Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

“Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững “Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững
Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học liên ngành". Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học..
"Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành "Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Thành cổ Fatehpur Sikri - tuyệt tác nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ Thành cổ Fatehpur Sikri - tuyệt tác nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ
Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế
Xem Tiếp...
Chọn đúng giá trị cốt lõi để định vị thương hiệu du lịch
Chọn đúng giá trị cốt lõi để định vị thương hiệu du lịch

19/4/2021

Việc định vị thương hiệu đô thị du lịch ở các địa phương hiện khá chậm và chưa đồng bộ. Hầu hết địa phương mới chỉ liệt kê được sản phẩm du lịch mà chưa chỉ ra được điểm nhấn. Giới chuyên gia cho rằng, để sớm định vị thương hiệu du lịch, các địa phương phải xác định được giá trị cốt lõi và cần đến nguồn vốn xã hội hóa.
 


Hầu hết địa phương chưa lựa chọn được giá trị để nâng tầm thành hình ảnh đặc trưng
Nguồn: ITN

Chưa tìm được điểm nhấn

Trong Đề án điều chỉnh quy hoạch chung Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045 vừa được công bố, TP Đà Nẵng sẽ quy hoạch khu vực riêng ở quận trung tâm Hải Châu, giữ lại từng nét văn hóa, nếp nhà, ngành nghề buôn bán truyền thống của cư dân để làm “bảo tàng sống”. Nơi đây bao gồm một phần khu dân cư các tuyến đường Hùng Vương, Phan Châu Trinh, Hoàng Diệu, Ngô Gia Tự, Trần Bình Trọng, Triệu Nữ Vương và Lê Đình Dương với tâm điểm là đình làng Hải Châu. Ở khu vực được quy hoạch sẽ hạn chế xây dựng nhà cao tầng, tránh phá vỡ cảnh quan và giúp giữ lại lối sinh hoạt truyền thống, định hình đây là khu phố cũ trung tâm thành phố.
Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng Huỳnh Đình Quốc Thiện cho rằng, ý tưởng này "quá hay và hài hòa", giúp tạo lập một đô thị hiện đại có tính kế thừa giữa quá khứ, hiện tại với tương lai. Xây dựng “bảo tàng sống” cũng là cách tạo ra điểm nhấn trong sản phẩm du lịch. Các di sản trong "bảo tàng sống" sẽ trở thành "điều không thể thiếu" với du khách khi đến Đà Nẵng. 
Theo TS Nguyễn Thu Hạnh, Chủ tịch Liên hiệp Khoa học phát triển du lịch bền vững (STDe), phát triển thương hiệu du lịch địa phương đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai thương hiệu du lịch quốc gia. Đặc biệt, sau khi Chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam đến năm 2025 được phê duyệt vào năm 2016 thì khâu triển khai cấu trúc thương hiệu theo tầng bậc từ cấp quốc gia, xuống vùng, tỉnh, doanh nghiệp và các sản phẩm chuyên đề là hết sức cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên, trên thực tế tiến độ thực hiện khá chậm và chưa đồng bộ. Chỉ có khoảng 30% địa phương triển khai thương hiệu du lịch cấp tỉnh. Chúng ta còn lúng túng trong khâu nghiên cứu, nhận diện giá trị cốt lõi, nên hầu hết địa phương chưa lựa chọn được giá trị để nâng tầm thành hình ảnh đặc trưng trong logo (biểu tượng thương hiệu) và slogan (khẩu hiệu) phục vụ quảng bá. "Bởi vậy, chúng ta có những logo rất mờ nhạt, những slogan còn chung chung và kém lôi cuốn".
Thời gian qua nhiều đô thị du lịch liên tục hoàn thiện các năng lực nhằm tạo ra vị thế, chỗ đứng, TS Trần Tự Lực, quyền Trưởng khoa Kinh tế, Trưởng bộ môn Quản trị Kinh doanh - Du lịch, Đại học Quảng Bình nhận xét. Tuy nhiên, hầu hết địa phương mới chỉ liệt kê các sản phẩm du lịch, thể hiện được tiềm năng nhưng không chỉ ra được điểm nhấn. Hơn nữa, sản phẩm du lịch được định vị trên những nền tảng là tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa, dẫn đến nhiều đơn vị du lịch có tính trùng lặp cao, đặc biệt thường xuyên sử dụng trùng lặp các slogan. Bên cạnh đó, dù các địa phương quan tâm củng cố thương hiệu tuy nhiên gặp nhiều khó khăn về nhân lực, tài chính và chính sách.

Cần nguồn vốn xã hội hóa?

TS Nguyễn Thu Hạnh cho rằng có nhiều cách để tạo dựng thương hiệu cho điểm du lịch. Có thể tiếp cận từ bề dày văn hóa, lịch sử khu vực; đặc điểm hình thái của cảnh quan thiên nhiên; cụm di sản kiến trúc hoặc từ chất lượng của dịch vụ du lịch… Tùy theo thế mạnh đặc thù của điểm đến mà chúng ta sẽ lựa chọn cách tiếp cận phù hợp nhất để tạo dựng thương hiệu.
Để xây dựng và triển khai thương hiệu đô thị du lịch địa phương trong cấu trúc của hệ thống thương hiệu du lịch quốc gia, TS Nguyễn Thu Hạnh cho rằng cần nhất là phải xã hội hóa được nguồn vốn xây dựng thương hiệu. Bởi thương hiệu du lịch phục vụ lợi ích cho nhiều ngành kinh tế chứ không chỉ riêng du lịch. "Nên chăng, cần có cơ chế chính sách phù hợp từ Trung ương để có thể kêu gọi nhiều nguồn vốn và khuyến khích xã hội hóa. Có như vậy, việc xây dựng và triển khai thương hiệu mới nhanh được". Bên cạnh đó, do du lịch mang tính liên ngành, đồng bộ rất cao, đòi hỏi Trung ương phải đóng vai trò nhạc trưởng, điều phối mọi hoạt động. Cần xây dựng chiến lược và phương án triển khai cụ thể, tạo ra lợi ích liên ngành, làm cơ sở cho việc phát triển du lịch bền vững.
“Cần xác định rõ giá trị của mình để định vị thương hiệu đúng, trúng, chuẩn", TS Trần Tự Lực nhấn mạnh. Ông khuyến cáo các địa phương tránh đưa ra khẩu hiệu chung chung, hay đưa ra thông tin không đủ để nhấn mạnh, không tạo ra sự khác biệt. "Phải biết hy sinh, biết lựa chọn ra các đặc tính nổi bật nhất để giới thiệu, quảng bá đến khách du lịch và phải làm cho họ thấy được những giá trị du lịch mà chỉ nơi này mới có nhưng nơi khác không có được”.
Theo ông Lực, mỗi đô thị du lịch cần xác định điểm đặc biệt nhất của mình  để tạo ra giá trị thương hiệu. Nếu có sự trùng lặp, cần liên kết tạo ra sản phẩm thương hiệu cho vùng, miền. Định vị thương hiệu du lịch không chỉ gồm hình ảnh, khẩu hiệu, logo, trang web mà gồm các yếu tố thông tin quảng cáo, quan hệ công chúng, marketing... ". Có thể nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của các quốc gia đã phát triển du lịch thành công như Thái Lan, Singapore. Cùng với đó, phải đầu tư hơn về tài chính, có cơ chế chính sách phù hợp, bảo đảm thuận lợi trong việc phát triển, xây dựng thương hiệu. Đồng thời, cũng nâng cao ý thức của người dân và đơn vị kinh doanh du lịch về vai trò ý nghĩa của định vị thương hiệu".

Hạnh Nhung
Link: www.daibieunhandan.vn/chon-dung-gia-tri-cot-loi-de-dinh-vi-thuong-hieu-du-lich-x6tq96gecd-56136
--------------------------------------------------
LIÊN HIỆP KHOA HỌC PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG (STDe)
👉Địa chỉ: Tầng 2, toà nhà An Bình, số 1, ngõ 43 Kim Đồng, Hoàng Mai, Hà Nội
👉Website: dulichbenvung.vn/
👉Facebook: www.facebook.com/dulichbenvung
👉Youtube: www.youtube.com/channel/UCPrhYLUyOc54NFNdhrOrlHQ
 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: