Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

“Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững “Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững
Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học liên ngành". Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học..
"Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành "Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Thành cổ Fatehpur Sikri - tuyệt tác nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ Thành cổ Fatehpur Sikri - tuyệt tác nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ
Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế
Xem Tiếp...
Nơi hội tụ và tỏa sáng của 54 dân tộc Nơi hội tụ và tỏa sáng của 54 dân t

(HNMO)- Tối 19/9, tại sân khấu nổi hồ Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội), chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Phác họa bức tranh thu nhỏ của đất nước Việt Nam tươi đẹp- nhịp sống trẻ trung- vui cùng bầu bạn- hướng về Đại lễ” đã diễn ra tưng bừng và đặc sắc nhân sự kiện khai trương Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam. Đây là một sự kiện văn hóa quan trọng nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
( theo Hà Nội Mới )


Tới dự có các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước: Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước; Nguyễn Ðức Kiên, Phó Chủ tịch QH; Huỳnh Ðảm, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam; Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Ðào Trọng Thi, Chủ tịch Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Giàng Seo Phử, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Hồ Nghĩa Dũng, Bộ trưởng Giao thông vận tải; cùng rất nhiều nhân sỹ, nghệ nhân, các già làng, trưởng bản và đại diện các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Khẳng định khối đại đoàn kết của 54 dân tộc

Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tại khu vực hồ Ðồng Mô - Ngải Sơn, thị xã Sơn Tây (Hà Nội). Ðây là dự án nằm trong chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, đã được triển khai thực hiện từ năm 1997, có tổng diện tích 1.544 ha, gồm 12 dự án thành phần, là trung tâm hoạt động văn hóa mang tính quốc gia, một bảo tàng ngoài trời sống động, tái hiện, giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc Việt Nam. 
 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đọc lời phát biểu và chính thức tuyên bố Khai trương Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đọc bài phát biểu và chính thức tuyên bố khai trương Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiệt liệt chào mừng các đại biểu từ 54 dân tộc anh em đã về dự buổi Lễ long trọng và rất có ý nghĩa hôm nay. Việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể và đầu tư xây dựng Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam là một việc làm thiết thực, biểu hiện sinh động thực hiện chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển văn hoá. Đây là một công trình rất có ý nghĩa, hình thành một trung tâm hoạt động giao lưu văn hoá, thể thao và du lịch tầm quốc gia, là nơi tập trung tái hiện, giữ gìn, phát huy và khai thác các di sản văn hóa truyền thống và đặc sắc nhất của 54 dân tộc anh em; đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, hoạt động văn hoá, thể thao của nhân dân trong nước và du khách quốc tế. Đồng thời, đây cũng là một địa điểm để giới thiệu các giá trị văn hóa nổi tiếng của nhân loại, nơi giao lưu, trao đổi văn hóa giữa Việt Nam với các quốc gia, các nền văn hóa thế giới.

Đến nay, Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã kết thúc giai đoạn I, cơ bản hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung và đưa vào hoạt động một phần Khu các làng dân tộc để chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Theo kế hoạch đã phê duyệt, đến năm 2015, toàn bộ dự án sẽ được hoàn thành đưa vào vận hành và khai thác. 
 

Thủ tướng cũng khẳng định: "Sau ngày hôm nay, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm. Cùng với việc tiếp tục xây dựng, hoàn thiện toàn bộ không gian văn hóa của 54 dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần phối hợp chặt chẽ với các Ban, Bộ, ngành, các địa phương và thành phố Hà Nội chỉ đạo và phối hợp với Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam và các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh công tác xúc tiến, kêu gọi và thu hút đầu tư vào các dự án, các khu chức năng còn lại. Tôi mong rằng thủ đô Hà Nội, các địa phương trong cả nước, các dân tộc anh em trên mọi miền đất nước và đồng bào Việt Nam ở nước ngoài hãy phát huy tốt vai trò chủ thể văn hoá, tiếp tục tham gia tích cực vào việc xây dựng và sáng tạo không gian văn hoá, hoàn thiện cơ chế phối hợp để quản lý khai thác vận hành có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch của các tầng lớp nhân dân, là điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế. Làm tốt việc này sẽ góp phần thiết thực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện tốt lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt... Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt…” (Trích thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam, ngày 19 tháng 4 năm 1946, tại Plâycu)".

Thủ tướng cũng tin tưởng rằng, Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam, “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc anh em trên đất nước ta sẽ phát huy vai trò của một trung tâm hoạt động và giao lưu văn hoá, thể thao, du lịch quốc gia và quốc tế, xứng đáng là địa chỉ tin cậy để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước.
 

Nơi hội tụ và tỏa sáng

Chương trình nghệ thuật chào mừng chủ đề "Phác họa bức tranh thu nhỏ của đất nước Việt Nam tươi đẹp - nhịp sống trẻ trung - vui cùng bầu bạn - hướng về Ðại lễ" đã diễn ra tưng bừng. Một chương trình văn hoá đặc sắc của 54 dân tộc đã hội tụ và toả sáng trên hòn đảo Việt Nam gấm hoa.

Đêm nghệ thuật gồm 3 phần chính: “Ngày hội non nước- Bến xuân”, “Mở cổng làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam”, “Mừng Đại lễ Thăng Long- Hà Nội 1000 năm tuổi”. Mở đầu là phần giới thiệu “Cha Rồng- mẹ tiên” với mục đích khẳng định tất cả người Việt Nam dù là Kinh hay Mường, Bana hay Êđê, Tày hay Thái đều từ một bọc trăm trứng của cha Lạc Long Quân và Mẹ Âu Cơ mà ra, để hôm nay cùng đoàn kết, cùng nắm tay hát khúc “Tình sử Âu Lạc”. Tiếp đó, các nghệ sĩ Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam trong phục mái đình làng biển và trống hội biểu diễn “Vũ khúc Đông Sơn” ngợi ca hào khí của dân tộc Việt Nam. Rồi những hình ảnh thể hiện nét đẹp sinh hoạt văn hóa của từng vùng miền lần lượt được tái hiện qua các tiết mục “Cồng chiêng- Xoang” do đoàn nghệ thuật dân tộc Giẻ Triêng (Tây Nguyên) trình diễn”, “Hò sông nước” “Hò Huế”, “Hò giựt chài” “Lý kéo chài”, “Đường về bản”, “Điệu xòe thương nhau”, vịnh cảnh Hà Nội “đào hồng, đào tuyết”…
 

Kết thúc chương trình là câu chuyện kể về lịch sử Thăng Long- Hà Nội bằng nghệ thuật với tên gọi“Mừng Đại lễ Thăng Long- Hà Nội”. Đó là cảnh đức vua Lý Thái Tổ về thành Đại La, tuyên đọc “Thiên đô chiếu”. Là hình ảnh Thủ đô phát triển với những tòa nhà cao tầng, những đường phố thênh thang, những ruộng đồng bát ngát, những lễ hội rộn ràng. Là những con người Việt Nam thân thiện mặc trang phục truyền thống của 54 dân tộc chào đón bạn bè năm châu đến với Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, đến với đất nước Việt Nam đoàn kết và yêu chuộng hòa bình. 

Tuyết Minh
 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: