Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH" TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC..
"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Những điều kỳ quặc nhiều người không biết chỉ có thể làm ở Thụy Sĩ Những điều kỳ quặc nhiều người không biết chỉ có thể làm ở Thụy Sĩ
Thành phố cô đơn nhất Trung Quốc sở hữu vô vàn cảnh đẹp say đắm lòng người Thành phố cô đơn nhất Trung Quốc sở hữu vô vàn cảnh đẹp say đắm lòng..
Xem Tiếp...
CẢM NHẬN CỦA RIÊNG EM KHI GẶP THẦY DƯƠNG

……….Hà nội là đâu? Đấy là câu hỏi mà lúc còn nhỏ tôi thường hỏi mẹ, lúc mẹ trả lời rằng: ở chỗ Hồ gươm ấy .Ôi ! Tôi bỗng nhớ, trong đấu tôi hiện lên tháp Rùa với mặt hồ đẹp đẽ, tất cả được ghi lại bằng bức ảnh đen trắng của ông ngoại .

       Những gì tôi biết đến hà nội là cái hồ to hơn nhiều so với cái ao làng. Mãi đến năm 2008 tôi mới có dịp ra Hà Nội , sáng sớm bước xuống bến xe nước ngầm thi buổi chiều tôi đã có mặt tại Bờ hồ .Cây cầu màu đỏ,hồ rộng quá……đó là những suy nghĩ kiểm chứng của tôi về Hồ Gươm với bức ảnh đen  trắng của ông tôi , với cái vốn mà tôi có được về nó.

    Tôi như bị cái gì đó nơi đây cuốn vào,nhiều cảm giác đan xen trong người …..rồi sinh viên năm hai cũng đã trôi qua nhưng cứ mỗi lần dạo quanh hồ những cảm giác ấy lại trở về trong tôi,không biết cụ thể nó là gì nhưng gợi cho tôi niềm tự hào,nỗi thân thiện với nơi đây,nhưng cảm xúc ấy lại trở nên mãnh liệt khi tôi đến đây vào những ngày lễ của quốc gia.

……Hôm qua được gặp thầy Dương  (vị giáo sư đầu ngành nghiên cứu về văn hóa).Ngồi lặng người nghe thầy nói chuyện về lịch sử ,văn hóa Việt , văn hóa con người Hà nội tôi như trải rộng lòng mình để dược thầy giải mã những cảm giác khi mỗi lần tôi đến với Hà nội,với Hồ Gươm.

      Tôi thêm yêu Hà nội vì tôi được biết rằng : những cảm giác ấy được thêu nên từ những cảm nhận về bề dày lịch sử văn hóa về nước Việt  , về Hà nội và con người nơi đây.Tất cả là niềm tự hào rằng : Hồ gươm là của ta , của nước mình !  Niềm vui sướng được nhân lên gấp bội lần khi nghe thầy kể về mắt xích liên kết giữa Hồ gươm_Bút tháp _Văn miếu , ngẫm lại thêm phần tự hòa về các vị vua đã chọn con đường phát triển Văn Lang.

Chỉ ngồi bên thầy trong ít tiếng đồng hồ nhưng những gì thầy giưởi gắm thì không ít tẹo nào,thầy đã chỉ cho chúng tôi con đường về với lịch sử về với cội nguồn ,thầy nhen cho mỗi người một cảm xúc riêng , những suy nghĩ riêng nhưng qua ánh mắt mọi người tôi thấy được niềm tự hào đang trỗi dậy mãnh liệt và ai cũng như đang dặn mình phải cố gắng nhiều hơn , cố gắng làm  một điều gì đó…….Rồi cuộc nói chuyện kết thúc bằng nhưng cái bắt tay thắm thiết , trong sự ngưỡng mộ của mỗi người về Thầy.

….Rời căn phòng của thầy _một chuyên gia đầu ngành nghiên cứu văn hóa khoa học nụ cười tôi như không được tươi nữa khi trở lại với cuộc sống đời thường , ngồi trong xe buýt nhìn ra đường phố qua ô cửa sổ tôi tự hỏi rằng :trong biết bao con người ngồi trên đủ loại phương tiện chen nhau ấy những ai đã biết , đã hiểu về văn hóa nước mình , về Hà nội..? tôi lặng đi vì chính tôi cũng biết được rằng : “rất hiếm hoi” .Họ đang đi tìm cái gì? Hay họ đang cố làm mình “thích nghi” như giáo sư đè cập .Buồn ! cái buồn như của bao nhiêu người mà như đổ dồn về mỗi mình vậy, tôi thoáng nghĩ nếu không gặp thầy thì mình cũng vậy ???? Không!

    Tôi đang là thành viên của Du Lịch Xanh, tôi phải làm nhiều, nhiều chứ ,thật nhiều để góp phần những lời giảng của thầy đến với những người đang đi dưới kia , dưới lòng đường thành phố và gia đình họ . Để đan mình thêm yêu nước mình ! và nụ cười lại được nở trên khuôn mặt tôi , mong rằng nụ cười ấy sẽ luôn được giữ mãi trong tôi , khi tôi nghĩ về câu lạc bộ nghĩ về những công việc mà tôi được thực hiện với các bạn bè, anh chị thân mến!
 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: