Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

“Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững “Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững
Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học liên ngành". Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học..
"Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành "Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Thành cổ Fatehpur Sikri - tuyệt tác nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ Thành cổ Fatehpur Sikri - tuyệt tác nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ
Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế
Xem Tiếp...
HỎI ĐÁP VỀ LUẬT DU LỊCH

Hỏi: Ý nghĩa của việc ban hành Luật Du lịch trong bối cảnh hiện nay?

Trả lời: Du lịch Việt Nam đang phát triển nhanh chóng thu hút sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư, nhiều loại hình dịch vụ du lịch mới ra đời, sự cạnh tranh trong nước và khu vực ngày càng trở nên gay gắt, yêu cầu về phát triển bền vững, vấn đề bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch ngày càng trở nên bức xúc, trước xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ của Việt Nam đòi hỏi phải bổ sung, điều chỉnh nhiều nội dung chưa được quy định trong Pháp lệnh Du lịch hoặc đã trở nên bất cập, cần nâng tầm của văn bản lên thành Luật Du lịch.

Việc ban hành Luật Du lịch đã đáp ứng được yêu cầu thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cũng như đáp ứng được nhu cầu phát triển thực tiễn và tiến trình hội nhập của Việt Nam.

 

Hỏi: Trong quá trình soạn thảo và xây dựng Luật Du lịch, những vấn đề cốt yếu nào được quan tâm để đảm bảo Luật Du lịch sẽ thể hiện đầy đủ quan điểm chỉ đạo của Đảng ta về phát triển du lịch?

Trả lời: Trong quá trình soạn thảo Luật Du lịch, quan điểm phải tạo ra những bước đột phá trong phát triển du lịch, dùng du lịch như một công cụ để kích thích đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở những vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế và mọi người dân tham gia hoạt động du lịch và được hưởng những lợi ích hợp pháp từ các hoạt động đó luôn được giữ vững. Đồng thời, phát triển du lịch phải đảm bảo nguyên tắc bền vững, tài nguyên du lịch, môi trường du lịch phải được bảo vệ, tôn tạo, đảm bảo an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia.

 

Hỏi: Những điểm mới nào trong Luật Du lịch sẽ có tác dụng tạo ra những chuyển biến căn bản trong phát triển du lịch của nước ta?

Trả lời: Với những chính sách cơ bản được quy định trong Điều 6 Luật Du lịch như Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân đầu tư vào một số lĩnh vực trong du lịch; làm rõ hơn các lĩnh vực Nhà nước thực hiện và những lĩnh vực Nhà nước hỗ trợ để phát triển du lịch, trong đó chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, công tác xúc tiến, quảng bá quốc gia, bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch; cho phép thành lập quỹ hỗ trợ phát triển du lịch... nếu được triển khai tốt sẽ góp phần tạo ra bước đột phá trong thu hút đầu tư phát triển du lịch.

Các quy định mới về việc xác định tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, quy hoạch du lịch, việc công nhận và quản lý khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch, bổ sung ngành nghề kinh doanh khu du lịch, điểm du lịch sẽ có tác động tích cực đến việc hình thành sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn của Việt Nam, bảo đảm nguyên tắc phát triển du lịch bền vững.

Vấn đề xã hội hoá trong lĩnh vực du lịch được quan tâm hơn thông qua các chính sách khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển du lịch, khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia và được hưởng lợi ích từ các hoạt động du lịch.

Trong phần kinh doanh du lịch, việc bổ sung quy định về đại lý lữ hành, hợp đồng lữ hành; tiêu chuẩn hoá các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, quy định các điều kiện đối với phương tiện vận chuyển khách du lịch nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ, nâng cao tính chuyên nghiệp của du lịch Việt Nam.

 

Hỏi: Một trong những nét đáng chú ý trong Luật Du lịch là sự tôn trọng và đảm bảo quyền lợi của khách du lịch được nêu lên rõ hơn. Những điều khoản cụ thể  nào trong bộ luật thể hiện điều này?

Trả lời: Có khách du lịch thì mới có các hoạt động du lịch. Chính vì vậy, nhiều nội dung trong Luật Du lịch được quy định để bảo vệ quyền lợi chính đánh đáng cho khách. Các quy định về kinh doanh lữ hành, lưu trú, vận chuyển, kinh doanh các dịch vụ du lịch khác cũng đều với mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo đảm chất lượng, số lượng dịch vụ như đã cam kết với du khách, tương xứng với số tiền mà khách du lịch đã chi trả. Bên cạnh những quy định gián tiếp đó, có bổ sung những điều khoản trực tiếp thể hiện rõ quan điểm của Nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền lợi của khách du lịch như Điều 35 về “Quyền của khách du lịch”, Điều 37 về “Bảo đảm an toàn cho khách du lịch”, Điều 50, khoản 2 “Phải mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài”, Điều 86 về “Giải quyết yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch”, đặc biệt nội dung cuối cùng là một điểm mới rất được hoan nghênh của Luật Du lịch. Với những nội dung này khách du lịch nội địa và quốc tế sẽ yên tâm hơn khi đi du lịch.

 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: