Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

“Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững “Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững
Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học liên ngành". Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học..
"Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành "Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế
Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland
Xem Tiếp...
Ý TƯỞNG VỀ LÀNG DU LỊCH NÔNG NGHIỆP
Đề án "Phát triển mô hình nông nghiệp - dịch vụ làng hoa tại xã Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội" của nhóm tác giả Dương Hằng Linh, Dương Mạnh Tuấn và Vũ Thị Minh Hằng, sinh viên Trường ĐH Kinh tế quốc dân đã vượt qua hơn 150 ý tưởng để đoạt giải thưởng đề án xuất sắc nhất tại cuộc thi "Ý tưởng kinh tế xanh 2010" vừa được Trung tâm Ý tưởng Táo xanh và Quỹ Phát triển bền vững (Foundation of the future) tổ chức dành cho lứa tuổi từ 16 đến 30 tại Hà Nội.

http://www.dulichvietnam.com.vn/Image.ashx/image=pjpeg/86c072fbdce148038732c9255354a934-24_langhoataytuu.jpg/24_langhoataytuu.jpg

Ý tưởng của nhóm tác giả ra đời với mong muốn cải thiện cuộc sống của người nông dân ở địa phương, thông qua việc giải quyết một cách trực tiếp các vấn đề kinh tế - xã hội và môi trường thông qua việc biến một làng thuần nông thành một điểm du lịch, cung cấp các dịch vụ như tham quan, du lịch làng hoa; dịch vụ cho thuê những khoảnh đất nhỏ để được trồng và chăm sóc những luống hoa cho riêng mình; dịch vụ spa, tắm hơi, chăm sóc sắc đẹp với liệu pháp hương hoa; hội họp, cắm trại… Những "giá trị gia tăng" này không chỉ nâng cao thu nhập và đời sống của người dân mà còn thông qua những lợi ích từ việc kinh doanh du lịch đem lại, người dân sẽ hình thành ý thức bảo vệ cảnh quan, môi trường, từ đó sẽ sản xuất an toàn, xanh, sạch hơn. Trong giai đoạn đầu, nhóm của Dương Thùy Linh dự định chọn xóm 2, làng Tây Tựu làm nơi thực hiện đề án. Nhóm sẽ hướng dẫn nông dân kỹ thuật canh tác hoa phù hợp, chế biến các sản phẩm từ hoa, trồng thử nghiệm, mở lớp học về quảng bá du lịch, xây dựng website và hạ tầng phục vụ sản xuất, đồng thời tổ chức cho người dân đi tham quan các mô hình thực tế đã thành công tại một số địa phương ở Hà Nội.

Khi xây dựng thành công, mô hình làng nông nghiệp du lịch sẽ đem lại thu nhập hơn nhiều lần so với hiện nay cho người dân; loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học ở làng hoa Tây Tựu. Về lâu dài, nhóm dự định xây dựng thương hiệu "Du lịch nông nghiệp xanh", biến Tây Tựu thành một điểm đến không thể bỏ lỡ, có tên trên bản đồ du lịch Hà Nội và mở rộng phạm vi áp dụng mô hình du lịch nông nghiệp tới một số làng hoa khác.

Hiện nay, đề án được ký cam kết đầu tư từ Quỹ đầu tư Táo xanh số tiền tối đa là 500 triệu đồng và đơn vị này cũng tạo điều kiện để nhóm tác giả có được sự góp ý, học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia hàng đầu về phát triển bền vững trong và ngoài nước. Dự kiến, đề án sẽ triển khai từ năm 2011 cho đến hết năm 2013.

Nguồn:  vietnamtourism.com
Giới thiệu khái quát Dự án:

 

 

Dự án có ý tưởng hướng đến việc tối ưu hóa các lợi ích từ việc canh tác hoa tại làng hoa Tây Tựu (xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội) bằng cách thiết kế và áp dụng thêm nhiều hoạt động dịch vụ kết hợp. Mô hình “Nông nghiệp – Dịch vụ làng hoa” từ đây sẽ được giới thiệu rộng rãi đến người nông dân trồng hoa ở xã Tây Tựu nói riêng, và ở các làng hoa thuộc Hà Nội nói chung.




 Việc áp dụng dụng thành công mô hình này cũng sẽ tạo thêm nhiều động lực khuyến khích người nông dân tích cực đổi mới, sáng tạo để lao động hiệu quả, tạo thêm thu nhập và cải thiện đời sống. Dự án cũng giúp hình thành và nâng cao những nhận thức, tư duy của người nông dân, giúp họ chủ động thích nghi với những thay đổi từ xu hướng sản xuất nông nghiệp xanh - thân thiện với môi trường, bảo vệ cảnh quan sinh thái và sức khỏe con người.




 

 

1. Một số khái quát về địa phương triển khai dự án

Tây Tựu thuộc huyện Từ Liêm nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội gần 30 km. Với lợi thế là xã ngoại thành, diện tích đất nông nghiệp lớn, nghề trồng hoa ở đây đang phát triển rất mạnh, tổng diện tích canh tác chiếm tới 66% diện tích toàn huyện.



Theo một thống kê gần đây, xã Tây Tựu hiện có 2600 hộ dân và số lượng hộ tham gia trồng hoa đạt 95%. Trong số này, có một bộ phận người nông dân do có kế hoạch sản xuất và vốn đầu tư hợp lí đã cải thiện đáng kể mức thu nhập so với trồng lúa. Với đa số còn lại, thu nhập chỉ dừng ở mức trung bình. Họ gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao mức sống và đảm bảo tương lai cho con em mình, do đặc thù việc trồng hoa tại địa phương, nghề lao động chính của người nông dân thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi các tác động xấu từ nhiều phía: Thiên nhiên, thị trường, chính sách….




Việc canh tác nông nghiệp nhìn chung cũng chưa thực sự hiệu quả do để lại nhiều hâu 

quả đáng kể cho môi trường, cảnh quan xung quanh.

 


 

2. Khái quát về nội dung dự án

Dự án sẽ bắt đầu bằng hoạt động nghiên cứu và hướng dẫn người dân canh tác theo phương pháp hữu cơ. Sau đó, các dịch vụ kết hợp sẽ lần lượt triển khai với từng giai đoạn khác nhau, chia theo mức độ tăng dần về quy mô. Trước hết là bắt đầu chuẩn bị và thử nghiệm với một vài hộ gia đình, gọi gọn trong một số lượng loại hình dịch vụ nhất đinh (từ 2- 3 dịch vụ). Tùy vào mức độ thành công mà từ đó, việc phát triển, mở rộng dự án sẽ được tiền hành tiếp theo.

 

Một số dịch vụ thăm quan có thể kể đến là:

- Dịch vụ thăm quan, du lịch làng hoa, tìm hiểu về quy trình sản xuất hoa hữu cơ (quá trình sản xuất sử dụng hoàn toàn các chất có nguồn gốc tự nhiên, đảm bảo an toàn tuyệt đối với sức khỏe của con người cũng như thân thiện với môi trường).


- Dịch vụ cho “thuê” những khoảnh đất nhỏ để khách du lịch được đặt cột mốc, được người nông dân hướng dẫn trồng và chăm sóc các cây hoa trên luống hoa có ghi tên mình. 

 - Dịch vụ spa, tắm hơi, chăm sóc sắc đẹp với liệu pháp hương hoa.


- Dịch vụ ăn uống, phục vụ các món ăn độc đáo, bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe chế biến từ các sản phẩm của hoa.

- Ngoài ra, cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt, rực rỡ còn là chốn hẹn hò lí tưởng cho các cặp tình nhân, là nơi thích hợp cho các đôi uyên ương chụp ảnh cưới, là nơi hội họp bạn bè, thăm quan, cắm trại,…


Với cách làm như vậy, dự án mong muốn sẽ trở thành một trong những giải pháp hàng đầu cho các kế hoạch quy hoạch khu vực nông thôn, đặc biệt là đối với diện tích đất nông nghiệp trồng hoa, không chỉ ở khu vực Hà Nội và lân cận thành phố, mà còn ở các khu vực tỉnh, thành khác, góp phần định vị lại thương hiệu các làng hoa đang dần mất tên trên bản đồ nông nghiệp, du lịch. Và quan trọng hơn, những cố gắng thực hiện dự án thành công sẽ góp phần vào định hướng phát triển bền vững nông thôn Việt Nam hiện nay!

 

Làng hoa, làng du lịch

Trong nhịp sống hối hả, sẽ thật thư thái nếu chúng ta có được góc tĩnh lặng từ những làng hoa ven đô. Ý tưởng về một làng hoa, làng du lịch đã hình thành. Đây cũng là dự án giành giải Nhất trong cuộc thi Ý tưởng Kinh tế xanh.

Một vành đai xanh được hình thành từ những làng hoa ven Hà Nội. Bạn cũng có thể học làm nông dân trên những thửa ruộng hoa nhỏ xinh do tự tay mình trồng. Khi ấy, người nông dân không chỉ khai thác giá trị kinh tế của những gốc hoa, mà còn tận dụng được cả những ý nghĩa tinh thần vô giá.

Có một mùa hoa cải - Nở vàng bên bến sông. Rất nhiều người trẻ khi tìm về những cánh đồng hoa trải dài như thế đều nói rằng: Họ thấy một khoảng không gian đủ rộng cho những kí ức tuổi thơ ùa về.

Những người nông dân ở làng hoa bao đời vẫn quen với sự lam lũ, tần tảo để chăm cho từng gốc hoa. Liệu có cách nào để cuộc sống của họ thêm phần khấm khá?

Hãy thử tưởng tượng xem một ngày nào đó, bạn có thể là chủ nhân của một trong những ruộng hoa như thế. Hay một người bạn tặng cho bạn một bó hoa và nói với bạn rằng, những bông hoa này do chính tay người ấy trồng. Còn những người nông dân trên cánh đồng kia sẽ trở thành hướng dẫn viên du lịch nói cho bạn về nguồn gốc cũng như những luống hoa này được trồng ở đây từ khi nào. Với những mong muốn ấy, ý tưởng về việc kết hợp giữa mô hình du lịch và nông nghiệp của nhóm bạn trẻ trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã được hình thành.

Tây Tựu - Làng hoa lớn nhất ở vùng ngoại thành Hà Nội. Trong sự đô thị hóa, nhiều vùng hoa nổi tiếng như Ngọc Hà, Xuân Đỉnh, Xuân La ngày càng bị thu hẹp, thì Tây Tựu vẫn đang cung ứng một lượng hoa chủ đạo cho nội thành Hà Nội. Thế nhưng, khi mà đời sống người dân chỉ trông chờ duy nhất vào những vụ hoa, thì việc có được một nguồn thu nhập khá hàng tháng với họ là rất khó khăn.

Anh Chu Trần Thêm, Thôn 3, Tây Tựu, Từ Liêm (Hà Nội) cho biết: “Quanh năm, cuộc sống của hai vợ chồng và hai con chỉ trông chờ vào vườn cúc. Ở đây nhà nào cũng có 1-2 sào hoa để đón Tết và chống đói, giàu có thì chẳng bao giờ dám mơ”.

Dương Hằng Linh, Sinh viên năm 3 ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng: “Có một thực tế ở đây là, được mùa thì mất giá, giá cao lại mất mùa. Chính bởi vậy nên khi được mùa có thể phát triển du lịch thêm, người dân cũng đang để trống một số thửa ruộng vì sử dụng không hiệu quả. Chúng tôi muốn quy hoạch lại những chỗ đất đó để cho các bạn trẻ thuê, các bạn ấy có thể trồng hoa theo ý mình, xếp thành những hình thù với các loại hoa khác nhau. Các bạn ấy sẽ được trải nghiệm xem hoa lớn lên như thế nào, qua đó các bạn có thể hiểu thêm về sự vất vả của người nông dân”.

Trong dự án phát triển du lịch, những bạn trẻ này còn rất lưu tâm đến yếu tố văn hóa. Ở Tây Tựu, không nhiều người biết rằng, đây còn là nơi diễn ra Lễ hội đua thuyền và múa rối làng Đăm nổi tiếng chốn Kinh kỳ một thời. Và khi gắn du lịch - văn hóa và nông nghiệp - đó mới là sự phát triển bền vững nhất.

“Sản phẩm của nông nghiệp không chỉ là những yếu tố hữu hình như hoa, mà còn là những giá trị nhân văn khác hoa mang lại. Chẳng hạn như không khí trong lành, sự thư thái - mà chúng ta không thể tìm được ở thành phố”. Sinh viên Dương Hằng Linh chia sẻ.

Còn Dương Mạnh Tuấn, ĐH Kinh tế Quốc dân thì cho rằng: “Đô thị hóa là xu thế tất yếu của các đô thị. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là những cánh đồng hoa này phải được thay thế bởi những tòa nhà cao tầng. Có rất nhiều yếu tố văn hóa khác cần được bảo tồn, bọn mình muốn xây dựng dự án để có thể giữ lại những yếu tố ấy. Và từ đó, người nông dân sẽ có mức sống cao hơn mức sống họ đang có”.

Thêm một mùa hoa Tết mới về. Những người dân lại thấp thỏm lo lắng không biết liệu năm nay hoa có được mùa, giá có được cao? Để rồi ý nghĩa thiết thực nhất của ý tưởng này là một ngày nào đó, người dân ở đây sẽ vững tin về triển vọng ấm no, giàu có của gia đình và làng quê mình.

Khi ấy, làng hoa sẽ không phải chờ giá...

Tác giả : Nguyễn Ngân


 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: