Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH" TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC..
"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Những thị trấn kỳ lạ nhất thế giới Những thị trấn kỳ lạ nhất thế giới
Ngôi nhà kỳ lạ được đắp bằng hàng trăm nghìn mảnh gốm sứ cổ ở Trung Quốc Ngôi nhà kỳ lạ được đắp bằng hàng trăm nghìn mảnh gốm sứ cổ ở Trung..
Xem Tiếp...
HIỆN TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC KHOÁNG-NƯỚC NÓNG

                                                                             

CÁC LOẠI NƯỚC KHOÁNG - NƯỚC NÓNG Ở VIỆT NAM
Cho đến nay chưa có số liệu thống kê đầy đủ và chính xác về số lượng các nguồn NKNN trong toàn quốc, mà trên cơ sở tổng hợp các nguồn tài liệu khác nhau chỉ có thể đưa ra một con số áng chừng là "khoảng 400 nguồn", trong đó có 287 nguồn đã được điều tra, có kết quả phân tích mẫu tương đối đầy đủ, đáng tin cậy nên được chúng tôi chọn lọc đưa vào danh bạ.

Căn cứ vào những chỉ tiêu định danh và tiêu chuẩn phân loại đã trình bày ở trên, chúng tôi xếp chúng vào 12 loại. Do phần lớn nguồn mới được phân tích đơn giản, chưa phát hiện hoặc phát hiện chưa đầy đủ những yếu tố đặc hiệu của nước, đặc biệt là khí, các chất phóng xạ, việc phân tích được thực hiện vào những thời điểm khác nhau, ở những phòng thí nghiệm khác nhau, bằng các phương pháp khác nhau, số liệu có khi mâu thuẫn nhau nên việc định danh, phân loại nhiều nguồn chưa thật chính xác. Một nguồn nước có thể không chứa một yếu tố đặc hiệu nào, ngược lại có nguồn đồng thời chứa 2 - 3 yếu tố đặc hiệu. Trong trường hợp đó chúng tôi xếp loại và gọi tên chúng theo nhóm các yếu tố đặc hiệu như NK silic-fluor, NK brom-iođ-bor...

Sau đây là khái quát về Phân loại nước khoáng - nước nóng Việt Nam

1. Nước khoáng carbonic


Theo số liệu thống kê đến thời điểm hiện tại, thuộc loại này có 15 nguồn, bao gồm 8 mạch lộ (hoặc cụm mạch lộ) và 7 lỗ khoan (hoặc cụm lỗ khoan), phân bố chủ yếu trên một vùng rộng lớn từ Bình Thuận đến Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu, Lâm Đồng, Đắc Lắc. Hàm lượng CO2 trong nước thường gặp 800-1000 mg/l, không ít nguồn đạt tới 2.000-2.020 mg/l, và có thể còn cao hơn nữa nếu phương pháp lấy mẫu và phân tích chuẩn xác.

Các nguồn NK carbonic thường xuất lộ theo những đứt gãy trong các thành tạo magma ở những vùng hoạt động núi lửa trẻ. Tại đó khí CO2 hình thành do quá trình biến chất nhiệt được đưa vào nước, tạo nên loại NK giàu CO2. Đó chính là nguyên nhân của sự phân bố rộng rãi loại NK này ở vùng Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên là phần lãnh thổ đã trải qua các hoạt động magma mãnh liệt trong Mesozoi và cả Kainozoi, được khoanh thành "tỉnh NK carbonic" rất đặc trưng với những nguồn tiêu biểu như (con số là hàm lượng CO2 trong nước, mg/l): Vĩnh Hảo (Bình Thuận)# 800; Châu Cát (Bình Thuận)# 1.100; Suối Nghệ (Bà Rịa - Vũng Tàu)# 1.000; Suối Nho (Đồng Nai)# 500; Phú Hội (Lâm Đồng)# 500; Đắc Mol (Đắc Lắc)# 1200. Ngoài ra có một số nguồn phân bố rải rác trong những vùng tương tự ở miền Bắc như: Bản Khạng (Nghệ An)# 1.156; Bình Ca (Tuyên Quang)# 2.280; Mường Luân (Lai Châu)# 1.500...

Đây là loại NK quan trọng nhất do sự phong phú và có ý nghĩa sử dụng đa dạng nên cần được chú ý nghiên cứu đầy đủ hơn.

2. Nước khoáng silic

Thuộc loại này đã đăng ký được 95 nguồn, phần lớn phân bố ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận (58 nguồn). Số còn lại được phát hiện rải rác ở những nơi khác. Hàm lượng silic (tính theo H2SiO3) trong nước thường gặp từ 70-80 đến 100-110 mg/l, cá biệt có nguồn lên đến 120 -140 mg/l và hơn nữa, đến mức chiếm vị trí nhất - nhì trong các anion theo công thức Kurlov. Có thể kể một số nguồn tiêu biểu như (con số là hàm lượng H2SiO3, mg/l): Làng Rượu (Quảng Trị): 117; Quế Phong (Quảng Nam): 126; Tú Sơn (Quảng Ngãi): 142; Rang Rịa (Kon Tum): 124; Đa Kai (Bình Thuận): 138; Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu): 146...

Tương tự NK carbonic, các nguồn NK silic phân bố chủ yếu ở những miền uốn nếp với sự phân bố rộng rãi đá magma và biến chất. Trong điều kiện nhiệt độ cao, quá trình phân hủy các alumosilicat từ các đá vây quanh diễn ra mạnh mẽ. Kết quả là nước đựơc làm giàu bởi các hợp chất silic. Chính vì vậy mà các nguồn NK silic thường có nhiệt độ cao và hàm lượng silic trong nước có xu hướng tăng theo nhiệt độ. Tuy nhiên cũng có một số nguồn NK silic nhiệt độ thấp, điều kiện thành tạo của chúng cần được tiếp tục nghiên cứu.

3. Nước khoáng sulfua - hyđro

Các nguồn NK sulfua hyđro phân bố chủ yếu ở miền Tây Bắc Bộ và miền Trung Trung Bộ từ Thừa Thiên-Huế đến Quảng Ngãi, Kon Tum. Theo các dấu hiệu trực quan nhận biết được một cách định tính trong khi khảo sát (nước có mùi "trứng thối", có kết tủa màu vàng...) chắc là có nhiều nguồn thuộc nhóm này nhưng số liệu phân tích định lượng hãy còn nghèo nàn nên mới xếp loại được 6 nguồn sau đây (con số là tổng hàm lượng H2S + HS-, mg/l): Bản Trang (Lai Châu: 12; Mỹ Lâm (Tuyên Quang): 5,6; Bang (Quảng Bình): 10; Tân Lâm (Quảng Trị): 3,46; Mỹ An (Huế): 64,5; Lũng Viềng (Quảng Nam): 15

NK sulfua-hyđro có thể hình thành bằng những con đường khác nhau, chủ yếu là do quá trình biến chất và oxy hóa các khoáng vật sulfur trong những thành tạo magma hoặc biến chất ở những miền uốn nếp (kiểu Nà ún, KonĐu) cũng như quá trình phân huỷ vật chất hữu cơ và khử sulfat ở những miền võng tích tụ các trầm tích lục nguyên hoặc carbonat. NK sulfur-hyđro cũng thường có nhiệt độ cao.

4. Nước khoáng fluor

Loại NK fluor phổ biến rộng rãi ở miền Trung và Nam Trung Bộ. Fluor được phát hiện trong nước với hàm lượng từ 2 đến 7 mg/l, không ít nguồn đạt tới 10 -12 mg/l và hơn nữa. Có 49 nguồn được xếp vào loại này. Chúng phân bố chủ yếu ở các tỉnh Nam Trung Bộ (39 nguồn). Số còn lại nằm rải rác ở các tỉnh khác. ở nhiều nguồn fluor thường có mặt đồng thời với silic nên NK thường được định danh là NK silic-fluor. Một số nguồn tiêu biểu là (con số chỉ hàm lượng F- trong nước, mg/l): Đồng Nghệ: 11,4; Phúc Thọ: 14,4; Nghĩa Thuận: 8,5; Hội Vân: 14,8; Phước Long: 16,3; Kon Braih: 14,4 v.v...Nhiều nguồn ở Tây Bắc Bộ cũng chứa F nhưng với hàm lượng thấp hơn (1-2 mg/l), chưa đạt tiêu chuẩn xếp vào NK fluor nhưng cũng cần chú ý nghiên cứu, vì đó là hàm lượng thích hợp với tiêu chuẩn NK đóng chai làm nước giải khát, có tác dụng phòng ngừa bệnh sún răng, xốp xương.

5. Nước khoáng arsen

Về arsen trong nước còn ít được nghiên cứu. Đến nay mới có 1 nguồn là nguồn Nghĩa Thuận (Quảng Ngãi) có hàm lượng As = 0,8 mg/l (theo kết quả phân tích của Viện Pasteur Sài Gòn nêu trong công trình của H.Fontaine năm 1957 [14]) đạt tiêu chuẩn xếp vào loại NK arsen, song xét tính chất đặc biệt của loại NK này chúng tôi cũng xếp thành một loại để chú ý nghiên cứu thêm.

6. Nước khoáng sắt

Loại nước chứa nhiều sắt gặp phổ biến trong các tầng chứa nước trầm tích Đệ tứ và Neogen ở các đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và rải rác ở nhiều nơi khác với hàm lượng (Fe2+ + Fe3+) từ một vài chục đến hàng trăm mg/l. Tuy nhiên để xếp một nguồn vào loại NK sắt theo quan điểm của chúng tôi thì không chỉ căn cứ đơn thuần vào hàm lượng sắt (Fe2+ + Fe3+ ³ 10 mg/l) mà còn phải xét đến nguồn gốc hình thành của sắt. ở đây chúng tôi chỉ xếp vào loại NK sắt những nguồn được hình thành liên quan với các mỏ hoặc điểm khoáng hóa quặng sắt hay sulfur đa kim chứa sắt. Như vậy những loại nước chứa sắt tồn tại trong các trầm tích Đệ tứ ở nhũng vùng đồng bằng không xem là NK sắt, trừ những trường hợp sắt đi đôi với những yếu tố đặc hiệu khác. Đáp ứng điều kiện đó chỉ có 2 nguồn sau đây (con số là: Fe2+ + Fe3+, mg/l) : Kép Hạ: 371; Bình Lợi: 272 (sắt đi kèm Br, I).

7. Nước khoáng brom

NK brom được phát hiện chủ yếu nhờ các lỗ khoan sâu trong trầm tích Neogen ở đồng bằng Bắc Bộ (10 nguồn) trong quá trình tìm kiếm dầu khí. Ngoài ra cũng gặp rải rác ở những vùng khác: Lai Châu (2 nguồn); Yên Bái (2 nguồn), Quảng Ninh (2 nguồn), Bắc Giang (1 nguồn), Hải Phòng (1 nguồn), Ninh Bình (1 nguồn), Tây Nam Bộ (2 nguồn), TP Hồ Chí Minh (1 nguồn). Tổng số 32 nguồn. Chắc chắn đồng bằng Bắc Bộ là một bồn artesi lớn chứa NK brom (và cả iođ, bor...) liên quan với dầu khí, do vậy phần lớn các lỗ khoan sâu sẽ gặp NK brom với hàm lượng lớn.

8. Nước khoáng iođ

Đến nay mới phát hiện được nước chứa hàm lượng iođ lớn đạt tiêu chuẩn xếp vào NK iođ trong 8 lỗ khoan tìm kiếm dầu khí ở Thái Bình, 3 nguồn lộ tại Yên Bái và 1 lỗ khoan ở thành phố Hồ Chí Minh. NK iođ thường đi đối với NK brom.

9. Nước khoáng bor

NK bor cũng thường được phát hiện đồng thời với NK brom và iođ trong 8 lỗ khoan tìm kiếm dầu khí ở Thái Bình, Nam Định và 2 nguồn lộ ở Lai Châu. Hàm lượng HBO2 đạt từ 4,5 đến 237 mg/l.

10. Nước khoáng rađi

Việc nghiên cứu các nguyên tố phóng xạ trong nước từ trước ít được chú ý nên số liệu còn nghèo nàn. Tuy nhiên căn cứ vào kết quả phân tích ở một số nguồn hiện có, kết hợp với sự phân tích địa chất kiến tạo, sinh khoáng khu vực có thể dự đoán sự tồn tại loại NK này là một thực tế ở Việt Nam.

Theo số liệu phân tích độ phóng xạ rađi của Sở Địa chất Tiệp Khắc cũ và Viện Hạt nhân thì 7 nguồn sau đây có thể xếp vào loại NK rađi (con số là cường độ phóng xạ Ra226, pCi/l): Phù Lao-14; Tiên Lãng-63,45; Mỹ Khê-14,69; Thạch Trụ-72,9; Châu Cát-12,1; Suối Nghệ-17,9; Bình Châu-12,4. Tuy nhiên những số liệu này cần được kiểm tra kỹ.

11. Nước khoáng hóa

Chúng tôi gọi "nước khoáng hóa" là loại nước có độ khoáng hoá cao, từ 1.000 mg/l trở lên (không liên quan với sự nhiễm mặn từ biển hoặc sự muối hóa thổ nhưỡng), ngoài ra không chứa một yếu tố đặc hiệu nào khác nên không thể xếp vào các loại NK kể trên (vì vậy có người gọi là "nước khoáng không có thành phần đặc hiệu"). Loại nước này thường có nguồn gốc sâu, được dẫn lên mặt đất theo những đứt gãy kiến tạo và nổi lên như một dị thường trên phông khoáng hoá địa phương của nước dưới đất. Sở dĩ loại nước này được xem là nước khoáng vì nó có tác dụng sinh học, quyết định bởi tổng hàm lượng của các ion. Có 62 nguồn thuộc loại này.

12. Nước nóng

Trong số 287 nguồn trong danh bạ có 34 nguồn nước nhiệt độ dưới 30oC, số còn lại (253 nguồn), có nhiệt độ từ 30oC trở lên, đạt tiêu chuẩn xếp vào nước nóng, trong đó 164 nguồn đồng thời là NK thuộc các loại kể trên, còn 89 nguồn là nước nóng không có yếu tố đặc hiệu. Theo thang nhiệt độ chúng được phân thành các cấp: ấm = 131 nguồn; nóng vừa = 77 nguồn; rất nóng = 41 nguồn; quá nóng = 4 nguồn (bảng 2).

Xét về địa bàn phân bố thì miền Tây Bắc Bộ có nhiều nguồn NN nhất: 78 nguồn, bằng 30,83% số nguồn trong toàn quốc, thứ đến là Nam Trung Bộ (duyên hải và Tây Nguyên) = 73 nguồn (bằng 28,85% số nguồn trong toàn quốc). Nhưng xét về mặt nhiệt độ thì ở Nam Trung Bộ số mạch rất nóng có tới 24 nguồn, tức là chiếm 58,54% tổng số nguồn rất nóng trong toàn quốc (41 nguồn). Các đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ là những bồn artesi lớn bị phủ bởi các trầm tích Đệ tứ rất dày nên NN không có điều kiện xuất lộ, nhưng vẫn tồn tại dưới sâu và chỉ phát hiện được bằng các lỗ khoan. ở đồng bằng Bắc Bộ có rất nhiều lỗ khoan phát hiện nước nóng nhưng chúng tôi mới thu thập tài liệu đầy đủ ở 14 lỗ khoan, trong đó đặc biệt quan trọng là một số lỗ khoan sâu ở Thái Bình, Nam Định đã phát hiện nước quá nóng (3 lỗ khoan). Theo sự phát triển của công tác điều tra địa chất, ĐCTV và tìm kiếm dầu khí, chắc chắn số lỗ khoan gặp nước nóng sẽ ngày càng gia tăng. ở đồng bằng Nam Bộ trong các lỗ khoan phần lớn phát hiện loại nước ấm.

TRIỂN VỌNG KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC KHOANG-NƯỚC NÓNG
Tài nguyên nước khoáng-nước nóng (NKNN) của n­ước ta phong phú về số lượng, đa dạng về kiểu loại và có giá trị sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.

1. Về mặt y học, NKNN Việt Nam có tác dụng chữa trị đ­ược nhiều chứng bệnh: thần kinh, hô hấp, tiêu hóa, tim mạch, cơ khớp, da liễu, phụ khoa, chấn th­ơng, bệnh nghề nghiệp.... Có thể sử dụng chúng với nhiều liệu pháp khác nhau: tắm ngâm, uống, xông, súc rửa... Các loại bùn khoáng tích tụ ở những nơi xuất lộ NK cũng có giá trị chữa bệnh rất tốt.

2. Phần lớn nguồn NK của ta có độ khoáng hóa vừa phải, vị ngon, nhất là loại NK carbonic, rất thích hợp cho công nghệ đóng chai làm hàng giải khát, uống chống nóng, chống mất muối do đổ nhiều mồ hôi cho công nhân lao động nặng nhọc...

3. Nhiều nguồn NK có chứa một số hợp chất, khí hoặc vi nguyên tố với hàm lượng lớn, trong điều kiện kinh tế- kỹ thuật cho phép có thể tách chúng thành những sản phẩm có ích nh­ khí CO2 , sođa, muối ăn, Br, I...

4. Những nguồn NKNN có giá trị khai thác phục vụ du lịch - giải trí, đặc biệt nhiều nguồn nằm gần những danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử nổi tiếng, có thể liên kết với nhau tạo thành những quần thể du lịch hấp dẫn.

5. Sự phong phú các nguồn nư­ớc nóng với nhiều cấp nhiệt độ cho phép khai thác năng l­ượng địa nhiệt phục vụ các mục đích khác nhau: với nhiệt độ thấp thì để tắm về mùa rét, ấp trứng, ngâm giống, nuôi trồng thủy sản, với nhiệt độ trung bình thì để s­ởi ấm, sấy nông hải sản..., với nhiệt độ cao thì để phát điện.

Trong thực tế từ thời xa x­a nhân dân ta đã biết đến giá trị y học của NKNN và sử dụng chúng vào mục đích chữa bệnh, như­ng việc khai thác một cách chính quy thì mới bắt đầu từ năm 1928 với sự ra đời Xí nghiệp nư­ớc suối Vĩnh Hảo với sản lượng ban đầu 30-40 nghìn lít/năm. Xí nghiệp còn tiếp tục hoạt động cho đến ngày nay, mỗi năm sản xuất hàng chục triệu lít (năm 1997 gần 19 triệu lít).

Trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp ngành y tế đã dùng NK Kênh Gà để chữa trị thương tật cho th­ương bệnh binh. Nhưng phải đến những năm 1973 - 1974 ba cơ sở điều d­ưỡng tương đối chính quy mới được xây dựng tại các nguồn NK Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Quang Hanh (Quảng Ninh), và Mó Đá (Hòa Bình). Tuy quy mô nhỏ bé (mỗi cơ sở 50 - 60 giư­ờng) như­ng có thể xem đây là những viên gạch đặt nền móng cho lĩnh vực y học thủy liệu pháp ở nước ta. Sau khi miền Nam giải phóng một cơ sở điều dư­ỡng bằng NK thứ t­ư đ­ược xây dựng tại nguồn NK Hội Vân (Bình Định). Các công trình thử nghiệm lâm sàng sử dụng NK và bùn khoáng từ nguồn Đảnh Thạnh (Khánh Hòa) do Ty Y tế tỉnh Phú Khánh (cũ) tiến hành vào những năm 1980 - 1985 cũng đem lại hiệu quả tốt.

Một lĩnh vực ứng dụng quan trọng của NK: đóng chai làm d­ược liệu và uống giải khát sau một thời gian dài trì trệ, từ khi có nền kinh tế thị trư­ờng đã có cơ hội phát triển mạnh mẽ ở nhiều địa phư­ơng. Theo thống kê chư­a đầy đủ đến năm 1997 có khoảng 50 cơ sở đóng chai NK với tổng công suất 339 triệu lít/năm, như­ng mới huy động vào sản xuất khoảng 26%. Sản lượng n­ước đóng chai thống kê đư­ợc qua các năm như­ sau (triệu lít): 1992 = 32; 1993 = 43; 1994 = 50; 1995 = 88; 1996 = 100.

Một hư­ớng mới trong lĩnh vực sử dụng NK - khai thác năng l­ượng địa nhiệt đã đư­ợc bắt đầu bằng những công trình thí nghiệm sấy nông sản tại 2 nguồn NK Mỹ Lâm (65oC) và Hội Vân (85oC) trong những năm 1985 -

1988 do Tổng cục Mỏ và Địa chất (cũ) cùng với các cơ quan nghiên cứu năng l­ượng mới của Bộ Điện lực (cũ) và Tr­ờng Đại học Bách khoa Hà Nội tiến hành. Qua tính toán sơ bộ với mức khai thác hạn chế, mỗi năm 2 nguồn địa nhiệt trên cũng có thể cung cấp khoảng 22 tỷ Kcal, tư­ơng đ­ương với nhiệt lư­ợng thu đư­ợc khi đốt gần 3000 tấn than đá. Việc thử nghiệm đư­ợc tiến hành bằng các thiết bị và phư­ơng pháp kỹ thuật thô sơ nh­ưng cũng đạt kết quả khả quan. Sản phẩm thử nghiệm là chè, cùi dừa (nạo sợi), sắn, khoai (thái lát) và cây d­ợc liệu. Thời gian sấy khô hoàn toàn đối với dừa (giảm độ ẩm từ 52% xuống 2%) là 4,30 giờ, với sắn, khoai (giảm độ ẩm từ 66% xuống 2%) là 14 giờ. Sản phẩm sấy khô dòn, màu trắng tinh; đối với chè, cây d­ợc liệu sau 5 giờ đã giảm độ ẩm từ 73% xuống 10%.Tiếc rằng việc nghiên cứu ứng dụng chỉ dừng lại ở 2 công trình thử nghiệm trên, còn việc triển khai vào sản xuất thì mãi đến năm 1997 Công ty Dư­ợc và thiết bị vật t­ư y tế tỉnh Bình Định mới xây dựng một cơ sở sản xuất muối tinh iođ theo phư­ơng pháp cho bốc hơi dung dịch nư­ớc muối trộn iođ bằng nguồn nhiệt từ mỏ nư­ớc nóng Hội Vân. Tuy quy mô còn nhỏ bé và công nghệ thô sơ, như­ng hiệu quả đạt đư­ợc cũng đáng khích lệ: sản l­ượng muối đạt 7 nghìn tấn/năm, tiết kiệm hơn 1,5 tỉ đồng chi phí chất đố..

Hiện nay (1998) đ­ược phép của Chính phủ Việt Nam, Công ty ORMAT (Hoa Kỳ) đang chuẩn bị triển khai dự án xây dựng một số nhà máy điện địa nhiệt trên cơ sở các mỏ nư­ớc nóng Bang, Nghĩa Thắng, Thạch Trụ, Hội Vân, Tu Bông, Đảnh Thạnh với công suất dự kiến 50 MWe.

Việc sử dụng NKNN vào các mục đích khác cũng đư­ợc thực hiện ở một số điểm có điều kiện thuận lợi như­ khai thác "cát lồi", nuôi tảo Spirulina platensis bằng nguồn NK Vĩnh Hảo, tách CO2 ở nguồn Đak Mol, phục vụ du lịch ở các nguồn Bình Châu, Tr­ờng Xuân, Tân Mỹ, Tiên Lãng. Đặc biệt khu du lịch Bình Châu được xây dựng trên cơ sở nguồn NN tại một vùng cảnh quan thiên nhiên kỳ thú đang có sức hấp dẫn lớn, có thể xem là một mô hình về việc sử dụng các nguồn NKNN vào mục đích du lịch - nghỉ ngơi giải trí một cách có hiệu quả.

Với những bư­ớc đi ban đầu tuy còn hạn chế, nh­ng NKNN đã dần dần đi vào cuộc sống của đất nư­ớc với những hứa hẹn phát triển mạnh mẽ, đem lại lợi ích cho kinh tế - dân sinh.
Nguồn: Theo tài liệu của TS.Võ Công Nghiệp (Viện Công nghệ Khoan)

 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: