Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

“Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững “Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững
Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học liên ngành". Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học..
"Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành "Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế
Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland
Xem Tiếp...
PHÁT TRIỂN LỄ HỘI THÀNH SẢN PHẨM DU LỊCH
Phát triển lễ hội thành sản phẩm du lịch

Trong vòng 10 năm trở lại đây, lễ hội phục hồi và phát triển mạnh mẽ, thu hút được sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Sinh hoạt lễ hội đã góp phần làm cho sản phẩm du lịch Việt Nam trở nên phong phú và đa dạng hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành Du lịch, thì sinh hoạt lễ hội cũng đã bộc lộ không ít những hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới.

Những nét khái quát về lễ hội

 

Nếu lễ tết là một hệ thống phân bổ theo thời gian thì lễ hội là hệ thống phân bố theo không gian. Mỗi vùng, miền đều có những lễ hội riêng của mình. Các lễ hội Việt Nam chủ yếu tập trung vào mùa xuân và mùa thu là thời gian mà công việc ruộng vườn đã hoàn tất. Lễ hội bao gồm hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ mang tính chất tâm linh có ý nghĩa tạ ơn và cầu xin (tạ ơn các vị thần thánh đã phù hộ cho dân làng trong năm qua và cầu xin các vị tiếp tục giúp đỡ trong năm tới). Phần lễ bao gồm các nghi thức được tiến hành theo một trình tự chặt chẽ nghiêm ngặt có tính bắt buộc: lễ mộc dục (lễ tắm tượng hay thần vị), lễ tế gia quan (nghi thức mặc áo, đội mũ cho tượng thần), lễ rước, lễ tế thần, lễ khai hội và cuối cùng là lễ tế giã đám.

 

Phần hội gồm các trò chơi giải trí hết sức phong phú. Xét về nguồn gốc, phần lớn các trò chơi này đều xuất phát từ những ước vọng thiêng liêng của cư dân nông nghiệp, bao gồm các trò chơi thể hiện ước vọng cầu mưa như các trò chơi tạo ra tiếng nổ mô phỏng tiếng sấm trong hội mùa xuân để nhắc trời làm mưa (thi đốt pháo, ném pháo, đánh pháo đất). Xuất phát từ ước vọng cầu an là các trò chơi thi thả diều vào các hội mùa hè, mong gió lên, nắng lên để nước lụt mau rút xuống. Xuất phát từ ước vọng phồn thực bao gồm các trò chơi cướp cầu thả lỗ, đánh đáo ném còn, nhún đu, bắt chạch trong chum. Xuất phát từ ước vọng rèn luyện sự nhanh nhẹn, tháo vát là các trò chơi thi thổi cơm, thi luộc gà, thi dọn cỗ, thi bắt lợn, thi dệt vải, thi leo cầu vồng…

 

Như vậy, lễ hội là sự tổng hợp uyển chuyển của cái linh thiêng (lễ) và cái trần thế (hội).

 

Phân loại lễ hội

Hiện nay, nước ta có gần 9000 lễ hội lớn nhỏ khác nhau được phân chia thành 3 loại lễ hội chính: lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên, lễ hội liên quan đến cuộc sống liên quan đến môi trường xã hội và lễ hội liên quan đến đời sống cộng đồng.

 

Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên là các ngày hội nghề nghiệp trong đó quan trọng nhất là các lễ hội nông nghiệp bao gồm các lễ hội cầu mưa, chống hạn. Ngoài ra còn có những lễ hội các nghề thủ công nghiệp như các nghề đúc đồng, nghề làm trống, nghề dệt vải, nghề rèn, nghề pháo...

 

Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với môi trường xã hội là những lễ hội ca ngợi các anh hùng dân tộc giữ nước và dựng nước như lễ hội đền Hùng - giỗ tổ Hùng Vương vào 10/3 âm lịch, lễ hội đền Hai Bà Trưng (Hà Nội)  vào ngày 3/2; lễ hội đền Kiếp Bạc kỷ niệm ngày mất của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn; lễ hội Đống Đa (Hà Nội) kỷ niệm chiến thắng của Quang Trung...

Lễ hội liên quan đến đời sống cộng đồng là các lễ hội tôn giáo và lễ hội văn hóa cộng đồng.

Lễ hội tôn giáo gồm các lễ hội chùa Hương (Mỹ Đức - Hà Tây), hội chùa Tây Phương (Thạch Thất - Hà Tây), lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)…

 

ý nghĩa của lễ hội

 

- Lễ hội là một phần quan trọng trong nền văn hóa Việt Nam, chứa đựng trong nó bản sắc văn hóa dân tộc của con người Việt Nam. Lễ hội là dịp con người được trở về với cội nguồn tự nhiên, dân tộc của mỡnh; được giãi bày phiền muộn, lo âu cầu mong thần linh giúp đỡ chở che.

 

- Lễ hội thể hiện sức mạnh cộng đồng làng xã, địa phương hay rộng hơn là quốc gia dân tộc. Người dân thờ chung các vị thần đều có chung mục tiêu đoàn kết để vượt qua gian khổ, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.

 

- Lễ hội thể hiện nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ giá trị vật chất tinh thần của mọi tầng lớp dân cư, là hình thức giáo dục chuyển giao cho các thế hệ sau biết giữ gìn thừa kế và phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc.

 

 Thực trạng du lịch lễ hội tại Việt Nam

 

Hoạt động du lịch lễ hội trong thời gian qua đã đạt được một số thành công ban đầu như sau:

 

- Công tác tôn tạo cơ sở vật chất, các di tích lịch sử văn hóa gắn với lễ hội, các làng nghề truyền thống được khơi dậy và từng bước phát triển.

- Công tác tổ chức lễ hội, quản lý các lễ hội ngày càng được tăng cường. Việc thanh tra, kiểm tra lễ hội và các hoạt động văn hóa dịch vụ văn hóa được đẩy mạnh, giúp chấn chỉnh những sai phạm trong hoạt động lễ hội.

- Một số lễ hội đặc sắc được tổ chức thành công ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

- Việc khôi phục lễ hội dân gian, trong đó có lễ hội dân gian của các dân tộc thiểu số được chú trọng.

- Thông qua lễ hội, các thế hệ người Việt hiểu hơn về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc từ đó nâng cao lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Lễ hội đã giúp cho du khách quốc tế thay đổi những nhận thức trước đây về Việt Nam. Nhận thức này đã tạo điều kiện cho ngành Du lịch Việt Nam phát triển.

 

Bên cạnh những mặt tích cực, du lịch lễ hội cũng đã bộc lộ những tồn tại nhất định đó là:

 

- Nhiều di tích đã biến dạng do bị lấn chiếm hoặc tu bổ không hợp lý. Chẳng hạn, mới đây Cục Di sản Văn hóa thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã buộc Ban Quản lý khu di tích chùa Dâu (Bắc Ninh) ngừng việc xây dựng cổng chùa Dâu do công trình này làm biến dạng khu di tích, vi phạm nghiêm trọng Luật Di sản.

- Thực tế hiện nay, có không ít người đi lễ hội nhưng không có hiểu biết về nơi mình đến, về lễ hội mà mình tham gia, về nhân vật lịch sử mà mình đang dự lễ tôn vinh tưởng nhớ, nên mặc trang phục không phù hợp.

 - Một số lễ hội rơi vào tình trạng mê tín dị đoan. Xu hướng thương mại hóa các lễ hội đã dẫn đến nguy cơ phai mờ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, tạo ra những biểu hiện tiêu cực, thiếu lành mạnh trong tổ chức hoạt động lễ hội, hiện tượng nâng giá hàng hóa, dịch vụ đối với du khách.

- Sự lãng phí tiền của ở các lễ hội: quần áo nghi lễ, các loại hương khói, vàng mã đã tiêu phí một số tiền không nhỏ. Theo thống kê hàng năm, cả nước đốt cháy khoảng 350 tỷ đồng vàng mã.

- Vấn đề rác thải làm ô nhiễm môi trường, tệ nạn cờ bạc phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau.

- Hoạt động quảng bá sản phẩm đặc trưng của từng vùng, miền, địa phương và những nét văn hóa du lịch đặc trưng chưa được chú trọng.

- Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch lễ hội cho du khách quốc tế còn thiếu và yếu do đó chưa truyền tải được hết các giá trị văn hóa, lịch sử của lễ hội cho du khách.

 

 Một số giải pháp phát triển du lịch lễ hội

 

- Trong phần lễ chỉ nên giữ những nghi lễ đặc trưng, lược bỏ những thủ tục rườm rà mất nhiều thời gian, tránh rơi vào mê tín dị đoan. Tăng cường phát triển các hoạt động trong phần hội bằng cách khôi phục các trò chơi dân gian đặc trưng, tạo ra không gian mở để khách du lịch có thể trực tiếp tham gia vào những trò chơi và hoạt động của lễ hội. Kết hợp với các hoạt động khác như múa rối nước, hát quan họ, hát giao duyên…

- Kết hợp với lễ hội mở các cuộc triển lãm, gian hàng bán đồ lưu niệm, những sản phẩm độc đáo, đặc sản của địa phương.

- Sân khấu hóa lễ hội một cách linh hoạt, hợp lý, chọn sự kiện tiêu biểu có giá trị văn hóa cao đưa vào lễ hội, tìm nét riêng độc đáo của từng vùng miền, nhằm khác biệt hóa sản phẩm của từng địa phương.

- Tạo điều kiện cho du khách đi lại và ăn ở thuận lợi, an toàn, đảm bảo an ninh trật tự và đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm cho du khách trong quá trình lưu trú và tham gia vào các hoạt động của lễ hội.

- Coi trọng việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch lễ hội, để họ có đủ kiến thức và kỹ năng truyền tải được nội dung và ý nghĩa của các lễ hội cho du khách đặc biệt là du khách quốc tế. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục để mọi tầng lớp nhân dân hiểu được ý nghĩa văn hóa lịch sử của các lễ hội từ đó nâng cao ý thức bảo tồn các di tích, bản sắc văn hóa của dân tộc. 

- Đẩy mạnh việc xúc tiến quảng bá du lịch lễ hội một cách thường xuyên và có hiệu quả.

 

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đình Hòa: Giữ gìn và làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc để phát triển du lịch bền vững. Tạp chí kinh tế và phát triển số 117 tháng 3 năm 2007

2. Trần Ngọc Thêm: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam  - NXB TP Hồ Chí Minh 3-2001

3. Trần Quốc Vượng: Văn hóa Việt Nam - Tìm tòi và suy  ngẫm - NXB Văn học 2003

4. http:// www.Lehoivietnam. gov. vn.

* Khoa Du lịch và Khách sạn - Đại học Kinh tế Quốc dân

 

                                                     TS. NGUYỄN ĐÌNH HÒA

 
Nguồn: vtr.org.vn 
 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: