Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

“Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững “Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững
Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học liên ngành". Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học..
"Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành "Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế
Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland
Xem Tiếp...
BIẾN MƯA, BÃO, LỤT...THÀNH SẢN PHẨM DU LỊCH CÓ KHẢ THI

 Theo báo điện tử laodong.com.vn :
http://laodong.com.vn/doi-song/bien-mua-bao-lut-thanh-san-pham-du-lich-co-kha-thi-8501.bld

Chẳng mấy ai lại nghĩ có thể đi du lịch trong mưa, bão, lụt. Ấy vậy mà với tư duy khác lạ, độc đáo, một nhóm nhà khoa học trẻ đã nghiên cứu dự án phát triển sản phẩm du lịch từ mưa, bão, lụt tại miền Trung.

 Ý tưởng từ “tài nguyên” mưa, bão, lụt

Biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ khiến cho các khu du lịch ven biển Việt Nam, đặc biệt là ven biển miền Trung phải chịu hậu quả nhiều hơn của các yếu tố thiên nhiên bất lợi. Một nhóm các nhà khoa học trẻ thuộc Liên hiệp Khoa học Phát triển Du lịch bền vững (STDe) do TS. KTS Nguyễn Thu Hạnh, Chủ tịch STDe đứng đầu đã có ý tưởng “Phát triển sản phẩm du lịch từ mưa, bão, lụt tại miền Trung Việt Nam”.

Ý tưởng độc đáo của dự án này được gắn với từng loại hình thời tiết khắc nghiệt là mưa Huế, bão ở Đà Nẵng, lụt ở Hội An, nhóm tác giả mong muốn sáng tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, mới mẻ.

Nhiều loại hình nghệ thuật có thể trở thành sản phẩm du lịch trong khung cảnh trời mưa ở Huế. Thưởng trà cung đình Huế, chơi và nghe đàn chủ đề mưa, ngắm mưa, thiền mưa, thưởng thức các món ăn Huế ngày mưa, tự làm đồ lưu niệm trong thời gian mưa lụt... là những đề xuất đơn giản nhưng sáng tạo của nhóm. Bên cạnh đó, các sản phẩm du lịch ngoài trời như xem múa rối nước, đua xe và lội nước trong ngày lụt, thả đèn hoa đăng, bơi thuyền, câu cá... cũng được kỳ vọng sẽ thu hút được đối tượng khách là thanh, thiếu niên thích khám phá, mạo hiểm.

Khách du lịch rong chơi trong phố nước khi lũ lên ở Hội An

Một ý tưởng khá thú vị khác là xây dựng sản phẩm du lịch từ hiện tượng lũ, lụt. Đây là một trong những hiện tượng thiên tai khắc nghiệt mà hầu như năm nào phố cổ Hội An cũng phải chịu đựng vài ba lần. Thế nhưng, trong những mùa lũ, cũng có không ít du khách bỏ ra nhiều tiền để thuê thuyền xuôi theo dòng nước lũ loanh quanh trong phố cổ, chụp hình những mái nhà rêu phong chìm trong biển nước, khám phá đời sống cư dân Hội An mùa nước lũ.

Được ngắm cảnh quan tổng thể của mái nhà cổ Hội An khi nước lũ dâng cao, đi thuyền tham quan các ngõ ngách quanh co của Hội An, dừng chân ở các quán cà phê trên tầng 2 của các ngôi nhà cổ để thưởng thức các loại hình nghệ thuật từ mưa sẽ là một tuyến du lịch đặc thù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Với nhiều du khách và cả nhiếp ảnh gia, lũ lụt là cơ hội để họ tiếp cận, quan sát và tìm hiểu các giá trị kiến trúc, nghệ thuật của tầng 2, tầng 3 và tầng mái của các ngôi nhà cổ.

Còn với Đà Nẵng được đề xuất xây dựng Công viên bão Đà Nẵng. Công viên này sẽ bao gồm các hoạt động cả ngoài trời lẫn trong nhà với hệ thống công viên, khách sạn và công trình bão được Hiệp hội kiến trúc quốc tế thiết kế riêng cho chiến dịch kiến trúc giảm nhẹ thiên tai, phù hợp với thành phố bão Đà Nẵng.

Du lịch mạo hiểm và du lịch thiên tai sẽ là hai loại hình du lịch đặc trưng cho Đà Nẵng khi dự án "Thành phố bão Đà Nẵng" được triển khai. Các hoạt động trong nhà như chiếu phim 3D, dựng mô hình ảo, tạo bối cảnh về bão, sét và các hiện tượng thiên nhiên dưới góc nhìn khoa học... cùng hoạt động cứu trợ, thăm hỏi người dân vùng bão sẽ là những điểm nhấn cho sản phẩm du lịch bão Đà Nẵng.

Có thể thành hiện thực?

TS. KTS Nguyễn Thu Hạnh cho rằng, thực tế, tại ba thành phố Huế, Đà Nẵng, Hội An, lượng khách du lịch mùa mưa bão lụt chiếm số lượng đông nhất trong năm. Nếu tận dụng được lợi thế này, đồng thời có sản phẩm du lịch phù hợp thì doanh thu sẽ rất cao. Theo bà Hạnh, xu hướng du lịch chính trên thế giới đang là du lịch mạo hiểm và du lịch trách nhiệm, nếu thực hiện được ý tưởng này chắc chắn sẽ thu hút nhiều khách du lịch tới Việt Nam.

 
 

Ông Trương Văn Bay, Phó chủ tịch UBND TP Hội An cho biết, chính quyền Hội An hoàn toàn ủng hộ, mong muốn tiếp tục nghiên cứu đẩy mạnh dự án này. Ý tưởng cũng phù hợp với xu hướng chung khi du khách phương Tây rất quan tâm tới du lịch mạo hiểm và du lịch trách nhiệm. Tuy nhiên, ông Bay chia sẻ “Ý thức được tính nguy hiểm của dự án thì cần có kế hoạch đảm bảo an toàn chặt chẽ”.

Theo bà Đinh Thị Thu Thủy, Trưởng phòng Thương mại du lịch Hội An “Đây là một ý tưởng rất hay, độc đáo vì lâu nay chúng ta vẫn tư duy, ứng xử với các hiện tượng mưa, bão theo kiểu phòng chống, tránh bão lũ. Dự án này khả thi nếu xây dựng sản phẩm du lịch vào mùa mưa, còn nếu bão, lũ thì rất khó vì liên quan đến vấn đề đảm bảo an toàn, tính mạng cho du khách.

Bà Thủy cho rằng, để ứng dụng vào thực tế, sẽ còn nhiều vấn đề liên quan như đầu tư cơ sở vật chất, thuyền bè, điện nước, phương tiện cứu hộ, thực phẩm, nhân lực phục vụ cho các hoạt động du lịch trong mưa, bão như thế nào để có thể tận dụng những gì sẵn có của địa phương. Tóm lại, để ứng dụng ý tưởng này vào thực tế là cả một vấn đề và phải có một lộ trình chặt chẽ, cần sự chung tay phối hợp của nhiều ngành chức năng vì liên quan đến nhiều vấn đề khác như cứu hộ, đảm bảo an toàn cho du khách.”

Lê Thảo

 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: