chọn là điểm đến . Các tỉnh có tần suất lựa chọn cao là Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Bình Dương và Tây Ninh. Bình Phước có lựa chọn thấp nhất có lẻ do đây là tỉnh có vị trí địa lý xa thành phố Hồ Chí Minh nhất, các đối tượng học sinh và sinh viên  do khả năng đi xa còn hạn chế về nhiều mặt nên họ ít lựa chọn tỉnh này. Ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh lại là điểm lựa chọn của đối tượng công chức do phần lớn dịp nghỉ của đối tượng này là cuối tuần nên họ ít có xu hướng chọn nơi xa để đi du lịch. Đồng Nai lại là điểm yêu thích nhất của đối tượng học sinh, có lẻ nơi đây gần đây có khu du lịch thác Giang Điền, trở thành điểm đến lý tưởng của lứa tuổi học sinh. Đối với đối tượng sinh viên thì điểm đến nhiều lựa chọn nhất là tỉnh Long An, kế đến mới là Bà Rịa - Vũng Tàu.

đối tượng học sinh, phần lớn đi theo gia đình hoặc nhà trường tổ chức nên mức quyết định chi i không cao, gần 40% chi theo gia đình . nhóm đối tượng sinh viên, mức chi i cho du lịch trong khoảng 100 ngàn đến 1 triệu đồng cho một chuyến đi. đối tượng công chức, mức chi i dàn ti khắp các mức từ 100 ngàn cho đến 5 triệu đồng. Chứng tỏ, độ dao động chi của nhóm đối tượng này rất lớn. Tuy nhiên, việc chi bao nhiêu cho một chuyến đi vẫn chưa nói hết những khoản chi i của du khách sẽ những phần nào, câu hỏi khảo sát mức phân bổ chi dùng cho một chuyến đi sẽ giúp chúng ta nắm hơn các khoản chi của khách

Đối với đối tượng học sinh chi cho ăn uống, kế đến hoạt động vui chơi di chuyển.  Đối  với  đối  tượng  sinh  viên    công  chức,  sự  phân  bố  các  khoản  chi tương đối tương đương nhau như khoảng 20% 24 % cho di chuyển, 21% - 23%, cho chi phí nghỉ qua đêm, 24% - 29% cho ăn uống, 10% - 13% cho mua sắm, 9% -13% cho hoạt động vui chơi, 5% - 6 % cho chi khác. Chi khác chi mua sắm là các khoản chi ngoài các khoản chi cố định đi lại, ăn uống, nghỉ qua đêm các hoạt động du lịch đó các khoản chi mua sắm thức ăn, sản phẩm địa phương và hàng lưu niệm. Chỉ   nhóm đối tượng công  chức sinh viên   khoản chi này. Tuy nhiên t lệ không cao nên việc bán các sản phẩm địa phương hàng lưu niệm cần phải những chương trình hỗ trợ phát triển

Nơi tổ chức ăn uống ngoài trời được ưa chuộng nhất cả 3 nhóm đối tượng. Như vậy, việc tổ chức ăn uống nơi du lịch cần được lưu ý tính toán kỹ vừa đáp ứng được vẻ mỹ quan, vệ sinh an toàn vừa đáp ứng thị hiếu của khách.

trên 40% câu trả lời của 2 nhóm đối tượng sinh viên công chức chọn nơi nghỉ đêm là nhà nghỉ nông thôn, kế đến nghỉ nơi cắm trại, nghỉ trong làng nghỉ nhà dân.

Ti vi kênh quảng hữu hiệu nhất theo sự lựa chọn của 3 nhóm đối tượng, kế đến Internet, kênh tiếp thị của công ty lữ hành báo chí, đối tượng sinh viên vẫn cho kênh quảng qua radio cũng hữu hiệu. Riêng đối với đối tượng học sinh thì không lựa chọn nào kênh này

Tóm lại, khách du lịch nông thôn là khách ngọai quốc đến Việt Nam, người sinh sống, làm việc ở khu vực đô thị có trình độ nhận thức cao và có nhu cầu tiếp cận nông thôn một cách trực tiếp. Họ sẵn sàng tham gia các chương trình du lịch nông thôn nhằm thỏa mãn các nhu cầu du lịch của mình ở vùng quê, điểm đến sẽ là những nơi còn lưu giữ bản sắc văn hóa dân gian, phong cảnh thiên nhiên, họat động hấp dẫn, có điều kiện an ninh, vệ sinh, môi trường sống trong lành, chăm sóc sức khỏe tốt và tránh những tập tục, thói quen chưa tốt của người dân địa phương…Trong giới hạn của nghiên cứu, chúng tôi chưa có điều kiện khảo sát các nội dung này với đối tượng khách ngọai quốc và mở rộng ra một số đối tượng khác như người cao tuổi, hưu trí…Nếu làm được điều đó chắc hẳn sẽ mang đến một cái nhìn toàn diện hơn về khách du lịch nông thôn.                         

Ngày 22 tháng 09 năm 2009

Bùi Thị Lan Hương

Nguồn: www.cmard2.edu.vn

 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: