Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

“Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững “Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững
Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học liên ngành". Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học..
"Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành "Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Thành cổ Fatehpur Sikri - tuyệt tác nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ Thành cổ Fatehpur Sikri - tuyệt tác nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ
Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế
Xem Tiếp...
CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT VÀ DU LỊCH ĐỊA CHẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Xin trân trọng gửi tới các anh, các chị Thông báo số 1 về Hội nghị quốc tế lần thứ 2 khu vực Châu Á-Thái Bình Dương về Công viên Địa chất với tiêu đề: "Công viên Địa chất và Du lịch Địa chất phục vụ Phát triển Bền vững", dự kiến được tổ chức tại Việt Nam vào trung tuần tháng Bảy năm 2011.
Chi tiết xin tham khảo trang WEB: http://vckg.vigmr.vn/
Hoặc liên hệ Ban thư ký Hội nghị: CN Đỗ Ngọc Huyền, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Km9+300, đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 84-43-854-6709; Di động: 0988-383-102; Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó ; Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó .

 
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN KHOA HỌC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
THÔNG BÁO SỐ 1
Hội nghị quốc tế khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ hai
về Công viên Địa chất (APGN-GEOPARK-2011) với tiêu đề:
CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT VÀ DU LỊCH ĐỊA CHẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Hà Nội, 2011

I. BỐI CẢNH TỔ CHỨC SỰ KIỆN

− Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (Global Geoparks Network - GGN) được thành lập năm 2004 dưới sự ủng hộ của UNESCO. Từ đó đến nay cứ 2 năm một lần GGN lại tổ chức Hội nghị Quốc tế về Công viên Địa chất (CVĐC):
+ Lần thứ nhất tại Trung Quốc năm 2004;
+ Lần thứ hai tại Ireland năm 2006;
+ Lần thứ ba tại Đức năm 2008; và
+ Lần thứ tư tại Malaysia năm 2010.
GGN đồng thời khuyến khích thành lập các mạng lưới CVĐC khu vực. Trên cơ sở đó Mạng lưới CVĐC khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (APGN) đã được thành lập và được UNESCO chính thức bảo trợ năm 2008 nhân Hội nghị Quốc tế về CVĐC lần thứ ba tại Đức. APGN cũng dự định tổ chức hội nghị quốc tế ở phạm vi khu vực định kỳ 2 năm một lần:
+ Hội nghị Quốc tế khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ nhất được tổ chức năm 2009 tại Trung Quốc;
+ Tại cuộc họp Ban điều hành GGN nhân Hội nghị Quốc tế lần thứ tư về CVĐC tổ chức tại Langkawi, Malaysia tháng 4/2010, GGN đã chính thức đề nghị Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Quốc tế khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ hai năm 2011. Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị (gồm UBND tỉnh Hà Giang, UBQG UNESCO Việt Nam và Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường)), do đồng chí Đàm Văn Bông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, làm trưởng đoàn, đã khẳng định mong muốn đăng cai và quyết tâm tổ chức thành công hội nghị nêu trên sau khi báo cáo và được Chính phủ Việt Nam chấp thuận;
− Ngày 29/4/2010 UBND tỉnh Hà Giang đã gửi công văn số 94/BC-UBND báo cáo Chính phủ về kết quả tham dự Hội nghị Quốc tế lần thứ tư của UNESCO về CVĐC trong đó đề xuất Chính phủ cho phép đăng cai tổ chức Hội nghị Quốc tế khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ hai về CVĐC vào thời điểm thích hợp năm 2011.
− Ngày 22/6/2010 Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 4322/VPCP-QHQT đồng ý với đề xuất nêu trên.
− Ngày 13/9/2010 UBND tỉnh Hà Giang, UBQG UNESCO Việt Nam và Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Viện ĐCKS) đã tổ chức họp bàn về việc phối hợp đồng tổ chức sự kiện nêu trên. Cuộc họp đã nhất trí với đề nghị của UBND tỉnh Hà Giang đề xuất Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức sự kiện nên trên. 2
− Theo tinh thần đó, ngày 19/11/2010 UBND tỉnh Hà Giang đã có tờ trình số 3849/UBND-VX đề xuất Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Giang, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và các bộ, ngành liên quan tổ chức Hội nghị nêu trên.
II. MỤC TIÊU
Trên bình diện quốc tế:
− Tổ chức thành công sự kiện nêu trên, qua đó khẳng định quyết tâm của Việt Nam ủng hộ sáng kiến của UNESCO phát triển mạng lưới CVĐC Toàn cầu, phục vụ bảo tồn và sử dụng hợp lý các giá trị di sản, đặc biệt là các di sản địa chất (DSĐC).
− Đề xuất được các sáng kiến của Việt Nam tại Hội nghị, qua đó nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, tăng cường quan hệ hợp tác và hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trong khu vực về CVĐC, DSĐC và du lịch địa chất (DLĐC).
Trên bình diện quốc gia:
− Việt Nam rất giầu tiềm năng DSĐC và triển vọng xây dựng CVĐC, phát triển mạng lưới CVĐC quốc gia, góp phần bảo tồn và sử dụng hợp lý các giá trị di sản, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam mới chỉ thành lập được một CVĐC đầu tiên ở Hà Giang. Vì vậy một hội nghị quốc tế về CVĐC tổ chức tại Việt Nam sẽ là một cơ hội rất tốt để Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực quản lý, phát triển CVĐC.
− Việc tổ chức một hội nghị như vậy ở Việt Nam đồng thời cũng góp phần quảng bá rộng rãi về xu hướng trên đối với các địa phương trong cả nước, tạo cơ hội giao lưu, hợp tác xây dựng CVĐC ở nhiều khu vực khác.
− Đây đồng thời cũng là cơ hội để kết nối các hình thức bảo tồn di sản khác nhau ở Việt Nam, thí dụ như giữa các khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển thế giới, công viên địa chất quốc gia và toàn cầu v.v., hướng tới một mô hình quản lý nhà nước thống nhất các hình thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
III.1. Đơn vị đồng tổ chức
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (Cụ thể là Viện ĐCKS, phối hợp với các đơn vị khác trong Bộ như Vụ Hợp tác Quốc tế, Vụ Khoa học và Công nghệ v.v.);
2. UBND tỉnh Hà Giang;
3. UBQG UNESCO Việt Nam (Bộ Ngoại Giao);
3
Dưới sự bảo trợ của:
1. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam;
2. UNESCO;
3. GGN và APGN.
Và sự ủng hộ, hỗ trợ của:
1. Các bộ, ngành liên quan (Bộ NG, TNMT, KHCN, VHTTDL, GDĐT, NNPTNT, Công Thương v.v.);
2. Văn phòng UNESCO khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tại Jakarta (Indonesia); Văn phòng đại diện UNESCO tại Hà Nội; Đại sứ quán các nước tại Việt Nam; các tổ chức quốc tế khác như UNDP, UNEP, IUCN, SeaBRnet (Mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển khu vực Đông Nam Á, Southeast Asia Biosphere Reserve Network) v.v.
3. UBND Thành phố Hà Nội;
4. UBND Tỉnh Quảng Ninh;
5. UBND Thành phố Hải Phòng;
6. Tổng cục Du lịch, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (Bộ VHTTDL);
7. Đài Tiếng nói Việt Nam;
8. Truyền hình Việt Nam;
9. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Bảo tàng Địa chất Việt Nam, Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Mỏ-Địa chất, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Huế, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn;
10.Các doanh nghiệp: PetroVietnam, TKV, Vietnam Airlines, Saigon Tourist, Toserco v.v. và nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản (dự kiến phối hợp với một doanh nghiệp chuyên tổ chức sự kiện).

III.2. Ban Tổ chức


1. Đại diện Lãnh đạo Bộ TNMT (Thứ trưởng) Trưởng ban
2 Đại diện Lãnh đạo UBND tỉnh Hà Giang P. Trưởng ban
3 Đại diện Lãnh đạo UBQG UNESCO Việt Nam P. Trưởng ban
4 Đại diện Lãnh đạo Viện ĐCKS P. Trưởng ban
5 Đại diện Vụ KHCN, Bộ TNMT Thành viên
6 Đại diện Vụ HTQT, Bộ TNMT Thành viên
7 Đại diện UBND Thành phố Hà Nội Thành viên
8 Đại diện UBND Thành phố Hải Phòng Thành viên
9 Đại diện UBND UBND tỉnh Quảng Ninh Thành viên
10 Đại diện Lãnh đạo BQL CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn Thành viên 4
11 Đại diện Lãnh đạo BQL DSTG Vịnh Hạ Long Thành viên
12 Đại diện Lãnh đạo BQL DTSQ Quần đảo Cát Bà Thành viên
13 Đại diện Lãnh đạo BQL DSTG Hoàng thành Thăng Long Thành viên

III.3. Ban Tư vấn Quốc tế

1 Dr. Margarete Patzak  UNESCO
2 Dr. Mahito Watanabe   APGN Advisory Committee Member, Japan
3 Prof. Changxing Long  APGN Advisory Committee Member, China
5 Prof. Guy Martini
GGN Bureau, France
6 Prof. Ibrahim Komoo
GGN Bureau, APGN Coordinator, Malaysia
7 Prof. Kyung Sik Woo
Kangwon National University, South Korea
8 Prof. Nicolas Zourous
GGN Bureau, EGN Coordinator, Greece
9 Prof. Patrick McKeever  GGN Bureau, EGN Coordinator, Ireland
10 Prof. Ross Dowling APGN Advisory Committee Member, Chair, Australian Geoparks Network
11 Prof. Zhao Xun  GGN Bureau, APGN Coordinator, China
III.3. Ban Biên tập Quốc tế

1 Claudia Eckhardt
Geo-Naturpark Bergstrasse-Odenwald, Global and European Geopark, Germany
2 Dr. Werner Janoschek Austria
3 Dr. Wesly Hill Geological Society of America, USA
5 José Brilha  University of Minho, Portugal
6  Milagros Villalba  Spain
7  Prof. Danny Wildemeersch   KUL, Vietnamese-Belgian Geopark Project Co-Promoter, Belgium
8  Prof. Jan Masschelein  KUL, Vietnamese-Belgian Geopark Project Co-Promoter, Belgium
9  Prof. Michiel Dusar Royal Belgian Institute of Natural Sciences, Vietnamese-Belgian Geopark Project Co-Promoter, Belgium
10 Prof. Mohd Shafeea Leman APGN Advisory Committee Member, Malaysia
11 Richard Watson  Marble Arch Caves Global Geopark, Ireland

III.4. Ban thư ký

Bà Đỗ Ngọc Huyền, Phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế
Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản
5 Km9+300, đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại cơ quan: 84-43-854-6709; Điện thoại di động: 0988-383-102;
Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó ; Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó

IV. QUY MÔ, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM

IV.1. Quy mô Hội nghị
− Đại biểu quốc tế (khoảng 100-150 người), gồm:
+ Đại diện UNESCO và Văn phòng UNESCO khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và Văn phòng UNESCO Hà Nội;
+ Ban điều hành GGN, APGN, EGN;
+ Ban quản lý các CVĐC Toàn cầu khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và các khu vực khác trên thế giới;
+ Ban quản lý các CVĐC tiềm năng hoặc ứng cử viên cho danh hiệu CVĐC Toàn cầu, các khu bảo tồn thiên nhiên khác quan tâm đến bảo tồn DSĐC, DLĐC, du lịch sinh thái v.v.;
+ Đại diện Đại sứ quán các nước tại Việt Nam; các tổ chức quốc tế như UNDP, UNEP, IUCN, SeaBRnet; các tổ chức NGOs hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên như FFI, Caritas v.v.;
− Đại biểu trong nước (khoảng 150 người), gồm:
+ Đại diện Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan;
+ Đại diện UBQG UNESCO Việt Nam và các ủy ban chuyên môn;
+ Đại diện UBND các tỉnh, thành phố và Ban quản lý các DSTG, DTSQ, CVĐC, các VQG và KBTTN;
+ Đại diện các doanh nghiệp, công ty du lịch, các tổ chức NGO trong nước hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên;
+ Đại diện các viện, trường đại học liên quan v.v.
− Ban Tổ chức và bộ phận phục vụ Hội nghị (khoảng 50 người);
− Tổng cộng: Khoảng 300-350 người.
IV.2. Địa điểm và thời gian tổ chức
− Địa điểm:
+ Tổ chức Hội nghị, triển lãm và các lớp đào tạo, tập huấn trước hội nghị: Thủ đô Hà Nội (dự kiến: Trung tâm Hội nghị Quốc tế số 11 Lê Hồng Phong hoặc Nhà khách Bộ Quốc phòng số 33 Phạm Ngũ Lão);

+ Tham quan thực địa: CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), DSTG Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), DSTG Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), DTSQ Quần đảo Cát Bà (Hải Phòng):
− Thời gian dự kiến: Giữa tháng 7/2011, cụ thể:
+ Ngày 16-17/7/2011 (Thứ Bảy, Chủ Nhật): Triển lãm về DSĐC và CVĐC; lớp đào tạo, tập huấn ngắn ngày về CVĐC, DLĐC; thi ảnh đẹp về DSĐC và CVĐC; thi “Hướng dẫn viên DLĐC giỏi” (2 ngày);
+ Ngày 18-19/7/2011 (Thứ Hai, Thứ Ba):
o Hội nghị chính (1 ½ ngày);
o Họp Ban điều hành GGN, APGN: ½ ngày, nửa cuối Thứ Ba 19/7/2011;
o Tham quan DSTG Hoàng thành Thăng Long (cho các đại biểu quốc tế): ½ ngày, nửa cuối Thứ Ba 19/7/2011;
o Hội thảo quốc gia hàng năm lần thứ 8 giữa BQL các DSTG, KDTSQ, CVĐC, VQG, KBTTN v.v. và diễn đàn đầu tư cho các doanh nghiệp, các công ty du lịch, lữ hành v.v.: ½ ngày, nửa cuối Thứ Ba 19/7/2011 (đại biểu quốc tế quan tâm được mời và có dịch song ngữ Anh-Việt);
+ Ngày 20-22/7/2011 (Thứ Tư-Thứ Sáu) Tham quan thực địa CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang);
+ Ngày 23-24/7/2011: Tham quan DSTG Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), DTSQ Quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) (đối với những đại biểu có thời gian); Về nước (đối với đại biểu quốc tế không còn thời gian).

V. NỘI DUNG TRIỂN KHAI

V.1. Triển lãm về DSĐC và CVĐC cùng lớp đào tạo, tập huấn ngắn ngày về CVĐC, DLĐC
V.1.1. Triển lãm về DSĐC, DLĐC và CVĐC
− Ban Tổ chức dành cho mỗi đơn vị một gian khoảng 6m2 để trưng bày các sản phẩm DLĐC, giới thiệu DSĐC và CVĐC trong thời gian 2 ngày có thu phí.
− Tổ chức cuộc thi ảnh (quốc gia/quốc tế) về DSĐC, DLĐC và CVĐC. Thành lập Ban Giám khảo (quốc gia/quốc tế). Trao giải tại Hội nghị. Trưng bày các ảnh được chọn tại Hội nghị. Thông báo về cuộc thi và thể lệ trên trang WEB của Hội nghị. Kêu gọi tài trợ quốc gia/quốc tế.
V.1.2. Đào tạo, tập huấn về DSĐC, CVĐC và DLĐC
Dự kiến 2 ngày cho khoảng 30-50 học viên, có thu phí. Chủ đề dự kiến:
− Nâng cao kỹ năng hướng dẫn DLĐC;

− Phổ cập kiến thức về DSĐC, CVĐC và DLĐC;
Tổ chức cuộc thi “Hướng dẫn viên DLĐC giỏi” ở quy mô quốc gia hoặc quốc tế. Nội dung giới thiệu về các tour DLĐC hấp dẫn. Thành lập Ban Giám khảo (quốc gia/quốc tế). Trao giải tại Hội nghị. Giới thiệu về những tour này tại Hội nghị. Thông báo về cuộc thi và thể lệ trên trang WEB của Hội nghị. Kêu gọi tài trợ quốc gia/quốc tế.
V.2. Hội nghị Quốc tế khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 2 về CVĐC với tiêu đề: “CVĐC và DLĐC phục vụ phát triển bền vững”
V.2.1. Mục tiêu
− Thúc đẩy hợp tác, liên kết giữa các CVĐC thành viên của GGN, APGN, EGN cũng như các khu vực muốn trở thành thành viên của GGN, APGN, EGN;
− Giới thiệu và thảo luận về vai trò của sáng kiến của UNESCO về CVĐC và DLĐC như là một mô hình bảo tồn và khai thác các giá trị di sản, đặc biệt là các DSĐC một cách tổng thể, phục vụ phát triển bền vững;
− Giới thiệu và thảo luận về các phương thức, cách tiếp cận trong việc xây dựng CVĐC và phát triển DLĐC;
− Khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế khác nhau, các chuyên ngành khoa học khác nhau trong việc xây dựng CVĐC và phát triển DLĐC;
− Thúc đẩy hợp tác, liên kết giữa các khu DSTG, DTSQ, CVĐC của UNESCO cũng như với các khu vực bảo tồn quốc tế và quốc gia khác (RAMSAR, Vườn Di sản ASEAN, VQG, KBTTN v.v.);
V.2.2. Nội dung
Dự kiến Hội nghị gồm 2 phiên họp toàn thể (khai mạc và bế mạc) và một số phiên chuyên đề theo các chủ đề sau (mỗi chủ đề gồm 1-3 báo cáo chính và một số tham luận/poster khác):
− Chủ đề 1: Chính sách và kết nối trong phát triển CVĐC và DLĐC (Governance and networking for geopark and geotourism development);
− Chủ đề 2: Khuyến khích sự tham gia của xã hội trong phát triển CVĐC và DLĐC (hay xã hội hóa công tác phát triển CVĐC và DLĐC) (Stakeholder involvement in geopark and geotourism development);
− Chủ đề 3: Phổ cập, quảng bá DSĐC, CVĐC và DLĐC (Communicating geopark, geoheritage and geotourism);
− Chủ đề 4: Giới thiệu về các CVĐC mới hoặc các khu vực muốn trở thành CVĐC (New and aspiring geoparks).

V.3. Họp Ban điều hành GGN và APGN
Theo thông lệ, tại mỗi hội nghị quốc tế và/hoặc khu vực, Ban điều hành GGN, APGN sẽ họp để bàn thảo về các vấn đề kết nạp thành viên mới, kế hoạch công tác sắp tới v.v. Dự kiến mỗi mạng lưới sẽ họp khoảng ½ ngày và Ban tổ chức Hội nghị có trách nhiệm bố trí phòng họp. Ngoài ra GGN, APGN còn có một số cuộc gặp song phương bên lề với nước chủ nhà, với Ban tổ chức Hội nghị hoặc với một số tổ chức, cá nhân khác. Các cuộc gặp này thường diễn ra ngoài giờ và Ban tổ chức Hội nghị có trách nhiệm bố trí phòng họp.
Theo thông lệ mỗi hội nghị thường kết thúc bằng việc ra tuyên bố chung, thông cáo báo chí v.v. Ban tổ chức Hội nghị có trách nhiệm làm việc trước với GGN và/hoặc APGN để chuẩn bị những tài liệu này.
V.4. Tham quan DSTG Hoàng thành Thăng Long (cho các đại biểu quốc tế)
Dự kiến tổ chức khoảng ½ ngày (có thể là nửa cuối ngày đầu tiên hoặc ngày thứ hai của Hội nghị chính) cho các đại biểu quốc tế. Ban tổ chức Hội nghị có trách nhiệm phối hợp với BQL DSTG Hoàng thành Thăng Long, bố trí xe đưa đón và thuyết minh, giới thiệu (bằng tiếng Anh).
V.5. Hội thảo quốc gia hàng năm lần thứ 8 giữa BQL các DSTG, KDTSQ, CVĐC, VQG, KBTTN v.v. và diễn đàn đầu tư cho các doanh nghiệp, các công ty du lịch
Hội thảo quốc gia thường niên giữa BQL các khu DSTG, DTSQ, CVĐC, VQG, KBTTN v.v. đã trở thành thông lệ và được tổ chức luân phiên ở các địa phương có các danh hiệu trên, dưới sự chỉ đạo của UBQG UNESCO Việt Nam. Tham dự Hội thảo thường có đại diện của UBND các tỉnh cùng BQL các khu vực kể trên. Địa phương đăng cai có trách nhiệm bố trí hội trường, chương trình và các công tác hậu cần khác, cùng UBQG UNESCO Việt Nam tổ chức liên hoan, chiêu đãi. Các đoàn tự trang trải kinh phí đi lại và ăn nghỉ những thời gian còn lại bằng vốn ngân sách. Tuy nhiên những hội thảo trước đây chưa động viên được các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các công ty du lịch, lữ hành v.v. tham gia.
Hội thảo quốc gia thường niên lần thứ 8 có một số điều kiện thuận lợi và mới sau:
− Các đoàn địa phương đồng thời có cơ hội tham gia Hội nghị Quốc tế khu vực Châu Á-Thái Bình Dương về CVĐC;
− Có sự tham gia của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các công ty du lịch, lữ hành đang hoạt động hoặc quan tâm đến các cơ hội đầu tư ở các khu bảo tồn nêu trên;

Dự kiến thời gian ½ ngày. Ban tổ chức có trách nhiệm bố trí hội trường và các công tác hậu cần khác đủ cho khoảng 150 người. Đại biểu quốc tế quan tâm đến nội dung này, thí dụ Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, IUCN, đại sứ quán các nước tại Việt Nam, các tổ chức NGO đang hoặc sẽ hoạt động tại các khu vực bảo tồn v.v. có thể tham dự. Ban tổ chức có trách nhiệm bố trí dịch song ngữ Anh-Việt cho sự kiện này.
V.6. Tham quan thực địa CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), DSTG Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), DTSQ Quần đảo Cát Bà (Hải Phòng)
Sau Hội nghị, Ban tổ chức có trách nhiệm phối hợp với UBND các tỉnh/thành phố và BQL các khu vực bảo tồn kể trên bố trí tham quan thực địa cho các đại biểu, gồm các hạng mục như phương tiện đi lại, phòng nghỉ, ăn uống, các dịch vụ điện thoại, internet, các thủ tục visa/hành chính để đến các địa phương, bảo hiểm v.v. Ban tổ chức có trách nhiệm thiết kế và chuẩn bị nội dung tham quan như các tài liệu hướng dẫn tham quan thực địa, phim ảnh, tờ rơi, các nghi thức chào đón, tiễn đưa v.v. Chi phí tham quan thực địa sẽ do các đại biểu (trừ đại biểu mời) trang trải thông qua Ban tổ chức hội nghị.
Dự kiến thời gian tham quan khoảng 3 ngày cho Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang). Thời gian còn lại (2 ngày) sẽ tổ chức tham quan Vịnh Hạ Long và Quần đảo Cát Bà và trở về Hà Nội.

VI. TIẾN ĐỘ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ
− Tuần 1 tháng 1/2011: Thông báo số 1, mời nộp tóm tắt và đăng ký sớm; chuẩn bị và nối mạng Internet trang Web chính thức của Hội nghị;
− Tuần 1 tháng 3/2011: Thông báo số 2, mời nộp tóm tắt chi tiết và đăng ký sớm;
− Tuần 1 tháng 5/2011: Thông báo số 3, hạn chót nộp tóm tắt, mời nộp báo cáo, trình chiếu, gửi thư mời để chuẩn bị các thủ tục visa v.v.;
− Tuần 1 tháng 6/2011: Thông báo số 4, hạn chót nộp tóm tắt chi tiết, chương trình Hội nghị;
− Tuần 1 tháng 7/2011: Thông báo cuối cùng, chương trình Hội nghị chính thức.
VII. LỆ PHÍ THAM DỰ HỘI NGHỊ
− Lệ phí đăng ký: 300$, đăng ký sớm 200$, giảm giá 50% cho sinh viên;
− Lệ phí tham quan thực địa: 100$/ngày/người, 75$/ngày/người đối với người đi cùng;
 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: