Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

“Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững “Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững
Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học liên ngành". Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học..
"Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành "Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế
Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland
Xem Tiếp...
PHẢI CHO DU KHÁCH THẤY ĐƯỢC VẺ ĐẸP HUẾ TRONG MƯA

Chọn du lịch làm lối đi chính cho Thừa Thiên - Huế, lãnh đạo chính quyền Thừa Thiên - Huế nhận định ra sao về chuyện sống và làm ăn dưới những cơn mưa dầm? Ông Ngô Hòa, phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, chia sẻ góc nhìn và đề nghị của nhiều chuyên gia về mưa Huế.

 

 

Ông Ngô Hòa - Ảnh: Thái Lộc
Chọn du lịch làm lối đi chính cho Thừa Thiên - Huế, lãnh đạo chính quyền Thừa Thiên - Huế nhận định ra sao về chuyện sống và làm ăn dưới những cơn mưa dầm? Ông Ngô Hòa, phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, chia sẻ góc nhìn và đề nghị của nhiều chuyên gia về mưa Huế.

* Khi bàn luận về việc sống và làm ăn dưới cơn mưa dầm xứ Huế, nhiều ý kiến đã tựu trung: phải tận dụng mặt thuận lợi của nó, để sống và làm ăn một cách chủ động. Lãnh đạo chính quyền tỉnh chia sẻ quan điểm này tới đâu, thưa ông?

- Trước hết phải thừa nhận rằng mưa dầm là nỗi khó nhọc cho sinh hoạt của người dân và là sự bất lợi cho kinh doanh, sản xuất, nhất là nông nghiệp và các hoạt động sản xuất ngoài trời. Nhưng nhiều người vẫn nói nếu Huế không có mưa dầm thì không phải là Huế.

Cũng chính do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt mà sinh ra đức tính cần cù, chịu khó, làm ăn căn cơ của người dân miền Trung nói chung, người Huế nói riêng. Khí hậu mưa nhiều đã sinh ra một vùng rừng xanh quý giá Bạch Mã - Hải Vân, những cơn mưa dầm dề ấy cũng góp phần tạo ra những di sản phi vật thể độc đáo của Huế, đó là âm nhạc, thi ca đậm màu sắc thơ mộng, lãng mạn... Điều đó cho thấy mưa không chỉ là bất lợi của Huế. Vấn đề là người quản lý, các nhà kinh doanh, các đơn vị sản xuất phải biết cách thích nghi với điều kiện tự nhiên để làm ăn một cách bền vững.

Trách nhiệm của UBND tỉnh là định hướng, còn các doanh nghiệp và người dân phải biết cụ thể hóa cách làm ăn thích nghi với tự nhiên. Tất nhiên, chính quyền phải lo đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở để phục vụ việc làm ăn của người dân và các nhà đầu tư. Đến nay, tỉnh đã đầu tư rất lớn cho hệ thống đường giao thông, kết nối giữa trung tâm với miền núi, đầm phá, ven biển, đảm bảo thông suốt trong mọi điều kiện thời tiết, không chỉ cho dân sinh mà còn đảm bảo cho phát triển kinh tế.

* Nhiều ý kiến cho rằng du lịch là ngành kinh tế duy nhất có thể biến mưa - cái bất lợi - thành sản phẩm độc đáo của Huế. Là phó chủ tịch phụ trách du lịch của tỉnh, ông nghĩ sao về nhận định này?

- Tôi nghĩ nhận định như thế về cơ bản là đúng. Trong trận lụt lớn năm 2007, tôi đi kiểm tra ở khách sạn Century, thấy du khách vẫn vô tư bơi trong hồ và ngồi trên bờ ngắm sông trong mưa. Họ nói với tôi rằng được nhìn cảnh dòng nước sông Hương dữ dội như thế cũng thú vị lắm.

Mùa mưa Huế cũng là mùa cao điểm đón du khách quốc tế, các khách sạn cao cấp ở Huế vẫn đông khách từ nay đến tháng 4 năm sau. Họ từ các nước xứ lạnh đến đây để nghỉ đông, để tránh cái rét và băng giá. Nhiệt độ 14-15°C của Huế đối với họ là ấm áp và nhiều du khách nói họ rất thích cái mưa rất thú vị này. Điều đó cho thấy nếu người làm du lịch Huế biết cách khai thác thì mưa sẽ là một sản phẩm thú vị. Nhà lữ hành phải xây dựng tour, tuyến phù hợp với mùa mưa.

Các khách sạn, nhà hàng phải biết tạo ra sản phẩm mùa mưa khác với mùa nắng. Hướng dẫn viên phải biết cách thuyết minh cho khách nhìn thấy vẻ đẹp thơ mộng, sâu lắng của Huế trong mưa. Phải có các phương tiện che mưa cho khách như áo mưa, ô, hành lang, xe chuyên chở... Làm như thế thì quanh năm lúc nào cũng có khách.

* Nhưng UBND tỉnh đã có định hướng cụ thể nào cho các doanh nghiệp về vấn đề này chưa, thưa ông?

- Chúng tôi sẽ yêu cầu Sở Văn hóa - thể thao và du lịch nghiên cứu về vấn đề này, lấy ý kiến của các doanh nghiệp du lịch để tham mưu cho UBND tỉnh nhằm có những định hướng cụ thể hơn về cách làm du lịch trong mùa mưa. Tôi rất muốn Sở Văn hóa - thể thao và du lịch năng động hơn trong vấn đề này. Tất nhiên, điều quan trọng là Nhà nước phải chăm lo hoàn thiện cơ sở hạ tầng, còn việc tạo ra sản phẩm du lịch là vai trò của nhà đầu tư.

* Có người đưa ra ý tưởng tổ chức festival mưa Huế vào mùa mưa dầm cuối năm, coi đó là cách để thành phố festival này quanh năm đều có lễ hội. Ông nghĩ sao về ý tưởng này?

- Đó là một ý tưởng rất lãng mạn, đầy suy tư và chia sẻ với Huế. Nhưng quả thật là không đơn giản chút nào. Muốn làm được sản phẩm này, cần phải có sự đồng cảm từ các doanh nghiệp du lịch và du khách. Họ phải thật sự nhìn thấy được vẻ đẹp cũng như giá trị của mưa Huế. Tuy nhiên, tôi đồng ý là đã đến lúc phải đặt vấn đề khai thác du lịch mùa mưa Huế, quảng bá cho du khách về vẻ đẹp thâm trầm sâu lắng của Huế trong mưa.

* Xin cảm ơn ông.

MINH TỰ - THÁI LỘC - ĐÌNH TOÀN - QUỐC THANH thực hiện

 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: