Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

“Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững “Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững
Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học liên ngành". Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học..
"Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành "Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế
Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland
Xem Tiếp...
TRANH CÃI QUANH BÍ MẬT TRÊN ĐẢO PHỤC SINH
Cuộc chiến khoa học xung quanh tấm màn bí mật bao phủ đảo Phục Sinh đang sẵn sàng bùng nổ trong mùa hè này, với sự ra mắt của quyển sách mới thách thức giả thuyết lâu nay về nền văn minh một thời trên hòn đảo đầy các tượng đá khổng lồ.

Kể từ khi người Hà Lan phát hiện đảo Phục Sinh vào năm 1722, giới khoa học hầu như đều thống nhất với giả thuyết rằng cư dân trên hòn đảo trụi cây tại nam Thái Bình Dương từng thuộc về nền văn minh tiến hóa hơn so với hậu duệ ngày nay. Theo đó, một cộng đồng đã biến mất (khoảng 15.000 người) là tác giả của hàng trăm tượng đá cao từ 7 - 10m, nặng trung bình 90 tấn, còn pho tượng lớn nhất cao đến 22m, nặng khoảng 400 tấn.

Các nhà khoa học lý luận rằng, chính vì đã đạt được sự tiến hóa cao nên cộng đồng này có những hành động xem nhẹ môi trường sống. Kết quả là cây cối biến mất dần trên đảo và khi cây cọ khổng lồ cuối cùng gục ngã, hệ sinh thái trên đảo sụp đổ, kéo theo sản lượng thực phẩm sụt giảm và dẫn đến nội chiến. Hiện tượng ăn thịt đồng loại diễn ra và cộng đồng bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng.

Thế nhưng, những người theo chủ nghĩa xét lại - với 2 nhà khoa học dẫn đầu là Carl Lipo của Đại học bang California (Mỹ) và Terry Hunt của Đại học Hawaii  - đưa ra giả thuyết mới rằng xã hội cao cấp đó chưa bao giờ tồn tại. Theo báo Independent, nền văn hóa Rapa Nui (tên đảo theo tiếng thổ dân), đã bị quét sạch sau khi người châu Âu xâm chiếm, mang theo những căn bệnh truyền nhiễm qua đường sinh dục, lao, hủi và lỵ. Bệnh tật, tình trạng nô lệ và bị tước đoạt đất đai đã khiến dân số bản địa giảm từ 3.000 xuống còn 111 người vào năm 1877.


Bí mật vân tồn tại trên hòn đảo Phục Sinh - Ảnh: EPA 

Trong cuốn sách mới có tên The Statues that Walked: Unravelling the Mystery of Easter Island, tiến sĩ Lipo và giáo sư Hunt đưa ra chứng cứ cho thấy những người đi khai hoang Polynesia đến đảo Phục Sinh vào năm 1200, trễ hơn 800 năm so với lập luận trước đó. Ngay lập tức họ đã tiến hành canh tác theo lối nương rẫy, tức chặt cây, đốt để lấy đất trồng tạm thời. Cùng với đó là sự bùng nổ dân số chuột, vốn theo chân những người này đến đảo. 

Rapa Nui không phải là thiên đường nhiệt đới mà chỉ là đảo núi lửa nên nhiều chất dinh dưỡng trong đất đã bị trôi hết. Tình hình càng tồi tệ hơn khi dân bản địa áp dụng cách chặt cây đốt củi. Sau khi đất bị bạc màu gần hết, họ dùng đá núi lửa đặt lên nương ruộng để thêm chất dinh dưỡng cho cây trồng. Tiến sĩ Lipoo cho rằng chính họ đã di chuyển các tượng đá ra bờ biển bằng cách chèn đá bên dưới.

Trước cuộc tấn công của Carl Lipo và Terry Hunt, những người bảo vệ giả thuyết cũ đã đưa ra phương sách đánh trả. Nhà khảo cổ học người Anh Paul Bahn và đồng sự là John Flenley đang chuẩn bị giới thiệu phiên bản thứ 3 của cuốn The Enigmas of Easter Island, hứa hẹn sẽ cung cấp những thông tin bảo vệ giả thuyết trước đây về đảo Phục Sinh và những người bản địa có nền văn minh tiên tiến.

Hạo Nhiên

 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: