Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN" ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH" TỌA ĐÀM "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN: GÓC NHÌN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC..
"CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH "CHỮA LÀNH VỚI THIÊN NHIÊN": GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Tọa độ check-in siêu hot: Một ngày hóa thân thành Ninja tại công viên Naruto Tọa độ check-in siêu hot: Một ngày hóa thân thành Ninja tại công viên Naruto
Khám phá những công viên giải trí thú vị nhất hành tinh Khám phá những công viên giải trí thú vị nhất hành tinh
Xem Tiếp...
MƯA CÓ THỂ TRỞ THÀNH SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỘC ĐÁO CỦA HUẾ

Điều kiện tự nhiên bất lợi luôn luôn là nỗi ám ảnh đối với bất kỳ điểm du lịch nào ở VN. Với cách nhìn thông thường, mưa Huế là một hiện tượng thiên nhiên rất bất lợi, vì vào mùa mưa lụt, số lượng khách đến Huế sụt giảm, gây thất thu nhiều cho du lịch Huế.

 

Các nghệ sĩ của Nga biểu diễn trong mưa Huế
(ảnh chụp vào đêm khai mạc Festival Huế 2010) - Ảnh: Hoàng Thạch Vân

Hãy nhìn mưa Huế dưới những khía cạnh khác sẽ thấy rất nhiều giá trị tiềm ẩn từ mưa mà từ trước đến nay chúng ta chưa khai thác. Những cơn mưa triền miên lại là một phần không thể thiếu trong bức tranh trầm mặc, hoài cổ của cố đô. Mưa Huế là nguồn cảm hứng vô tận đối với những người làm nghệ thuật, kích thích đời sống nội tâm của con người (hoài niệm, chiêm nghiệm, triết lý). Mưa làm các hoạt động vui chơi ngoài trời bị chậm lại, thì lại giúp các hoạt động giải trí trong nhà phát triển, tạo điều kiện cho khách du lịch giao lưu, chia sẻ và gần gũi nhau hơn. Mưa nhỏ thích hợp với nhu cầu tĩnh tâm, thiền định, thưởng thức âm nhạc, thơ ca, uống trà hay cà phê...

Trên cơ sở phân tích nhiều khía cạnh thuận lợi từ mưa Huế, các chuyên gia nghiên cứu của Liên hiệp Khoa học phát triển du lịch bền vững (STDe) đã bước đầu đề xuất một số ý tưởng về hệ thống sản phẩm du lịch có thể khai thác thích ứng với mưa. Đó là tổ chức các tuyến, điểm du lịch tham quan phù hợp với việc thưởng thức cảnh quan cố đô Huế trong những ngày mưa.

Các tuyến đi dạo dọc sông Hương với nhiều điểm ngắm mưa lý tưởng như đồi Vọng Cảnh, lầu Ngũ Phụng (Ngọ Môn), đỉnh núi Ngự Bình, tầng cao các khách sạn dọc sông Hương... Xây dựng các điểm dừng trú mưa trên các tuyến đường đi dạo với phong cách kiến trúc phù hợp với cảnh quan của thành phố di sản.

Cần quy hoạch và thiết kế hệ thống khách sạn và quán cà phê mang chủ đề về mưa. Các không gian để ngắm mưa, nghe mưa và thưởng thức nhiều giá trị tinh tế khác của mưa cần phải trở thành chủ đề trong việc thiết kế nội ngoại thất của các khách sạn và quán cà phê theo phong cách lãng mạn Huế. Cũng nên phát triển mạnh các loại hình vui chơi giải trí trong nhà như biểu diễn thơ ca, âm nhạc, triển lãm, giao lưu văn hóa thông qua các lớp dạy nấu ăn, dạy vẽ tranh...

Khai thác hệ thống chùa và nhà vườn ở Huế để trở thành các không gian lý tưởng cho du khách có nhu cầu tĩnh tâm, thiền định trong những ngày mưa, đồng thời tổ chức hệ thống nhà hàng phục vụ các món ăn phù hợp với ngày mưa. Mưa sẽ giúp khách du lịch có thêm thời gian để thưởng thức sự tinh tế của các món ăn cầu kỳ của Huế.

Bên cạnh đó là thiết kế, tạo dáng đa dạng và hấp dẫn cho các loại hàng hóa và đồ lưu niệm mang đặc thù mưa Huế như nón, ô, áo mưa..., thiết kế, tạo dáng cho các phương tiện vận chuyển khách du lịch mang đặc thù của mưa Huế như xích lô, thuyền rồng...

Đối với chính quyền Thừa Thiên - Huế, để các sản phẩm dịch vụ du lịch từ mưa mà chúng tôi nêu ra trên đây được xâu chuỗi bài bản thành một hệ thống sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn và có chất lượng cạnh tranh cao, UBND tỉnh cần nhanh chóng xây dựng một đề án nghiên cứu tổng thể để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù này. Tránh tình trạng phát triển manh mún, không hiệu quả do thiếu tri thức, thiếu tầm nhìn và thiếu sự phối hợp liên kết đồng bộ giữa các doanh nghiệp, nhà quản lý và cộng đồng dân cư.

TS NGUYỄN THU HẠNH
(Chủ tịch Liên hiệp Khoa học phát triển du lịch bền vững)

 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: