Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH" TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC..
"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Hòn đảo tặng dê miễn phí cho bất kỳ du khách nào bắt được Hòn đảo tặng dê miễn phí cho bất kỳ du khách nào bắt được
Lạ lùng chuyến bay hành khách không biết nơi đến Lạ lùng chuyến bay hành khách không biết nơi đến
Xem Tiếp...
LÀNG CHUYỂN ĐỘNG

(Kienviet.net) KTS Đỗ Trung Kiên, ứng viên Việt Nam vừa đạt giải Khuyến khích trong cuộc thi quốc tế Self-sufficient, Barcelona 2009 cho rằng: Ý tưởng hay có thể xuất phát từ những điều rất đơn giản, thậm chí là có thể sử dụng ý tưởng của người khác. Nhưng khi bạn phát triển ý tưởng đó trong hoàn cảnh và tư duy của mình thì nó sẽ trở thành những ý tưởng hay và độc đáo. 

Xem bài: Việt Nam giành giải trong cuộc thi kiến trúc AAC lần thứ 3

Họ và tên: Đỗ Trung Kiên

Năm sinh:  1981

Nghề nghiệp: Kiến trúc sư

Công ty: RSP Architects, Singapore

Giải thưởng:         

Giải Ba giải thưởng kiến trúc quốc gia năm 2007;

Giải khuyến khích cuộc thi quốc tế Self-sufficient, Barcelona năm 2009, phương án “Làng chuyển dộng”

 

 

Nhận xét của Ban giám khảo dành cho bài đạt giải khuyến khích của KTS Đỗ Trung Kiên đến từ Việt Nam:Làng chuyển động” đưa ra ý tưởng một thành phố nổi trên mặt biển Việt Nam, trong đó hình khối kiến trúc tương phản với không gian tự nhiên xung quanh, tìm lời giải cho câu hỏi “Có thể xây dưng mô hình sinh sống trên mặt biển?”, và nó sẽ có ảnh hưởng tích cực đến những thành phố có cư dân sống trên biển.

 

 

 Kienviet.net thực hiện bài phỏng vấn anh sau khi tác phẩm được giải. 

Phương án có thể giúp hàng triệu dân VN vùng sông nước 

 

Duyên cớ nào anh tham gia cuộc thi này?

 KTS Đỗ Trung Kiên: Cuộc thi Self-Sufficient là một cuộc thi có uy tín và quy mô được tổ chức 2 năm một lần do Học việc Kiến trúc Barcelona (ICCA) tổ chức, với thành phần BGK là các nhà KTS nổi tiếng, các hiệu trưởng của các trường đại học kiến trúc hàng đầu trên thế giới. 

Tôi biết đến cuộc thi này khi đang tìm hiểu một số đồ án do các sinh viên ICCA thực hiện. Khi cuộc thi lần thứ 3 được tổ chức (2009) cũng là lúc tôi đang có sẵn ý tưởng về thiết kế một cộng đồng “nổi” trên mặt nước cho ngư dân Việt Nam. Do vậy tôi đã quyết định gửi phương án của mình để tham gia cuộc thi này. 

Ý tưởng xây dựng “thành phố nổi” đến với anh từ đâu? 

 

KTS Đỗ Trung Kiên: Lần đầu tiên đến Vịnh Hạ Long trong một chuyến tham quan tôi đã được chứng kiến cuộc sống của những ngư dân ở đây trên những ngôi nhà “thuyền”,  tôi đã có ý tưởng về một cộng đồng dân cư sinh hoạt trên mặt nước nhưng ở mức độ tổ chức cao hơn và bền vững hơn.

 Hơn thế nữa trong khi thế giới đang phải hứng chịu những thiên tai liên tiếp, kiến trúc đã và đang góp phần không nhỏ giúp đỡ con người chống chọi với thiên tai, ví dụ những dự án của MVRDV đang thực hiện ở New Orleans (Mỹ) sau cơn bão Katrina năm 2005  hay của Cameron Sinclair(Architecture for humanity) đang có mặt ở khắp nơi trên thế giới để giúp đỡ người nghèo. Với phương án của mình, tôi hy vọng mình cũng đóng góp một phần giúp đỡ những người dân nghèo Việt nam có một mái ấm tốt hơn. 


 

Anh có cho rằng phương án này không phải chỉ là lý thuyết, mà có thể áp dụng được ở Việt Nam không? 

KTS Đỗ Trung Kiên: Về mặt lý thuyết hoàn toàn có thể xây dựng được những “cộng đồng nổi” trên mặt nước cho các dân cư sinh sống ở ven biển và vùng sông nước bởi thực chất chúng ta cũng đã có những mô hình này và nó vẫn đang tồn tại trên khắp đất nước. Trong phương án của mình, tôi chỉ nghiên cứu lại những cụm ngư dân này và làm cho nó trở nên linh hoạt hơn bằng cách sử dụng những mô đun hình lục giác. 

Tuy nhiên để một ý tưởng mang tính khả thi trở thành hiện thực không phải là một điều đơn giản, nhất là trong hoàn cảnh nước ta hiện nay. Khi chúng ta còn chưa chú ý đến sự phát triển bền vững, nhà ở xã hội không mang lại lợi ích cho nhà đầu tư và người nghèo không được quan tâm đúng mức thì những ý tưởng như của tôi sẽ mãi vẫn ở trên giấy.

 Tôi tin rằng kết cấu của những ngôi làng nổi này không những có thể được áp dụng ở Hạ Long mà còn có thể sử dụng trên những vùng thường xuyên xảy ra lũ lụt ở Việt Nam. Các đơn nguyên có khả năng “tách”, “nhập” sẽ tạo ra một khối vững chắc đương đầu với thiên tai. 

Tôi tin rằng, phương án này có thể thành công, và sẽ làm thay đổi cuộc sống của hàng triệu người dân VN đang sống bằng nghề sông nước. 

KTS Việt Nam không yếu kém về tri thức, nhưng….

 


 Là một KTS làm việc ở nước ngoài, anh đánh giá thế nào về sự phát triển đô thị trong nước? 

KTS Đỗ Trung Kiên: Sự phát triển đô thị ở Việt Nam giống như một con thuyền không người lái, để dòng nước cuốn trôi và không biết đi về đâu. Có 3 lý do:

 Việt Nam là một nước đang trong giai đoạn đầu phát triển, khó khăn chồng chất về tài chính cũng như nhân lực cho nên việc quản lý đô thị không thể như mong muốn. 

Chúng ta đang thừa hưởng những di sản kém chất lượng của những thế hệ đi trước nên việc định hướng lại đường lối cũng sẽ mất nhiều thời gian và công sức.

 Cũng phải tự trách mình kém cỏi bởi vì trong vòng 10 năm trở lại đây bộ mặt đô thị ở các thành phố lớn của Việt Nam hầu như không có sự biến đổi mang tính đột phá, có thể nói là tồi tệ đi bởi vì cơ sở hạ tầng không bắt kịp với sự phát triển quá nóng. 

Với lợi thế rất lớn là đang sống trong một thế giới phát triển nơi mà hầu hết các mô hình về sự phát triển đô thị đã được thử nghiệm và kiểm chứng, tại sao không thể tìm được mô hình phù hợp cho Việt Nam? Bên cạnh đó, việc không quyết định được tổng mặt bằng qui hoạch tổng thể mang tính chiến lược dài hạn như kim chỉ nam của mọi hành động thì cho dù cố gắng nỗ lực đến đâu thì cũng sẽ vẫn là chắp vá. 

 

Anh cho rằng, để đô thị VN được như nơi anh đang sống (Singapore), về chuyên môn, các KTS Việt Nam cần gì?

 KTS Đỗ Trung Kiên: Về cơ sở hạ tầng giao thông đô thị hiện tại, Singapore đã đạt đến mức độ hoàn thiện, mặc dù vậy họ vẫn đang tiếp tục phát triển những dự án cho tương lai.

 KTS hành nghề ở Singapore làm việc trong một môi trường tiến bộ, nơi KTS có thể đối thoại với nhà trức trách để tìm giải pháp cho thiết kế, nơi mà chỉ mất 10 giây để có thể xem được chi tiết quy hoạch tổng thể, nơi mà kiến trúc sư được trợ giúp bởi vật liệu kỹ thuật cao.

 Để Việt Nam đạt được một đô thị như Singapore, vấn đề không nằm ở khả năng của KTS mà là ở tầm lãnh đạo vĩ mô, KTS như là xúc tác để vận hành và phát triển nền tảng đã có lên mức cao hơn.


 

 

 

“KTS Việt Nam không hề yếu kém về mặt tri thức nhưng còn thiếu chuyên nghiệp, có ý tưởng nhưng không thể thực hiện, có tài năng nhưng không được khách hàng tôn trọng và công nhận, có đóng góp cho xã hội nhưng không được bảo vệ…. Đó là những thách thức lớn đối với KTS trong nước nếu muốn hội nhập với quốc tế”. – KTS Đỗ Trung Kiên

KTS Việt Nam không hề yếu kém về mặt tri thức nhưng còn thiếu chuyên nghiệp, có ý tưởng nhưng không thể thực hiện, có tài năng nhưng không được khách hàng tôn trọng và công nhận, có đóng góp cho xã hội nhưng không được bảo vệ…. Đó là những thách thức lớn đối với KTS trong nước nếu muốn hội nhập với quốc tế.

 Anh có lời khuyên nào dành cho các KTS trong nước khi tham gia các cuộc thi quốc tế?

 KTS Đỗ Trung Kiên: Điều quan trọng nhất trong một cuộc thi trong nước hay quốc tế tất nhiên đó là ý tưởng. Những ý tưởng mới mang tính đột phá sẽ được chú ý và đánh giá cao.

 Từ kinh nghiệm bản thân, tôi nhận thấy những ý tưởng hay có thể xuất phát từ những điều rất đơn giản, thậm chí là có thể sử dụng ý tưởng của người khác bởi vì để tìm được một ý tưởng mà chưa ai trên thế giới đã nghĩ ra tại thời điểm thế kỷ 21 này không khác gì “mò kim đáy bể”. Nhưng khi bạn phát triển ý tưởng đó trong hoàn cảnh và tư duy của mình thì nó sẽ trở thành những ý tưởng hay và độc đáo.

 Chân thành cảm ơn anh!

 Nguyên Nhung (Thực hiện)

 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: