Advertisement
  • English
  • Vietnamese

TIN HOẠT ĐỘNG - STDe

“Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững “Chữa lành với thiên nhiên” để phát triển du lịch bền vững
Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học liên ngành". Tọa đàm "Chữa lành với thiên nhiên: Góc nhìn và đóng góp của khoa học..
"Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành "Chữa lành với thiên nhiên": Góc nhìn từ khoa học liên ngành
Xem Tiếp...

Tin du lịch

Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế Chiêm ngưỡng những tòa nhà cao nhất thế giới với kiến trúc nguy nga, bề thế
Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland Chiêm ngưỡng nhà thờ Hallgrimskirkja, kiến trúc độc đáo ở thủ đô của Iceland
Xem Tiếp...
Xuất hiện xu hướng du lịch mới hậu Covid-19
Xuất hiện xu hướng du lịch mới hậu Covid-19

19/5/2020

      Du lịch là ngành đầu tiên rơi vào trạng thái tê liệt vì dịch Covid-19 nhưng cũng được kỳ vọng sẽ phục hồi sớm nhất. Những tổn thất của thời kỳ dịch bệnh sẽ tạo nên những xu hướng mới làm thay đổi ngành công nghiệp không khói này.
“Trong nguy có cơ”
         Đại dịch Covid-19 gây thiệt hại nặng nề với thế giới và Việt Nam, trong đó ngành du lịch được coi là chịu thiệt hại lớn nhất.
Vài tháng qua, gần như toàn bộ doanh nghiệp du lịch Việt Nam ngừng hoạt động, hàng trăm nghìn lao động đã ngừng nghỉ toàn bộ hoặc từng phần công việc. Theo đánh giá từ các công ty du lịch, hiện chưa thể xác định được thời điểm phục hồi của ngành du lịch nhưng chắc chắn ngành này sẽ thay da đổi thịt với việc xuất hiện những xu hướng mới, đột phá. Tại tọa đàm “Tư duy đột phá cho du lịch hậu Corona” sáng 16.5, Chủ tịch Liên hiệp Khoa học phát triển du lịch bền vững (STDe), TS. Nguyễn Thu Hạnh khẳng định, những hệ lụy của dịch bệnh lên tâm lý và nền kinh tế sẽ tạo ra một số xu hướng mới trong việc lập kế hoạch, lựa chọn và tổ chức chuyến đi của du khách.
 

 
Du lịch gia đình là một trong những lựa chọn hàng đầu của xu thế du lịch hiện nay
Nguồn: ITN
        Theo TS. Nguyễn Thu Hạnh, thông điệp rút ra sau đại dịch là sức khỏe và sự bình an, bởi “tiền tài không mua được sinh mạng, lợi ích không mua được sức khỏe”. “Trong nguy có cơ”, bên cạnh những giá trị tinh thần có được sau đại dịch, con người có cơ hội được du lịch sinh thái thiên nhiên, du lịch thế giới ảo và du lịch trở về với chính mình. Đây là cách thức kinh doanh nhiều doanh nghiệp đã nhìn thấy và nắm bắt. “Covid - 19 là cơ hội để chúng ta thay đổi tư duy vốn đã lạc hậu, về cách thức, mô hình khai thác tài nguyên. Trên cơ sở nhận diện thông điệp, cơ hội mà Covid-19 mang lại, chúng ta biết được con người cần gì, muốn gì, tâm lý ra sao, để xây dựng sản phẩm nhằm đáp ứng, thậm chí đi trước nhu cầu khách du lịch”, bà Hạnh nói.
       Nhận thấy môi trường thiên nhiên là yếu tố quyết định sức khỏe con người thời hậu Covid-19, STDe cho rằng, hầu hết con người cần an toàn tính mạng và sức khỏe cho bản thân và gia đình, do đó xuất hiện 2 xu hướng: du lịch 4.0 và 0.4. “4.0 sử dụng công nghệ kết nối nhiều giá trị, giúp khách du lịch chỉ cần ở trong phòng mà vẫn được hưởng thụ các nhu cầu vật chất và tinh thần, trở thành xu hướng chỉ đạo. Song song với nó, 0.4 là xu hướng trở về thiên nhiên hoang dã, không có sự can thiệp của con người; cũng có thể hiểu đây là nhu cầu du lịch xanh, sử dụng những nguyên liệu tự nhiên, không khai thác tài nguyên nhiên nhiên”.
     Các nhà khoa học của STDe phân tích, dù đưa ra ý tưởng nào thì xu hướng đó phải nuôi sống được ngành, không quá xa vời. Với trạng thái bình thường mới, tiếp cận xu hướng 0.4 mới là chủ đạo, bởi nó có 2 trụ cột là du lịch chậm và du lịch cống hiến. Lâu nay chúng ta đang dịch chuyển từ đi du lịch hưởng thụ sang du lịch trải nghiệm, nhưng về cơ bản chủ yếu giải quyết 2 mối quan hệ là con người với tự nhiên và con người với con người. Lâu nay, du lịch theo tâm thế khai thác các giá trị tự nhiên để phục vụ nhu cầu lợi ích cá nhân. Nếu theo du lịch 0.4, khách đến ngoài việc chỉ để lại dấu chân còn giúp môi trường du lịch phục hồi tốt hơn, nhanh hơn và có định hướng hơn.
Ưu tiên điểm đến gần, ngắn ngày

     Đồng tình với quan điểm của STDe, PGS.TS. Phạm Hồng Long, Trưởng khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội cho hay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, chúng ta đang đối diện với các vấn đề đương đại như biến đổi khí hậu, môi trường, sức khỏe... Du lịch vì thế sẽ xoay chuyển theo chiều hướng: du lịch theo nhóm nhỏ, theo cá nhân, gia đình... Các loại hình du lịch bao gồm du lịch sức khỏe (yoga, thiền, sinh thái, nghỉ dưỡng...), kéo theo sự xuất hiện các khu du lịch sức khỏe, hoặc nhu cầu đến những điểm tránh tập trung đông người. Như vậy, có thể hình dung du lịch thế giới sẽ còn rất lâu mới có thể phục hồi để trở lại trạng thái bình thường, dự kiến trong khoảng 12 - 18 tháng nữa. Vì vậy, du lịch nội địa vẫn là cần thiết được chú trọng và kích cầu.
       Từng khảo sát nhu cầu khách du lịch thời điểm này, Giám đốc điều hành Lux Travel Ngô Tiến Đức cũng cho biết, xuất phát từ tâm lý lo ngại dịch bệnh, sợ môi trường du lịch chưa an toàn, thói quen của khách du lịch cũng bị ảnh hưởng qua tiêu dùng, ăn uống, phương thức mua sắm. “Thay vì đi các tour sang chảnh, dài ngày, thời điểm này khách du lịch nên sử dụng tour ngắn ngày, siêu tiết kiệm, siêu khuyến mại. Tại các điểm đến, ẩm thực an toàn, thực dưỡng, bảo đảm là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam có nhu cầu cao hơn khi mua tour du lịch online thay cho offline trước đây”. Hay cũng là gói kích cầu du lịch nội địa, “doanh nghiệp hướng đến các thiết kế “ngon bổ rẻ”, nhằm đáp ứng nhu cầu của đại đa số khách hàng. Chúng tôi đang áp dụng app du lịch công nghệ Team building 4.0, nhằm giảm thiểu tập trung quá đông người trên một địa điểm, giảm chi trả phí cho lao động dịch vụ. Khách du lịch chỉ cần chi trả 200 - 300.000 đồng hoặc 500 - 600.000 đồng cho mỗi gói sản phẩm phù hợp”, Giám đốc Pys Travel Trần Sĩ Sơn bổ sung.
        Theo các doanh nghiệp du lịch, các gói sản phẩm đề xuất thời điểm này xem xét dựa trên các điều kiện: Có khách, có doanh thu, có lợi nhuận, phát triển bền vững. Đồng thời, sản phẩm được nghiên cứu cũng tính đến sự sáng tạo, linh hoạt, hạn chế thấp nhất rủi ro, mạo hiểm. Ngành du lịch các địa phương cũng cần đầu tư nhiều hơn cho công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng chân dung du khách mục tiêu để kịp thời nắm bắt các thay đổi của xu hướng thị trường cũng như phác họa được các đặc tính hành vi của du khách mục tiêu; qua đó phục vụ hiệu quả hơn cho việc đa dạng hóa thị trường, công tác truyền thông và phát triển sản phẩm của địa phương nói riêng và trên toàn quốc nói chung.
 
Hương Sen
 
Ý KIẾN CHIA SẺ
Tên của bạn:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung: